Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Giam định nhiễm săc thể khi đã từng thai lưu

Về vấn đề sảy thai, thai chết lưu là Tình trạng xảy ra rất thông thường khi thai phụ. Điều này làm cho hầu hết mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết cần thiết làm thế nào khi mang thai ở lần kế tiếp.Và theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, nếu như trước kia mẹ bầu bị sảy thai hay thai chết lưu do mắc phải các vấn đề ở nhiễm sắc thể; thì khi có ý định mang thai thêm lần nữa cần phải tiến hành làm xét nghiệm này. ≫>xét nghiệm adn bao nhiêu tiền

Giám nghiệm nhiễm săc thể khi từng sảy thai

Nguyên nhân dẫn đến sảy thai, thai lưu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu do chính bản thân người mẹ và thai nhi. Hơn 60% trường hợp sảy thai tự nhiên là hậu quả do người mẹ hoặc bố mang nhiễm sắc thể dị dạng, khoảng 50% do di truyền, khoảng 15% do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, dị dạng giải phẫu, cổ tử cung hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to.
Những người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt và hội chứng đa nang có nguy cơ bị sảy thai sớm cao hơn. Môi trường ô nhiễm và các chất độc hại, chất kích thích như ma túy, rượu, thuốc lá, cà phê và căng thẳng có thể gây hại cho thai nhi và gây sảy thai.
Nguyên nhân gây ra sảy thai, thai chết lưu có thể là do thai phụ mắc các bệnh lý mãn tính như viêm thận, suy gan, huyết áp cao..., các bệnh nội tiết, nhiễm độc thai nghén, nhiễm các bệnh kí sinh trùng như sốt rét ác tính, nhiễm virus, tử cung dị dạng hoặc kém phát triển... Ngoài ra, độ tuổi của thai phụ quá lớn, từ 40 tuổi trở lên và thai phụ có chế độ dinh dưỡng kém, thường xuyên lao động nặng nhọc cũng có nguy cơ gây ra thai chết lưu.
Một số lý do thai nhi dị dạng, rối loạn nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, đa thai,... Và nguyên nhân bất thường từ phần dây rốn, bánh rau hay nước ối cũng nằm trong những nguyên nhân có thể dẫn đến thai lưu.
Tuy vậy, trong 1⁄4 trường hợp, nguyên nhân sảy thai, thai chết lưu không xác định được và khoảng 20- 50% số trường hợp thai lưu không tìm thấy nguyên nhân. Những nguyên nhân dẫn đến sảy thai và thai lưu thường là những nguyên nhân khách quan và thai phụ không hề mong muốn.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể để mang thai an toàn lần tiếp theo
Cách tốt nhất để có thể biết được thai nhi khỏe mạnh hay không chính là dựa vào kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể khi mang thai. Theo PGS.TS Phan Thị Hoan - BV Đa khoa Medlatec, không ít người vẫn chưa hiểu đúng về xét nghiệm nhiễm sắc thể. Nhiều bà bầu có chỉ định chọc ối vì thai có nguy cơ cao bị dị tật nhưng do thấy kết quả siêu âm không có dấu hiệu khác thường và lo sợ chọc ối sẽ sảy thai nên con sinh ra sau vẫn bị Down.
Bác sĩ Hoan cho biết xét nghiệm nhiễm sắc là xét nghiệm để phân tích những nhiễm sắc thể ở người để biết được có nhiễm sắc thể đột biến hay không? Bộ nhiễm sắc ở người 46 nhiễm sắc thể chia làm 23 cặp. Trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và cặp số 23 là nhiễm sắc thể giới tính. Ở Nam giới là XY và ở nữ giới là xy. Khi xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ chúng ta sẽ xác định được các bộ nhiễm sắc thể đột biết về cả số lượng và cấu trúc.
Vì vậy lời khuyên tốt nhất đối với những trường hợp vợ chồng bị hiếm muộn, từng bị sảy thai hay thai lưu hoặc là có những bất thường về sinh sản mà không rõ nguyên nhân... Thì làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, là việc làm cần thiết và nên tiến hành nhanh chóng.

Nên làm gì khi có kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể?
Nếu mẹ bầu mang thai trong những trường hợp sau thì cần phải thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể, để có thể đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và hạn chế hiện tượng sảy thai, thai chết lưu: Mang thai khi bước sang tuổi 38; có tiền sử sảy thai, thai chết lưu; từng sinh con bị dị tật; trường hợp đã làm sàng lọc trước sinh, qua siêu âm thai nhi nghi ngờ, phát hiện thai nhi có dị tật...
Ngoài ra trong gia đình đã có người bị dị tật, có tiền sử sinh con bị dị tật thì những người còn lại nên tiến hành làm xét nghiệm nhiễm sắc thể trước khi kết hôn.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, cho thấy có sự bất thường thì không cần quá lo lắng vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Tùy theo đột biến nhiễm sắc thể ở dạng nào, bác sĩ sẽ tư vấn và tiên lượng về khả năng sinh sản sau này.
Trường hợp phát hiện sự bất thường thì bác sĩ sẽ cho mẹ thực hiện chọc ối. Bệnh nhân sẽ thường được chọc ở tuần 17 của thai kỳ để biết được các dị tật bẩm sinh.
Nguồn: sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét