Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Chia sẻ quá trình phát triển của thai ba tháng đầu

Ngay sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, một quá trình phức tạp nhưng có thể dự đoán được diễn ra để hình thành nên một em bé. Mặc dù là mang thai 3 tháng đầu tuy nhiên thai nhi vẫn sẽ có những phát triển nhất định

Tìm hiểu quá trình phát triển của thai 3 tháng đầu

1. Tuần thứ 1 và 2: Chuẩn bị

Tuần đầu hoặc tuần thứ hai của thai kỳ không hề có sự mang thai nào hết.
Sự thụ tinh thường diễn ra vào thời điểm sau hai tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu. Theo quy ước, ngày dự sinh sẽ được tính sau 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, có nghĩa là thời gian của kỳ kinh cũng được tính vào thời gian mang thai, dù trên thực tế sự thụ tinh có thể còn chưa xảy ra.

2. Tuần thứ 3: Thụ thai

Trứng sau khi được tinh trùng thụ tinh sẽ trở thành hợp tử ở vòi fallop. Nếu chỉ có một trứng được thụ tinh sẽ chỉ tạo thành một hợp tử, nếu có hơn một trứng chín và được thụ tinh hoặc trứng được thụ tinh phân chia làm hai thì sẽ có nhiều hơn một hợp tử.
Hợp tử có thành phần di truyền gồm 46 nhiễm sắc thể, trong đó 23 nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ cha và 23 nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ mẹ. Những nhiễm sắc thể này sẽ quy định giới tính cũng như các đặc điểm về sinh học và ngoại hình của đứa trẻ.
Ngay sau khi được thụ tinh, hợp tử sẽ dần di chuyển theo vòi fallop để vào buồng tử cung và trong lúc đó, nó cũng tiến hành phân chia để tạo thành phôi.

3. Tuần thứ 4: Làm tổ

Túi phôi phân chia nhanh và bắt đầu ăn sâu vào niêm mạc tử cung để làm tổ.
Bên trong túi phôi, nhóm tế bào bên trong phát triển thành phôi thai, còn lớp tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai - bộ phận chịu trách nhiệm nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.
Túi phôi phân chia nhanh và bắt đầu ăn sâu vào niêm mạc tử cung để làm tổ

4. Tuần thứ 5: Nồng độ nội tiết tố tăng lên

Tuần thứ 5 của thai kỳ (tương đương tuần thứ 3 sau khi thụ tinh), nồng độ nội tiết tố HCG (được sản xuất từ túi phôi) tăng lên nhanh chóng. Sự tăng lên của HCG là tín hiệu để buồng trứng ngừng giải phóng trứng và tiết ra nhiều nội tiết tố estrogen và progesterone hơn. Nồng độ các nội tiết tố estrogen và progesterone tăng lên làm chu kỳ kinh nguyệt dừng lại (mất kinh - dấu hiệu kinh điển của có thai), và kích thích nhau thai phát triển.
Phôi thai giờ đây có ba lớp. Lớp ngoại bì sẽ phát triển thành da, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt và tai trong của em bé. Lớp trung bì sẽ hình thành tim và hệ tuần hoàn, xương, dây chằng, thận và phần lớn hệ sinh dục của em bé. Lớp nội bì sẽ hình thành phổi và ống tiêu hóa. Vào thời điểm này các mẹ có thể đi khám siêu âm độ mờ da gáy cho thai nhi.

5. Tuần thứ 6: Ống thần kinh đóng lại

Thai nhi phát triển nhanh trong tuần này. Chỉ sau bốn tuần từ khi thụ tinh, ống thần kinh ở phía lưng của thai nhi bắt đầu đóng lại. Não và tủy sống của thai nhi phát triển từ ống thần kinh. Tim và các cơ quan nội tạng khác cũng bắt đầu thành hình.
Các cấu trúc cần thiết cho sự phát triển của mắt và tai cũng phát triển. Các chồi nhỏ xuất hiện sau này sẽ thành cánh tay của em bé. Thân thai nhi bắt đầu có hình dạng cong như chữ C.

6. Tuần thứ 7: Đầu thai nhi phát triển

Tuần thứ 7 của thai kỳ (tương đương 5 tuần sau thụ tinh), não và mặt của thai nhi phát triển lớn lên. Những chỗ lõm mà sau này trở thành lỗ mũi của em bé đã có thể nhìn thấy. Võng mạc dần bắt đầu hình thành.
Những chồi mà sau này trở thành chi dưới xuất hiện. Chồi cánh tay xuất hiện ở tuần trước giờ có hình dạng như mái chèo.

7. Tuần thứ 8: Mũi thai nhi hình thành

Tuần thứ 8 của thai kỳ (tương đương 6 tuần sau thụ tinh), chồi chi dưới đã có hình dạng mái chèo. Các ngón tay bắt đầu hình thành. Những bộ phận sau này trở thành tai và mắt đã thấy được rõ ràng. Môi trên và mũi đã thành hình. Cổ và thân mình bắt đầu duỗi thẳng.
Đến cuối tuần thứ 8, thai nhi có chiều dài khoảng 11 tới 14 mm.

8. Tuần thứ 9: Ngón chân thai nhi xuất hiện

Ở tuần thứ 9 của thai kỳ (tương đương 7 tuần sau thụ tinh), cánh tay thai nhi phát triển và khuỷu tay xuất hiện. Các ngón chân đã có thể nhìn thấy và mí mắt hình thành. Đầu thai nhi khá lớn nhưng phần cằm của thai nhi vẫn chưa hoàn thiện.
Đến cuối tuần thứ 9, thai nhi có chiều dài khoảng từ 16 tới 18 mm.

9. Tuần thứ 10: Khuỷu tay thai nhi gập lại

Đến tuần thứ 10 của thai kỳ (tương đương 8 tuần sau thụ tinh), đầu của thai nhi trở nên tròn hơn.
Đến thời điểm này thai nhi đã có thể gập khuỷu tay. Các ngón chân và ngón tay không còn màng nữa và trở nên dài hơn. Mí mắt và tai ngoài tiếp tục phát triển. Dây rốn có thể nhìn thấy rõ ràng.

10. Tuần thứ 11: Bộ phận sinh dục thai nhi phát triển

Khi bắt đầu tuần thứ 11 của thai kỳ (tương đương tuần thứ 9 sau thụ tinh), đầu thai nhi có độ dài bằng khoảng một nửa tổng chiều dài của thai nhi, tuy nhiên phần thân thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng.
Em bé mới chính thức được miêu tả bằng từ “thai”. Khuôn mặt của thai nhi rộng ra, hai mắt tách xa nhau, mí mắt nhắm lại. Mầm răng tương lai xuất hiện. Hồng cầu bắt đầu hình thành trong gan thai nhi. Đến cuối tuần thứ 11, bộ phận sinh dục ngoài bắt đầu phát triển (để trở thành dương vật với thai nam, hoặc thành âm vật và môi lớn với thai nữ).
Chiều dài thai nhi giờ khoảng 50 mm và nặng khoảng 8 g.

11. Tuần thứ 12: móng tay hình thành

Tuần thứ 12 của thai kỳ (tương đương tuần thứ 10 sau thụ thai), móng tay của thai nhi dần xuất hiện. Khuôn mặt thai nhi cũng phát triển hơn, trông rõ ràng hơn. Hệ thống ruột cũng phát triển hơn trong bụng thai nhi. Thai nhi bắt đầu có những cử động tự thân.
Đến thời điểm này thai nhi dài khoảng 61 mm và nặng khoảng 14 g.
Trong thời kỳ mang thai đặc biệt là ba tháng đầu, người mẹ mang thai cần bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách tiêm phòng đầy đủ các vacxin để phòng tránh bệnh giúp thai kỳ khỏe mạnh. Đặc biệt cần phải thực hiện sàng lọc trước sinh không xâm lấn để tìm ra những bất thường thai kỳ.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Mẹ bầu cần siêu âm tim bẩm sinh trong thai kỳ vì sao ?

Siêu âm tim bẩm sinh giúp phát hiện các dị tật tim thai nhi (nếu có). Do đó, tất cả các sản phụ nên thực hiện xét nghiệm này theo chỉ định của bác sỹ.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh là 0,8 – 1%. Trong đó, dị tật tim nặng cần can thiệp ngay sau sinh chiếm đến 25%. Tuy nhiên, hầu hết các tật tim hiện tại đều có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn và đưa trẻ về cuộc sống bình thường nếu chọn đúng thời điểm can thiệp. Do đó, siêu âm tim bẩm sinh chính là giải pháp giúp phát hiện các dị tật về tim ngay từ sớm.

Mẹ bầu nên siêu âm tim bẩm sinh trong thai kỳ vì sao ?

1. Vì sao mẹ nên thực hiện siêu âm tim thai nhi?

Bệnh tim bẩm sinh (CHD) là tình trạng bất thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, có khả năng gây tử vong cao. Nhiều trường hợp thai nhi có dị tật tim phức tạp thường tử vong trong mang thai 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên dù bé có thể ra đời thì cũng chịu nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ như: chậm tăng cân, nhiễm trùng hô hấp thường xuyên (viêm phế quản, viêm phổi), tim đập nhanh… Lúc này, trẻ thường phải điều trị bằng phẫu thuật, thuốc men và nặng hơn là ghép tim. Một số trẻ không thể điều trị dứt điểm mà cần phải theo dõi và điều trị suốt đời.
Với sự phát triển của khoa học và y tế, siêu âm tim bẩm sinh bằng các phương pháp siêu âm 2D - 3D – 4D tim thai (STIC), siêu âm Doppler màu… có thể phát hiện các dị tật bất thường. Bên cạnh đó, các phương pháp này còn mang đến những lợi ích tuyệt vời khác cho cả bé và ba mẹ:
Siêu âm tim giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh. 
Với chẩn đoán sớm, gia đình có thể chuẩn bị chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh và về sau.
Giúp bố mẹ ổn định cảm xúc và chuẩn bị tài chính để chăm sóc cho trẻ.
Siêu âm tim bẩm sinh là xét nghiệm cần thiết mà mọi sản phụ đều nên thực hiện.

2. Đâu là thời điểm thích hợp để siêu âm tim thai nhi?

Trong hầu hết trong các trường hợp, siêu âm tim bẩm sinh thường cho kết quả chính xác vào tuần thứ 17 và 18 hoặc trễ hơn của thai kỳ. Với một số thiết bị siêu âm hiện đại ngày nay, việc siêu âm tim có thể thực hiện sớm hơn, khoảng vào tuần thứ 12. Tuy nhiên, dù đã thực hiện việc siêu âm tim thai phụ vẫn sẽ được yêu cầu siêu âm lại sau một vài tuần. Điều này giúp đảm bảo kết quả sẽ được chính xác hơn cũng như có khả năng sàng lọc dị tật thai nhi khác.

3. Siêu âm tim bẩm sinh được thực hiện như thế nào?

Có 2 hình thức siêu âm tim thai là siêu âm bụng. Cách thức thực hiện như sau:
  • Siêu âm bụng: Đây là hình thức siêu âm phổ biến nhất để đánh giá tim thai nhi. Phần gel bôi vào bụng mẹ, kế tiếp đầu dò siêu âm được đặt nhẹ nhàng trên bụng mẹ và chụp ảnh. Xét nghiệm này không gây đau đớn và không gây hại cho em bé. Thời gian thực hiện xét nghiệm này mất trung bình 45 phút 120 phút tùy thuộc vào độ phức tạp của tim thai.
  • Siêu âm nội tiết: Siêu âm này thường được áp dụng khi gia đình hoặc mẹ muốn biết sớm về tình trạng tim thai. Một đầu dò siêu âm nhỏ được đưa vào âm đạo và tựa vào phía sau âm đạo. Tiếp đến, đầu dò sẽ chụp hình tim thai nhi.
Thông qua việc siêu âm tim thai, mẹ có thể biết được tim của bé có đang bị bất thường gì không.

4. Siêu âm tim bẩm sinh được chỉ định cho những trường hợp nào?

Tất cả thai phụ đều cần thực hiện siêu âm tim cho thai nhi, đặc biệt là các trường hợp sau đây:
- Người mẹ có tiền sử mắc các bệnh như: 
  • Tiểu đường, 
  • Rối loạn tự miễn dịch như lupus ban đỏ hệ thống (SLE) hoặc hội chứng Sjogren's
  • Sử dụng thuốc, ví dụ, thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống loạn thần như lithium.
  • Tim mạch.
  • Anh hoặc chị của bé có tiền sử bệnh tim.
  • Thai nhi xuất hiện các khiếm khuyết cấu trúc trong các hệ thống khác.
  • Thai nhi bị nhiễm trùng
  • Phát hiện thai nhi bị tăng trưởng chậm (Intrauterine growth restriction – IUGR) trong 3 tháng giữa của thai kỳ.

5. Cần làm gì sau khi siêu âm tim thai?

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, thai phụ sẽ được yêu cầu quay lại để theo dõi siêu âm tim thai và các xét nghiệm cần thiết khác cho đến khi sinh. Nếu tìm thấy dị tật bất thường, bác sĩ tim mạch nhi khoa sẽ chụp ảnh bổ sung và giải thích tình trạng hiện tại của thai nhi, bao gồm:
  • Dị tật có ảnh hưởng đến thai nhi trước khi sinh không?
  • Sản phụ có cần phải chuyển ngay sau khi sinh không?
  • Bé có cần phẫu thuật tim sau khi sinh hay không? 
Bên cạnh siêu âm tim bẩm sinh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác như:
  • Siêu âm thai chuyên sâu.
  • MRI thai nhi.
  • Tư vấn di truyền.
  • Tư vấn kiểm soát thai kỳ.
  • Chọc dò ối.
Tư vấn các vấn đề mà ba mẹ cần chuẩn bị nếu bé đang có nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh: Những nguy hiểm thường gặp, cách chăm sóc, chi phí… khi nuôi dưỡng trẻ bị bệnh tim.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Một vài xét nghiệm thai cần làm khi được 12 tuần tuổi

Thai nhi 12 tuần tuổi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và là giai đoạn thích hợp để thực hiện những xét nghiệm khi mang thai cơ bản để xác định có hay không các dị tật ở thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ. Có nhiều xét nghiệm mà bà mẹ nào cũng cần phải làm khi em bé 12 tuần tuổi.

Những xét nghiệm thai cần làm khi được 12 tuần tuổi

Trong thai kỳ cần xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh bởi đây là hai hệ nhóm máu có vai trò rất quan trọng trong việc truyền máu.
Một hiện tượng tuy hiếm gặp đó là sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con dẫn đến hiện tượng tán huyết gây nguy hiểm cho em bé. Yếu tố Rhesus (Rh) là một kháng nguyên hay protein nằm trên bề mặt của hồng cầu. Kháng nguyên D sẽ quyết định đến yếu tố Rh. Nếu một người có kháng nguyên D nghĩa là người đó mang Rh dương. Và ngược lại khi không có các kháng nguyên D tức là Rh âm. Khi người mẹ có Rh âm tiếp xúc với máu của con Rh dương, lập tức mẹ sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch. Lúc đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể anti D để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh dương của em bé xâm nhập vào cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh dương thì các kháng thể anti D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết. Nếu em bé sơ sinh bị bệnh Rhesus (tán huyết) không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Xét nghiệm công thức máu khi thai 12 tuần tuổi

Xác định số lượng hồng cầu để sớm phát hiện người mẹ có bị thiếu hụt máu hay không nhằm đưa ra những lời khuyên hợp lý trong quá trình mang thai cũng như có kế hoạch cho thời kỳ sinh nở.
Xác định số lượng bạch cầu (bạch cầu đơn, lymphocytes, bạch cầu trung tính, basophils và eosinophils) để chẩn đoán tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng ở người mẹ.
Tìm ra số lượng tiểu cầu giúp phát hiện khả năng đông máu của bà mẹ, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình chuyển dạ sinh con.
Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm khi thai 12 tuần tuổi

3. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm khi thai 12 tuần tuổi là thực hiện các xét nghiệm phát hiện những bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con như xét nghiệm HIV, bệnh lậu, giang mai, viêm gan B, Chlamydia... Theo các nghiên cứu cho thấy, khoảng 50- 60% các bệnh lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu do trong quá trình chuyển dạ, khi đứa trẻ chào đời bằng phương pháp sinh thường sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ - thai nhi. Ngoài ra đối với những trường hợp khó sinh bộ phận của người mẹ bị tổn thương thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.

4. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai 12 tuần

Xét nghiệm nước tiểu nên được tiến hành định kỳ trong thai kỳ nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng hay hoạt động hằng ngày. Vấn đề thừa đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng có thể kèm theo bệnh cao huyết áp làm người mẹ có nguy cơ tiền sản giật.

5. Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test


Xét nghiệm Double test và Triple test được thực hiện đơn giản bằng cách lấy máu của người mẹ
Double Test, Triple Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh giúp phát hiện và tầm soát nguy cơ dị tật ở thai nhi. Đây là các xét nghiệm không xâm lấn và dễ thực hiện.
Xét nghiệm Double test giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh của của nhóm hội chứng Down, Ba nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) hay 18 (Trisomy 18). Được thực hiện bằng cách lấy máu mẹ kết hợp với kết quả đo độ mờ da gáy khi siêu âm xác định nguy cơ thai nhi mắc bệnh. Trong trường hợp Double Test tìm ra nguy cơ dị tật bẩm sinh thì cần tiến hành sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai. Nếu thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới, người mẹ cần thực hiện Triple test ở quý II của thai kỳ để xác định nguy cơ dị tật chắc chắn hơn
Xét nghiệm Triple test được làm ở quý II của thai kỳ (khoảng từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 22) nhằm phát hiện các thai có nguy cơ mắc hội chứng Down, dị tật ống thần kinh ở não hay tủy sống và dị tật ba nhiễm sắc thể 18. Xét nghiệm này nhằm khẳng định lại xét nghiệm Double Test thông qua 3 chỉ số: hCG, AFP và Estriol.
Sự khác nhau Double test và Triple test là Double test giúp phát hiện sớm nguy cơ bị Down, còn Triple test xác đinh có nguy cơ thai có bị dị tật ống thần kinh hay không.
Trong trường hợp Double test và Triple test cho kết quả là nguy cơ cao thì sẽ tiến hành chọc ối giúp xét nghiệm xem chính xác có bị thai Down hay không.

6. Xét nghiệm Rubella IgM và IgG

Mục tiêu xét nghiệm là để tìm ra kháng thể Rubella IgG và Rubella IgM khi phụ nữ mang thai. Nếu nhiễm Rubella lần đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị Rubella bẩm sinh biểu hiện bằng các triệu chứng mù, điếc, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh lên đến 90%. Do đó, việc xét nghiệm sớm sẽ giúp phát hiện sớm Rubella ở mẹ, tránh những biến chứng gây nguy hiểm cho thai nhi.
Ngoài những xét nghiệm điển hình kể trên, còn có một số khác như xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ, dung nạp đường huyết, sàng lọc dị tật thai nhi...

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Thai phụ thai đôi suýt chết khi vỡ thai ngoài tử cung

15 phút chạy đua “báo động đỏ nội viện”, các Bác sĩ bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã kịp thời phẫu thuật cứu sống sản phụ mang song thai 5 tuần (mang thai 3 tháng đầu ) bị vỡ thai ngoài tử cung mất hơn 2,3 lít máu, hiếm gặp.

Thai phụ mang thai đôi suýt chết khi vỡ thai ngoài tử cung

Thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, các Bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật thành công trường hợp hy hữu, sản phụ mang thai đôi ngoài tử cung bị vỡ.
Thai phụ H.T.M.N (1985, ngụ TP.HCM) nhập viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, mạch và huyết áp không đo được, đau bụng dữ dội trong khi đang mang thai được 5 tuần.
Qua thăm khám và siêu âm, các BS phát hiện một thai sống trong tử cung, cùng một lượng máu nhiều trong ổ bụng, nghi ngờ bị sốc giảm thể tích do xuất huyết nội lương nhiều.
Nhận thấy tình trạng nguy hiểm, nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Ê kíp trực cấp cứu lập tức kích hoạt quy trình “báo động đỏ nội viện”. Nhận được tín hiệu, trực lãnh đạo cùng các bác sĩ trực nhanh chóng có mặt hội chẩn, đồng thời công tác chuẩn bị phẫu thuật được khẩn trương thực hiện. Thai phụ được chuyển mổ gấp từ phòng cấp cứu lên phòng mổ, đồng thời tiến hành song song các xét nghiệm trong vòng chưa đầy 15 phút và bù máu trước mổ.
Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp phát hiện ổ bụng đầy máu, một khối thai nằm ở góc sừng phải của tử cung có vết vỡ khoảng 2cm đang chảy nhiều máu. Xác định đây là trường hợp nguy hiểm, thai phụ bị vỡ thai ngoài tử cung mất hơn 2,3 lít máu tràn ngập trong ổ bụng. Các bác sĩ nhanh chóng cầm máu, truyền máu khẩn cấp, đồng thời, cắt khối thai nằm ở góc sừng phải của tử cung, làm sạch ổ bụng, hạn chế tối đa đụng chạm vào tử cung.
Ca phẫu thuật đã thực hiện thành công, thai phụ được cứu sống, đồng thời vẫn giữ được thai nhi trong tử cung và khả năng sinh sản sau này. Hiện sức khỏe người bệnh ổn định, thai sống trong tử cung cũng phát triển bình thường. Sau khi được tư vấn nguy cơ đối với thai kỳ lần này, chị đã xuất viện và được hẹn theo dõi thai kỳ chặt chẽ và thường xuyên thực hiện những xét nghiệm cần thiết khi mang thai.
Thai phụ được cứu sống sau cuộc phẫu thuật
Được biết, trước đây, chị N. bị tắt ống dẫn trứng và phải trải qua 2 lần thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai. Hai ngày trước khi nhập viện, chị có đau bụng nhưng không nhiều. Đến khi đau dữ dội, chị đến khám ở phòng khám tư, sau đó, được chuyển đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Bác sĩ Nguyễn Quang Nhật (Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn) cho biết: “Trường hợp này, người bệnh bị vỡ thai ngoài tử cung có vị trí đặc biệt, ở sừng tử cung (góc tử cung) rất nguy hiểm và hiếm gặp. Nhờ quy trình báo động đỏ nội viện, đã giải quyết hiệu quả nguyên nhân thai ngoài tử cung vỡ, vừa cầm máu, truyền máu kịp thời, tránh nguy cơ mất máu nặng hơn cho người bệnh và bảo tồn được thai trong buồng tử cung”.
Theo các Bác sĩ, mang song thai tương đối ít gặp, xuất hiện trên một chu kỳ tự phát trong quá trình thụ thai. Trường hợp mang song thai có một thai trong và một thai ngoài tử cung càng hiếm gặp hơn. Đối với thai phụ được thụ tinh trong ống nghiệm, nguy cơ bị thai ngoài tử cung gấp đôi người bình thường. Một số nghiên cứu báo cáo, tỷ lệ có thai ngoài tử cung sau chuyển phôi dao động từ 2-12%, trong đó, thai ở góc sừng là rất hiếm gặp.

Hình ảnh minh họa thai ngoài tử cung
Góc tử cung là vị trí tiếp giáp giữa vòi trứng và tử cung, nên khi thai ở vị trí này vỡ, máu sẽ chảy nhiều và tình trạng nặng nề hơn, nếu không được xử lý kịp thời và chính xác sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Để tránh gặp phải tình trạng như trường hợp trên, bác sĩ Nhật khuyến cáo, phụ nữ khi nhận biết có thai nên đi khám ngay để xác định vị trí làm tổ của thai trong buồng tử cung và tuân thủ chặt chẽ việc khám thai định kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng và ra máu âm đạo thì nên đi đến cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ thiết bị y tế và nhân lực có trình độ chuyên môn cao để khám và theo dõi sức khỏe thai sản, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
Đọc thêm: Xét nghiệm chọc ối khi mang thai là gì ?

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Bốn lần mang bầu ăn chay mẹ bầu sinh 5 con khỏe mạnh

4 lần thai nghén, chị Hà Trang chỉ bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất từ thực phẩm chay do nhà làm. Tuy vậy, các con sinh ra đều khỏe mạnh và kháu khỉnh.
6 năm lấy chồng, “lãi” 5 đứa con
Sau 2 tuần sinh mổ, chị Hà Trang (28 tuổi - Đống Đa) đã bắt đầu đi làm lại với vóc dáng thon gọn và khỏe mạnh. Chị cho biết, vì tính chất công việc của gia đình nên thời gian ở cữ ít hơn mọi người. Nhưng sức khỏe của chị vẫn tốt, vết rạch mổ đã dần khô và lành lại.
Khi hỏi về sức khỏe của 2 bé song sinh, chị cho hay: “Trộm vía, 2 cháu rất khỏe mạnh và kháu khỉnh. So với hồi mới chào đời, cân nặng của các con đã tăng lên khá nhiều. Đặc biệt, các con biết thương mẹ nên ít quấy về đêm và chăm chỉ tu ti”. 

4 lần mang thai ăn chay mẹ bầu sinh 5 bé khỏe mạnh

Cặp song sinh này không phải là con đầu lòng của vợ chồng chị. Trước đó, anh chị đã sinh được 1 bé trai và 2 bé gái "sàn sàn" tuổi nhau. “Mọi gia đình chỉ đẻ 2 đứa hoặc tới đứa thứ 3 nhưng nhà mình thuộc trường hợp đặc biệt. Cố gắng phấn đấu 3 con như bạn bè, hàng xóm. Nào ngờ, trời thương cho thêm 1 lần có bầu và mang thai đôi. Tôi thường xuyên thăm khám làm các xét nghiệm khi mang thai. Có lẽ, đó là diễm phúc vợ chồng mình được hưởng từ kiếp trước.”, chị Trang vui vẻ chia sẻ.
6 năm lấy chồng, bà mẹ trẻ xinh đẹp đã được sở hữu một khối “tài sản” vô giá. Đối với chị, các con là tất cả. Chị luôn cảm thấy hạnh phúc khi nhìn chúng nô đùa và chăm sóc lẫn nhau. Tuy nhiên, chen vào đó là phút lo lắng, bộn bề về tương lai của các con.
Khoảnh khắc các con nô đùa, chăm sóc lẫn nhau luôn khiến chị cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
Chị tâm sự: “Đôi lúc, mình lo nghĩ cho tương lai của các con. Làm sao có phương pháp dạy để tất cả được ngoan ngoãn, học giỏi và thành người. Thậm chí, mình thương các con rất nhiều. 3 đứa lớn chưa bé nào 6 tuổi nhưng các con đều tự giác ăn uống và chơi với nhau. Nhiều lúc, bé thứ 3 hơn 2 tuổi khóc đòi mẹ. Mình cũng chỉ bế và dỗ nín rồi lại để con chơi với anh chị”.
Nhà đông trẻ nhỏ nên các con chị được nội ngoại 2 bên chăm sóc. Mọi sinh hoạt và học tập của các con đều do ông bà giúp đỡ. Còn chị, lo toan công việc gia đình và 2 nhóc song sinh chưa tròn tháng.

Chế độ dinh dưỡng bầu bí: Chỉ là món chay

Suốt quá trình thai nghén, chị Trang thực hiện chế độ dinh dưỡng từ khẩu phần món chay do nhà làm. Chị cho hay, gia đình chị có duyên mở cửa hàng cơm chay nên cả nhà ăn chay thường xuyên. Vì vậy, lúc bầu bí chị chủ yếu ăn món chay với thực đơn khác nhau nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Hằng ngày, chị uống sữa đậu nành, sữa mè đen hoặc sữa ngô và ăn các món chay như nấm rim tiêu, cá kho chay, đỗ lạc,…Đặc biệt, chị không hề sử dụng bất cứ một loại sữa dinh dưỡng nào dành cho bà bầu.
Suốt quá trình thai nghén, chị Trang áp dụng chế độ dinh dưỡng ăn đồ chay do nhà làm.
“Nhiều người nghĩ thức ăn chay không có chất nhưng nó chứa rất nhiều dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe. 4 lần mang bầu, từ lúc mang thai 3 tháng đầu mình đều ăn món chay nhưng cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh và không ốm đau. Các con sinh ra khỏe mạnh, kể cả lần thai đôi vừa rồi, mình phải đẻ mổ nhưng 2 cu cậu trộm vía rất khỏe mạnh và kháu khỉnh.”, chị Trang hào hứng chia sẻ sức khỏe trong thời kỳ mang thai.
Dù đẻ thường hay đẻ mổ, trong thời gian ở cữ chị Trang vẫn áp dụng chế độ ăn chay trong bữa ăn. Chị cho biết, ăn chay nhưng sữa của chị vẫn về đều với lượng khá nhiều. Đặc biệt, nhờ ăn chay trong quá trình bầu bí nên 3 bé đầu thường xuyên ăn chay theo mẹ. “Bé thứ 2 mới 4 tuổi nhưng con ăn chay trường từ nhỏ, chỉ ăn cơm với nước canh rau với muối vừng. Nhiều bữa, chồng mình có ép con ăn cá, thịt nhưng cháu nhìn thấy là sợ và khóc.”, chị Trang tâm sự.
Cậu con trai cả của chị Trang sắp bắt đầu bước vào lớp 1.
Có lẽ, nhiều người nghĩ gia đình chị Hà Trang vì kinh doanh đồ ăn chay nên sống theo cách của người Phật. Tuy nhiên, đó là ước nguyện của mẹ đẻ chị. Xuất phát từ cái tâm luôn muốn con cháu sống thật tốt và trở thành người lương thiện.
4 lần mang bầu, chị Trang đều ăn đồ chay nhưng cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh và không ốm đau.
Trên đây là vài chia sẻ của NIPT gentis dành cho các mẹ bầu đang có thói quen ăn chay, và lo lắng chế độ ăn không đủ chất. gentis chúc các mẹ bầu sẽ vượt cạn thành công và hãy đọc nhiều hơn tại website : nipt.com.vn

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Cuộc sống mẹ bầu 24 tuần sẽ diễn ra như thế nào ?

Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung,qua thời gian mang thai 3 tháng đầu, thai nhi 24 tuần tuổi vẫn đang phát triển đều đặn, cân nặng của con ước chừng khoảng 600g, tăng hơn 100g so với tuần trước.

Cuộc sống mẹ bầu 24 tuần sẽ như thế nào ?

Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển ra sao?

Chiều dài của thai nhi thời điểm này đạt khoảng 30cm (bằng ngang chiều dài của một bắp ngô). Cơ thể của em bé vẫn còn khá nhỏ với đầu khá to so với thân mình, tuy nhiên con đang phát triển rất nhanh chóng và sẽ sớm cân đối giữa đầu và thân mình.
Não bộ và các nụ vị giác của thai nhi cũng phát triển nhanh chóng. Đồng thời phổi của con cũng hình thành các nhánh hô hấp và các tế bào bắt đầu sản sinh ra chất surfactant giúp phổi của con có thể phồng lên và chứa thật nhiều không khí ngay sau khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của thai nhi vẫn còn rất mỏng và nhạt màu, nhưng nó sẽ bắt đầu thay đổi sớm trong những tháng tới.

Cuộc sống mẹ bầu 24 tuần thay đổi thế nào?

Trong những tuần trước đó, phần trên của tử cung của mẹ đã nhô cao quá rốn, kích thước tử cung lúc này cỡ bằng 1 quả bóng đá. Hầu hết bà bầu giai đoạn này cho đến tuần 28 đều trải qua cuộc xét nghiệm dung nạp đường Glucose 75 gram. Xét nghiệm này để kiểm tra xem người mẹ có bị bệnh đái tháo đường do thai hay không- một tình trạng đường trong máu cao khi mang thai.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ khó sinh hoặc phải sinh mổ do thai phát triển quá nhanh. Đái tháo đường thai kỳ còn làm tăng tỉ lệ em bé mắc các biến chứng như hạ đường huyết ngay sau khi sinh.
Cuối cùng, nếu bà bầu chưa biết đến các dấu hiệu của việc chuyển dạ sinh non thì đã đến lúc các mẹ cần phải tìm hiểu. Bà bầu nên liên hệ với bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ nếu nhận thấy mình có bất kì dấu hiệu sinh non nào.
Mẹ bầu cần có kiến thức nhận biết dấu hiệu sinh non để phòng ngừa những nguy cơ xấu. (ảnh minh họa)
Có khoảng hơn 12% các thai kỳ có tình trạng sinh non (sinh khi chưa đủ 37 tuần thai kì). Khoảng ¼ số ca sinh này là do có chỉ định y khoa, có nghĩa là đội ngũ bác sĩ quyết định cho mẹ sinh sớm hoặc thực hiện các ca đẻ mổ vì tình trạng sức khỏe nghiêm trọng không thể kéo dài thai kỳ thêm nữa như tiền sản giật nặng hoặc do em bé suy dinh dưỡng trong tử cung nặng. Phần còn lại là do sinh non tự phát. Mẹ có thể có nguy cơ sinh non nếu trước 37 tuần mẹ vào chuyển dạ tự nhiên, vỡ nước ối, hay cổ tử cung ngắn.
Có một số yếu tố tác động dẫn đến việc chuyển dạ sinh non như nhiễm trùng đường sinh dục, các vấn đề về nhau thai như nhau tiền đạo, hoặc hở eo tử cung, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không ai biết nguyên nhân của việc sinh non. Vì vậy điều quan trọng nhất là mẹ bầu phải học các dấu hiệu nhận biết việc sinh non và bà bầu phải làm gì nếu mình rơi vào trường hợp đó. Xét nghiệm máu khi mang thai có thể biết được những bệnh gì ?

Các dấu hiệu của việc sinh non

Nếu mẹ nhận thấy bất kì triệu chứng nào dưới đây trước 37 tuần thai kì, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất vì có thể mẹ đang có dấu hiệu sinh non:
  • - Ra nước vùng âm đạo
  • - Ra máu dù là màu đỏ hoặc hồng
  • - Đau bụng từng cơn và ngày một nhiều hơn. Đặc biệt, khi thấy bụng cứng từng cơn với tần suất 4 cơn trong 1 giờ (ngay cả khi không đau) mẹ bầu cần đi khám ngay.
  • - Sự gia tăng áp lực vùng xương chậu (cảm giác thai nhi đang đẩy xuống thấp)
  • - Đau vùng thắt lưng từng cơn, đặc biệt nếu trước đó mẹ chưa từng bị đau như thế.
Những triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với một số triệu chứng khác. Triệu chứng tăng áp lực vùng chậu hoặc đau cột sống, thắt lưng có thể là những triệu chứng thông thường xảy ra trong thời gian mang thai. Cơn co thắt tử cung của chuyển dạ sinh non có thể nhầm lẫn với những cơn co thắt tử cung Braxton Hicks vô hại. Ra nước ối âm đạo có thể nhầm lẫn với tình trạng són tiểu hay ra huyết trắng quá nhiều ở thai phụ. Do đó, mẹ bầu vẫn nên liên hệ với bác sĩ nếu gặp những dấu hiệu bất thường trên.

Trẻ sinh non liệu có phát triển bình thường như trẻ sơ sinh đủ tháng khác?

Trẻ sơ sinh khi được sinh đủ tháng sẽ an toàn hơn và ít gặp các vấn đề về sức khỏe. Những bé sinh non từ khoảng tuần 34-37 thì thường phát triển bình thường, mặc dù con vẫn có thể mắc nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe dài hạn và ngắn hạn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng. Ngày nay một số trẻ tại Việt Nam được sinh sớm vào tuần thứ 28 (hoặc thậm chí sớm hơn) vẫn có thể sống sót nhờ vào những tiến bộ trong chăm sóc sơ sinh, nhưng những trẻ sinh non này cần có sự can thiệp của y tế và phải được nằm theo dõi tại đơn vị chăm sóc sơ sinh tích cực trong thời gian dài, và những đứa trẻ này có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng về sau.
Điều tốt mẹ có thể làm để giảm nguy cơ sinh non là tránh những mối nguy hiểm cho con như thuốc lá, rượu bia, những chất ma túy gây nghiện. Mẹ nên có một chế độ ăn uống bổ dưỡng, tham gia đầy đủ các buổi khám thai, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh và kịp thời thông báo bất kể triệu chứng gì cho bác sĩ chuyên khoa.

Top món ăn dành cho bà bầu giúp an thai

Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng mách mẹ một số bài thuốc dinh dưỡng Y học cổ truyền là các món ăn cho bà bầu có công dụng giúp dưỡng thai an toàn, khỏe mạnh trong khi mang thai 3 tháng đầu.

Những món ăn dành cho bà bầu giúp an thai

Quá trình mang thai người mẹ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả và sự hi sinh để con sinh ra được khỏe mạnh. Ở phụ nữ mang thai huyết thường không đủ, khí thường có dư, nay huyết lại được tập trung để nuôi thai nên càng thiếu.
Huyết thiếu dễ thương âm, âm hư sẽ sinh nội nhiệt. Lúc này, người phụ nữ có nhiều thay đổi vì vậy dễ có bệnh.
Bệnh lúc này vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Dưới đây là một số bài thuốc dinh dưỡng món ăn cho bà bầu Y học cổ truyền có công dụng giúp dưỡng thai an toàn, khỏe mạnh mà mẹ bầu nên biết.

Dưỡng thai từ cá diếc

  • Cá diếc (tức ngư) là loại cá đồng được làm thực phẩm trong các gia đình. Ngoài ra cá diếc còn được biết đến là loại cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó được dùng làm thực phẩm để tẩm bổ cho phụ nữ mang thai với tác dụng kiện tỳ hành khí, hòa vị, chỉ ẩu. Các thai phụ có các triệu chứng buồn nôn, ăn kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy chướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhớt đều dùng rất tốt.
  • Thịt cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, nấu với rau rút làm canh ăn chữa dạ dày bất ổn, biếng ăn, nấu với ngũ vị tử hạ khí ấm bụng, chữa hư yếu, nấu với đậu đỏ tiêu phù thũng. Trong các loại cá chỉ có cá diếc là tốt với tất cả mọi người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ.
Trong các loại cá chỉ có cá diếc là tốt với tất cả mọi người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ. (Ảnh minh họa) 

Cách chế biến:

Dùng 2 con cá diếc mổ bụng rửa sạch, bỏ hết nội tạng cùng với 15g tía tô, 6g sa nhân và 6 lát gừng tươi, cho vào nồi đổ thêm nước hầm nhừ tầm 2-3 giờ là dùng được.
Mẹ bầu nên nêm gia vị cho vừa ăn, chia làm vài phần sử dụng trong ngày.

Cháo hầm bồ câu

Thịt chim bồ câu rất giàu dinh dưỡng lại vô cùng thơm ngon, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa hơn các loại thịt gia cầm khác vì vậy rất thích hợp với phụ nữ mang thai. Từ lâu người ra đã coi thịt chim bồ câu là một trong nhiều món ăn dưỡng thai rất tốt. Ngoài nấu cháo, mẹ bầu có thể hầm bồ câu cùng hạt sen, đậu xanh, tổ yến để đa dạng thực đơn.

Gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc

Đây là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại rất quý và vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu, bị ốm nghén và các chứng hư tổn.
Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong các món ăn cho bà bầu? Bởi thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng... khi được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn... có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu. Chia sẻ các phương pháp chọc ối khi mang thai.
Gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc là món ăn cho bà bầu đang mang thai những tháng đầu, bị ốm nghén và các chứng hư tổn. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn thuốc vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.

Dưỡng thai từ ngải cứu và trứng gà

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, hơi cay, mùi hắc, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng làm tan hàn thấp, ôn bào cung, cầm máu, an thai, thông kinh, sát trùng, giảm đau. Ngải cứu vừa là thực phẩm được sử dụng trong nhiều món ăn vừa là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Bộ phận dùng để ăn và làm vị thuốc thường là lá.
Đối với phụ có thai có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với trứng gà để ôn kinh, an thai dùng cho những thai phụ có các biểu hiện của chứng hư hàn như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau, mỏi gối, hay hồi hộp, khó thở, chán ăn, đại tiện loãng, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết lượng ít sắc nhợt…

Cách chế biến:

Dùng 20g ngải cứu rửa sạch với 2 quả trứng gà luộc bóc bỏ vỏ, sau đó cho ngải cứu và trứng gà vào nồi đổ thêm nước đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa đun tiếp chừng 1-2 giờ là được, thêm gia vị vừa ăn.

Cháo cá chép

Cháo cá chép là một trong số các món ăn cho bà bầu quen thuộc từ ngàn xưa. Thực tế thấy rằng, thịt cá chép ngon, tính bình có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, an thai, thông sữa, hạ khí, tốt cho hệ tiêu hóa, bớt ho suyễn, chữa mẩn ngứa....
Đặc biệt, với bà bầu và sản phụ sau sinh cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn an thai, lợi sữa. Quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Thịt cá chép ngon, tính bình có tác dụng lợi tểu tiện, tiêu phù thũng, an thai, thông sữa, hạ khí, bớt ho suyễn.
Một số bà mẹ mang thai thời kì đầu thường lựa chọn cháo cá chép để bổ sung dinh dưỡng đồng thời đề phòng tình trạng động thai. Ngược lại, ở giai đoạn gần cuối thai kì, cháo cá chép kết hợp với gừng và đậu đỏ lại có tác dụng giảm tình trạng tê phù chân tay và lợi tiểu cho mẹ bầu khi sát ngày sinh.

Dưỡng thai từ rau má trứng gà

Rau má vị đắng, hơi ngọt, vào can, tỳ, vị, thanh nhiệt, giải độc, chữa bụng xôn xao, nóng ruột, nhiệt uất, chán ăn, trẻ em cam nhiệt, tiện táo. Là một món ăn cho bà bầu với công dụng dưỡng thai, làm cho mẹ khỏe, con khi ra đời ít bị mụn nhọt, rôm sảy.
Là một món ăn bài thuốc dưỡng thai cho mẹ khỏe, con khi ra đời ít bị mụn nhọt, rôm sảy. (Ảnh minh họa)

Cách chế biến:

Rau má 01 nắm (giã dập nát), Gừng tươi 03 lát mỏng, đun sôi, chắt lấy 01 cốc, đập một lòng đỏ trứng gà, khuấy đều, uống ấm (lúc đói), tuần 03 lần.
Trứng gà là thực phẩm phổ biến trong gia đình vì trong trứng gà gần như chứa đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho cơ thể và sức khỏe.
Hy vọng với những bài thuốc kể của NIPT gentis sẽ là món ngon đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời kỳ thời kỳ mang thai.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

7 loại bánh ăn vặt giúp giảm ngén dành cho bà bầu

Những loại bánh bổ dưỡng, ít đường sẽ giúp mẹ bầu thỏa mãn cơn thèm ăn vặt mà không lo tăng cân quá mức hay nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

7 loại bánh ăn vặt ngon giúp giảm nghén dành cho bà bầu

Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nào cũng có những thời điểm đói bất chợt giữa các bữa chính. Đây là khi mẹ rất thèm ăn vặt nhưng lại e ngại vì lời khuyến cáo không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Trên thực tế, không phải loại bánh kẹo nào cũng không tốt cho mẹ bầu. Mẹ hãy thử tham khảo những món bánh ăn vặt được làm từ nguyên liệu có lợi cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi dưới đây. 
  • 1. Bánh cracker (bánh quy giòn)
Bánh cracker giòn tan, mặn mặn là giải pháp giảm nghén hữu hiệu cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ. Nhai vài chiếc bán giữa giờ cơm sẽ giúp mẹ bầu đỡ lạt miệng, đắng miệng và buồn nôn. Tuy nhiên, để chọn một loại bánh cracker thích hợp cho bà bầu, mẹ nên chú ý thành phần dinh dưỡng trong bánh. Nên tránh xa những loại bánh nhiều đường, muối và các chất phụ gia bảo quản.
  • 2. Bánh cookie (bánh bích quy)
Thành phần của bánh cookie thường gồm bột mì, bơ, sữa, vừng, chocolate, mứt hóa quả... Đây là những loại nguyên liệu giàu dinh dưỡng, nhanh chóng bổ sung năng lượng và thỏa mãn cơn thèm ăn cho mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ bầu lưu ý chỉ nên ăn lượng bánh vừa phải để tránh tình trạng đầy bụng và dư chất béo cũng như lượng đường, dễ dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
  • 3. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt 
Mỗi ngày mẹ bầu có thể bổ sung thêm vài lát bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên hạt trong bữa phụ của mình. Thay vì bánh mỳ làm từ bột mì trắng, bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và các loại vitamin A, B sẽ cung cấp một lượng carbohydrate đáng kể, giúp giảm cảm giác đói bụng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ. Thành phần giàu chất xơ và các vitamin cũng giúp mẹ đối phó với chứng táo bón thai kỳ, giảm buồn nôn trong giai đoạn đầu.  Ngoài chế độ ăn uống các mẹ nhớ thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi sớm nhé !
  • 4. Bánh quế
Không chứa nhiều tinh bột, bánh quế có thể được ăn kèm với nhiều loại trái cây giúp bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể của mẹ và bé khi mang thai. Chị em nên lựa chọn những loại bánh quế với thành phần lượng đường ít, để đảm bảo mức đường trong máu luôn ở trạng thái ổn định.
  • 5. Bánh waffle
Những chiếc bánh nướng thơm ngon này khá mỏng manh và không chứa nhiều tinh bột. Ngoài ra, mẹ có thể ăn kèm với rất nhiều loại trái cây để giúp tăng lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể. Một ít mật ong để tạo hương vị cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên giới hạn số lượng bánh vừa phải để không làm tăng đường huyết.
  • 6. Bánh bao 
Không chỉ các loại bánh "Tây" mà mẹ bầu cũng có thể lựa chọn loại bánh ăn vặt đậm chất Việt như bánh bao. Bánh bao ăn khi còn nóng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, không có quá nhiều bột ở lớp bên ngoài, một chiếc bánh bao nhân mặn cỡ nhỏ sẽ là bạn đồng hành lý tưởng cho mẹ bầu trong các bữa phụ. Ngược lại, đối với các loại bánh bao nhân ngọt, mẹ nên hạn chế ăn so với nhân mặn vì đồ ngọt thường khiến mẹ nhanh no mà cũng rất mau đói trở lại. Ngoài ra, những thức ăn chứa nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • 7. Bánh bò
Món ăn truyền thống này cũng là lựa chọn khá hợp lý cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, do thành phần của món bánh bò thường chứa nhiều bột gạo, mẹ nên ăn một miếng cỡ vừa, không nên nuông chiều bản thân vì có thể làm tăng lượng đường huyết, nhất là với những mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ đang mê mẩn món bánh bò chan nước cốt dừa thì lại càng nên giới hạn khẩu phần ăn, vì nước cốt dừa cung cấp nhiều chất béo.
Trên đây là vài chia sẻ của NIPT gentis dành cho các mẹ, mọi thông tin chi tiết về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh vui lòng truy cập nipt.com.vn hoặc 18002010 để được tư vấn kỹ hơn.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

Top 5 điều ông bố nên hạn chế khi vợ đang mang thai

Nếu vợ đang mang bầu, người chồng cũng cần lưu ý đến thói quen, lối sống để đảm bảo an toàn, không gây hại cho đứa con trong bụng vợ
Thông thường khi mang thai, các cặp đôi chỉ quan tâm nhiều đến thói quen, lối sống, chế độ dinh dưỡng của người phụ nữ nhưng có thể bạn không biết đôi khi những việc làm của người chồng cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho thai nhi. Nào cùng NIPT - gentis tìm hiểu ngay nhé !!!

Top 5 điều ông bố nên tránh khi vợ đang mang thai

1. Hút thuốc lá

Không cần nói thì chắc hẳn ai cũng biết những tác hại kinh khủng mà thuốc lá có thể gây ra cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu trước khi vợ mang thai, chồng cần hạn chế việc uống rượu bia, hút thuốc để cải thiện chất lượng tinh trùng thì sau khi thụ thai thành công, các ông bố tương lai cũng vẫn nên tiếp tục thực hiện việc kiêng khem này.
Lý do là vì khói thuốc được chứng minh sẽ gây ra những tác động xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đừng tưởng chỉ cần mẹ bầu không hút thuốc thì con sẽ được an toàn, ngửi khói thuốc thụ động cũng có thể khiến thai phụ và em bé trong bụng gặp nguy hiểm, làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non cũng như các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Ngửi khói thuốc thụ động cũng có thể khiến thai phụ và em bé trong bụng gặp nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

2. Đòi hỏi “chuyện ấy” quá nhiều

Sự thật là các cặp đôi hoàn toàn có thể làm “chuyện ấy” bình thường trong giai đoạn mang thai nếu sức khỏe của mẹ bầu bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể phụ nữ thường có những biến đổi bất thường khiến chị em thường xuyên có cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Lúc này, chồng hãy thông cảm và không nên đòi hỏi “chuyện ấy” quá nhiều để tránh tạo áp lực cho vợ bầu và gây nên những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Không những thế, nghiên cứu còn chứng minh rằng, hằng năm có khoảng 10 – 20% trường hợp bị sẩy thai do “yêu” không đúng cách. Vì thế, các cặp đôi nên hạn chế làm “chuyện ấy” trong 3 tháng đầu cũng như vào tháng cuối thai kỳ, không “gần gũi” liên tục với những tư thế khó, mạnh bạo để tránh gây ra những tổn thương, kích thích chuyển dạ sớm, co thắt tử cung hoàn toàn không tốt cho thai nhi.

3. Tranh cãi với vợ

Tạo cho vợ bầu một tinh thần thoải mái, vui vẻ và luôn tràn đầy năng lượng là điều các ông chồng rất nên làm khi vợ mang thai. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, cảm xúc của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trong bụng nên trong giai đoạn mang thai, bà bầu nên tránh xa những điều tiêu cực khiến tâm trạng luôn trở nên bất ổn, giận dữ hoặc buồn bã.
Khi mang bầu, tâm tính các bà vợ thay đổi làm cho nhiều ông chồng cảm thấy bực bội dễ dẫn đến việc xảy ra tranh cãi, to tiếng. Điều này hoàn toàn không tốt cho con trong bụng vì khi mẹ stress, lượng hormone dolpamine và cortisol cũng tăng cao làm em bé ra đời có khả năng bị tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ. Vì thế, bố hãy cố gắng nhường nhịn mẹ một chút để đảm bảo cho sự an toàn của con. Đọc thêm: những xét nghiệm cần thiết khi mang thai.
Tạo cho vợ bầu một tinh thần thoải mái, vui vẻ và luôn tràn đầy năng lượng là điều các ông chồng rất nên làm khi vợ mang thai. (ảnh minh họa)

4. Xem thường những vấn đề xảy ra với vợ

Mọi sự thay đổi trên cơ thể dù nhỏ nhặt nhất đều có thể khiến các mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Lúc này, chồng nên có thái độ quan tâm, chăm sóc và tìm mọi cách trấn an để giúp vợ ổn định tinh thần hơn. Những triệu chứng thường gặp như chuột rút, đau đầu, phù chân, đau lưng,… có thể vắt kiệt sức bà bầu và khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu, đau đớn. Nghiêm trọng hơn, các biến chứng thai kỳ thường xuất hiện như tiền sản giật, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn ối,… dễ khiến mẹ bầu và con trong bụng gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Người làm chồng, làm cha không nên thờ ơ, xem thường những dấu hiệu xảy ra với vợ mình để có thể nắm bắt tình hình cũng như trợ giúp, chăm sóc kịp thời cho cả hai mẹ con.

5. Uống rượu bia

Cũng giống như việc hút thuốc, mọi ông chồng nên kiêng sử dụng rượu bia trong giai đoạn muốn thụ thai để loại bỏ ngay những bất thường có thể xảy ra khi trứng kết hợp với tinh trùng. Bố thường xuyên say xỉn, uống rượu bia, thai nhi ra đời nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, rối loạn hành vi, chậm phát triển trí não.
Bên cạnh đó, chắc hẳn sẽ không có một bà bầu nào cảm thấy vui khi chồng không ở bên cạnh quan tâm chăm sóc mình mà lại trở về và trong tình trạng say xỉn, nồng nặc mùi rượu. Việc thường xuyên uống rượu bia có thể khiến chồng không kiểm soát được hành động và thái độ của chính mình khiến vợ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Các mẹ có thể tham khảo thêm các dịch vụ siêu âm dị tật thai nhi để tìm ra những bất thường trong thai kì sớm nhất.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Bật mí 8 sự thật kỳ lạ lúc mang thai mà ít ai biết

Khi mang bầu, tử cung của mẹ từ kích cỡ ngang một quả đào đã phình lên bằng một quả dưa hấu.
Khi nhắc đến chuyện mang bầu, những vấn đề mọi người thường nghĩ ngay đến là buồn nôn, đau lưng, thèm ăn bất thường. Vậy nhưng trên thực tế vẫn còn không ít những sự thật thú vị về thai kỳ khác mà có thể mẹ đã từng trải qua cũng không hề biết. Hãy cùng trung tâm xét nghiệm NIPT gentis tìm hiểu trong bài viết sau.

Bật mí 8 sự thật kỳ lạ khi mang thai mà ít ai biết

#1. Mẹ có thể mang bầu đến... 1 năm

Thông thường, thời gian mang thai của mẹ sẽ kéo dài khoảng 38-40 tuần. Việc mang thai đến cả năm dường như là chuyện hoang đường. Tuy nhiên trên thực tế đã có những trường hợp thai kỳ kéo dài đến khó tin. Chẳng hạn như chị Beulah Hunter (sống tại Los Angeles, Mỹ) được ghi nhận đã mang thai 375 ngày. Thai nhi của cô phát triển chậm hơn bình thường nhưng sau 1 năm, em bé chào đời hoàn toàn khỏe mạnh. 

#2. Thai nhi thường uống nước tiểu của chính mình 

Trong nửa sau của thai kỳ, thai nhi sẽ thải ra khoảng 400-500ml nước tiểu vào trong nước ối. Sau đó, em bé sẽ uống một phần nước thải này vào trong cơ thể. Dù vậy, nước tiểu của thai nhi trong môi trường nước ối là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh. 

#3. Tử cung to lên 500 lần khi mang thai 

Trong quá trình mang bầu, tử cung của mẹ sẽ phát triển lớn hơn 500 lần so với bình thường và 2 tháng sau khi sinh, nó sẽ trở lại kích thước trước đó. Tử cung trước khi mang thai có kích thước bằng một quả đào và vào cuối thai kỳ, nó sẽ đạt đến kích thước của một quả dưa hấu. 
Tử cung của mẹ phát triển lớn hơn đến 500 lần khi mang thai.

#4. Hormone sản xuất khi mang thai nhiều hơn trong cả cuộc đời 

Lượng hormone estrogen cơ thể mẹ sản xuất ra trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ tương đường với 3 năm khi không mang thai. Và tổng cộng trong cả thai kỳ, mẹ sẽ sản xuất ra lượng hormone này nhiều hơn trong cả cuộc đời. 

#5. Chân mẹ to hơn khi mang thai 

Trong thời gian mang bầu, không chỉ vòng 1 và vòng 2 mà cả chân mẹ cũng sẽ lớn hơn. Những lý do dẫn đến hiện tượng này bao gồm: Sự tích tụ chất lỏng quá mức trong cơ thể mẹ; các khớp xương bị mềm do thay đổi nội tiết tố, tăng áp lực lên chân do tăng cân.
Chân mẹ có thể tăng kích cỡ trong thời gian mang bầu.

#6. Thai nhi có thể khóc trong bụng mẹ 

Ngay từ trước khi chào đời, em bé đã có thể khóc. Thai nhi có khả năng này trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Khi siêu âm, mẹ có thể bắt được những khoảnh khắc em bé đang khóc, há miệng, chán nản hay thậm chí là thở dài không giống như mang thai 3 tháng đầu.

#7. 90% mẹ bầu bị nám da

Một trong những thay đổi dễ nhận thấy ở mẹ bầu là sắc tố da. 90% mẹ bầu gặp phải những vấn đề như sạm da, xuất hiện vết đốm trên khuôn mặt, đặc biệt là vùng trán, mũi, cằm, xương gò má và mắt. Màu sắc của những vết đốm này phụ thuộc vào màu da ban đầu của mẹ. 
Nám da là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai.

#8. Trong bụng mẹ bé đã có dấu vân tay 

Thông thường, dấu vân tay của thai nhi hình thành từ tuần thứ 10 đến 19 của thai kỳ . Và sau khi được hình thành, chúng sẽ không thay đổi cho đến cuối đời. 

#9. Bé có thể cảm nhận vị thức ăn 

Một đứa trẻ chưa chào đời cũng có thể cảm nhận, nếm và ngửi thức ăn mà mẹ ăn. Những yếu tố này được hấp thu bởi nước ối và chuyển đến em bé. Do vậy sở thích ăn uống khi mang thai của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sở thích của bé sau này.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2020

Nhạc giao hưởng cho bà bầu sẽ rất tốt cho bào thai

Rất nhiều chị em mang thai tìm kiếm các bài nhạc giao hưởng cho bà bầu vì tin rằng chúng có lợi cho con yêu trong bụng.
Có thực sự âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhạc giao hưởng cho bà bầu sẽ rất tốt cho thai

1. Nghe nhạc từ trong bụng mẹ có giúp bé yêu thông minh hơn?

Nhiều bà mẹ tin rằng, việc cho con nghe nhạc từ khi nằm trong bụng mẹ sẽ giúp kích thích tư duy, giúp bé phát triển trí tuệ và thông minh hơn. Tuy nhiên, hiện nay mới có các kết quả nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa khả năng học toán và âm nhạc của các bé lớn chứ chưa có nghiên cứu trên thai nhi.
Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng, khi mẹ bầu nghe nhạc, bạn nên nghe với tâm thế mình nghe nhạc để bản thân được thư giãn, tránh những căng thẳng, buồn lo trong cuộc sống hàng ngày, thay vì bật nhạc, nghe nhạc một cách miễn cưỡng là để cho thai nhi trong bụng thông minh. Khi tinh thần của người mẹ được giải phóng, có trạng thái tâm lý thoải mái, bạn sẽ thấy mình vui vẻ hơn, ngủ sâu giấc và từ đó sức khỏe cũng cải thiện hơn trước rất nhiều. Khi đó âm nhạc chính là sợi dây gián tiếp tác động đến thai nhi, giúp bé khỏe mạnh, linh hoạt hơn.
Thai nhi từ 3 tháng tuổi trở đi có thể nhận biết những âm thanh nhất định. (Ảnh minh họa)

2. Vì sao lựa chọn nhạc giao hưởng cho bà bầu?

Lâu nay người ta vẫn cho rằng, phụ nữ mang thai nên chọn các bản nhạc giao hưởng được viết ra bởi các nhà soạn nhạc nổi tiếng, những thần đồng âm nhạc như Mozart, Beethoven hay Johann Sebastian Bach để nghe thì con mới thông minh. Vì sao lại vậy, thực tế có nhiều bà mẹ không am hiểu về âm nhạc cho rằng: đó là nhạc được viết ra bởi những thần đồng âm nhạc thì chắc chắn nó phải rất tốt, rất hay. Hoặc thấy nhiều người làm thì mình cũng bắt chước cho con mình nghe, nghe nhạc thì không có gì nguy hiểm cả.
Ngược lại, có một lý giải khoa học lại cho rằng, người ta lựa chọn nhạc giao hưởng cho bà bầu, đặc biệt là nhạc giao hưởng cổ điển vì nó có cấu trúc âm phức tạp. Thể loại nhạc này chỉ gồm những nốt nhạc nhất định lặp lại nhiều lần rất dễ ru ngủ chúng ta, tuy nhiên thai nhi từ 3 tháng tuổi lại có thể nhận ra cấu trúc âm thanh này và dần về sau bé vẫn có khả năng nhận ra bản nhạc đã từng được mẹ cho nghe trước đây. Ngoài ra, sự phức tạp của nhạc giao hưởng cổ điển lại có khả năng giúp não bộ giải quyết nhiều vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng, do vậy nghe nhạc giao hưởng sẽ tạo ra những ảnh hưởng tốt cho não hơn so với các thể loại âm nhạc khác.
Cấu trúc đặc biệt của nhạc giao hưởng cổ điển được cho là có tác dụng tốt cho não bộ. (Ảnh minh họa)
Thực tế thì, các mẹ bầu không cần quá cầu kỳ hay cầu toàn tới mức cứ nhất định phải nghe những bản nhạc giao hưởng cho bà bầu mà bạn thực sự không thích thú. Bạn hoàn toàn có thể chọn những giai điệu êm dịu, nhẹ nhàng, trong sáng để thưởng thức và thư giãn. Những dòng nhạc điện tử, nhạc rock, rap lại có âm điệu khá nhanh, mạnh,thậm chí là chói tai sẽ khiến thai nhi trong bụng dễ bị giật mình, không tốt cho tinh thần của bé.

3. Mẹ bầu nghe nhạc đúng cách là như thế nào?

Các nhà khoa học đã khuyến cáo, việc để thai nhi tiếp xúc với âm thanh có tần số quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến thính giác và não bộ của trẻ sau này. Do vậy, người ta khuyên mẹ bầu không nên đi xem phim tại rạp hoặc tới các buổi hòa nhạc, ca nhạc trực tiếp. Còn nếu mẹ bầu thưởng thức âm nhạc với cường độ vừa phải, thường xuyên trong thời gian bầu bí sẽ khiến em bé trong bụng rất thích thú và giúp con phát triển tâm sinh lý tốt khi chào đời.
Tần số âm thanh khuyến nghị khi mẹ bầu nghe nhạc ở mức 50 – 60 dB, tương tự như khi hai người trò chuyện bình thường. Mẹ bầu có thể mở loa ngoài để nghe nhạc trong lúc nghỉ ngơi, khi đang làm việc hoặc thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Như vậy, cả hai mẹ con cùng thưởng thức những âm thanh du dương, nhẹ nhàng có lợi cho sức khỏe thay vì đeo tai nghe áp sát bụng bầu.

Các loại xét nghiệm khi mang thai vào 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn thai kỳ khó khăn nhất với mẹ bầu và thai nhi, khi mà cơ thể người mẹ vẫn chưa quen với sự có mặt của bé con bên trong cơ thể, cũng là giai đoạn mà bé con đang còn quá non nớt. Bởi vậy, các mẹ bầu cần ghi nhớ những lịch khám thai quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé ngay từ đầu thai kỳ.

Các xét nghiệm khi mang thai vào 3 tháng đầu

  • Xét nghiệm Rubella
Ngay trong Tam cá nguyệt thứ nhất, nếu mẹ bầu có virus Rubella sẽ đứng trước nguy cơ sảy thai cao, con sinh ra có khả năng mắc mù, điếc, chậm phát triển về trí tuệ. Để phát hiện sự có mặt của Rubella, các mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay để làm xét nghiệm. Xét nghiệm được thực hiện ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Khi có ý định có thai, phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm Rubella ít nhất 3 tháng trước khi có thai để phát hiện các nguy cơ mắc bệnh và tiêm phòng Rubella trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.
  • Xét nghiệm chức năng gan
Trường hợp những người mẹ mang thai nhiễm virus viêm gan B, C thì nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi rất cao thông qua bào thai và máu. Bên cạnh đó, thai nhi cũng rất dễ bị lây bệnh trong quá trình sinh nở và dưới sự chăm sóc của người mẹ khi cho con bú. Xét nghiệm chức năng gan cần được thực hiện xét nghiệm máu trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để tầm soát nguy cơ thai nhi bị truyền những bệnh liên quan đến gan. Kết quả xét nghiệm sẽ là cơ sở để bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh con phù hợp tránh lây bệnh từ người mẹ trong trường hợp dương tính.
  • Xét nghiệm máu
Một trong những xét nghiệm quan trọng ở ba tháng đầu mang thai là xét nghiệm máu, xét nghiệm giúp xác định tình trạng thai phụ bị thiếu máu trong quá trình mang thai hay không để bác sĩ có thể chỉ định và tư vấn mẹ bầu bổ sung Sắt, bên cạnh đó, xét nghiệm nhóm máu Rh giúp các mẹ bầu biết được nhóm máu để truyền máu lúc cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ và con. Nếu trường hợp Rh ở người mẹ là âm tính, nhưng người cha là dương tính thì con sinh ra vẫn đứng trước nguy cơ mang Rh dương tính. Đối với trường hợp đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể đẩy thai nhi ra ngoài hoặc đứng trước nguy cơ thai lưu, thai tử vong ngay sau khi sinh,… Bên cạnh đó, xét nghiệm máu đo đường huyết để kiểm tra mẹ bầu có mắc tiểu đường hay các bệnh liên quan đến thận, gan hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ kiểm tra có hay không tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu rất dễ có nguy cơ mắc tiểu đường, tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén cao.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh

  • Xét nghiệm sinh hóa Double test
Xét nghiệm Double test thường được thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 11 – 13 của thai kỳ, bằng việc dựa vào các định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, kết hợp với các chỉ số khác như siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi mẹ mang thai, tuần tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như Down, Edward hoặc Patau,… Nếu kết quả Double test nguy cơ cao, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thực hiện các phương pháp sàng lọc khác ở những tuần thai sau để khẳng định lại kết quả của Double test.

  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT – illumina

Sàng lọc trước sinh NIPT – illumina có thể được thực hiện ngay từ tuần thai thứ 10 cho đến hết thai kỳ, không phân biệt tuổi mẹ, tuổi thai, trường hợp mang thai hộ hay mang thai từ IVF,… Là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải. Với độ chính xác lên tới 99,9% phát hiện thai nhi có hay không mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp (Down, Edwards, Patau), các hội chứng do bất thường nhiễm sắc thể giới tính (Jacobs, Turner, 3X, Klinefelter), các hội chứng do đột biến vi mất đoạn và bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể, NIPT – illumina đã nhanh chóng trở thành phương pháp sàng lọc được nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến sử dụng nhất.

Tại sao cần thực hiện các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu?

Những xét nghiệm được khuyên thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người mẹ là có thực hiện xét nghiệm hay không. Có nhiều mẹ bầu cho rằng khi mang bầu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh sẽ công cần thực hiện xét nghiệm khi mang thai. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có những thay đổi không thể kiểm soát được, bên cạnh đó là sự tác động về môi trường sống, sinh hoạt thậm chí là những đột biến xảy ra trong quá trình phân chia tế bào trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của thai nhi.

Có cần thu nhiều máu để xét nghiệm?

Tùy thuộc vào mỗi loại xét nghiệm mà mẹ bầu cần lấy lượng máu xét nghiệm khác nhau, một vài xét nghiệm có thể lấy máu chích đầu ngón tay nhưng một vài xét nghiệm sàng lọc cần lấy từ 7 – 10 ml máu người mẹ mang thai để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được thông báo sau khoảng 2 – 3 ngày kể từ khi thu mẫu.
Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu là những xét nghiệm quan trọng giúp mẹ bầu có thể bảo vệ bé con ngay từ những ngày đầu thai kỳ, giúp cho cả bé và mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, giảm tỷ lệ mắc phải những rủi ro không đáng có trong thai kỳ. 3 tháng đầu mang thai là giai đoạn khó khăn đối với cả mẹ và bé, chính vì vậy mẹ bầu cần ghi nhớ các lịch khám thai định kỳ, lưu ý các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để giúp bé phát triển toàn diện nhất, sẵn sàng sức khỏe cho những giai đoạn thai kỳ tiếp theo và cho đến khi vượt cạn.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Tuyến mồ hôi bé bắt đầu phát triển vào tuần thai thứ 17

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết xương của thai nhi 17 tuần đang chuyển dần từ dạng sụn mềm thành xương cứng. Dây rốn nối từ bé đến nhau thai cũng đang phát triển mạnh mẽ và dày hơn.

Tuyến mồ hôi bé bắt đầu phát triển ở tuần thai 17

Thai nhi 17 tuần tuổi nặng khoảng 140 gram (có kích thước bằng củ cải tròn) và bé dài khoảng 13cm (tính từ đầu đến mông). Bé có thể cử động các khớp và các tuyến mồ hôi của bé cũng bắt đầu phát triển.

Thai nhi 17 tuần tuổi nặng khoảng 140 gram

Lưu ý: Trong bụng mẹ, mỗi bé có một tốc độ phát triển khác nhau. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ là sự phát triển chung nhất của bé để các mẹ làm tư liệu tham khảo.

Cuộc sống của mẹ bầu 17 tuần thay đổi như thế nào?

Bà bầu bắt đầu cảm thấy một chút lo lắng về sự cân bằng? Khi bụng của bạn phát triển, trọng tâm cơ thể có chút biến đổi, do đó, đôi khi bạn có thể cảm thấy mất trọng tâm, đứng không vững. Hãy tránh những tình huống có nguy cơ té ngã cao như: đi giày cao gót, mặt bằng hoặc nền trơn láng… Từ tuần thai này, bạn nên đi giày đế bằng để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho việc té ngã, gây chấn thương bụng và nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi. Ông bà ngày xưa của chúng ta cũng khuyên các mẹ bầu tránh với tay cao cũng vì lý do đó.
Cũng từ tuần thai thứ 17 này, bạn sẽ cảm thấy những cơn co nhức mỏi và có thể sưng phù ở đôi chân. Tăng cân khiến đôi chân của bạn phải hoạt động nhiều hơn để nâng đỡ cơ thể. Vì thế, ngâm chân trong nước có tinh dầu thảo dược, xoa bóp massage giảm đau nhức cho đôi chân sẽ khiến bạn dễ chịu hơn.
Bà bầu cũng có thể nhận thấy đôi mắt mình trở nên khô hơn. Dùng thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ khám trực tiếp cho bạn có thể khắc phục được tình trạng này. Nếu kính áp tròng khiến bạn thấy nhức và khó chịu, hãy đeo chúng trong thời gian ngắn hơn hoặc chuyển sang đeo kính gọng thông thường cho đến khi sinh nở. xem thêm: gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh uy tín
Từ tuần thai thứ 17 này, mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn co nhức mỏi và có thể sưng phù ở đôi chân. (ảnh minh họa)
Nhiều phụ nữ chia sẻ rằng, họ ngủ mơ nhiều hơn khi mang thai và những giấc mơ cũng đặc biệt sinh động hoặc nhiều khi là đáng sợ hơn bình thường. Vậy, những giấc mơ này có ý nghĩa gì, có hại gì và có cần can thiệp gì hay không?
Nguyên nhân các cơn ác mộng ở mẹ bầu là do sự thay đổi về thể chất và tâm lý khi mang thai. Đó có thể là do cảm xúc của mẹ bầu thay đổi trong thai kỳ với các cung bậc vui vẻ, phấn khích, sợ hãi, hồi hộp, lo lắng…; hoặc do gặp các rối loạn về giấc ngủ như: mất ngủ, giật mình giữa đêm, thiếu ngủ…; hay do tác động của hormone cortisol – một hormone đặc biệt có tác động mạnh đến cơ chế giấc mơ của cơ thể. Càng nhiều hormone cortisol thì con người càng dễ mơ hơn. Trong thai kỳ, hormone này tăng dần theo tuổi thai, vì vậy, mẹ bầu dễ gặp các giấc mơ hơn bình thường.
Việc mẹ cần làm khi mang thai 17 tuần: Đặt tên cho con
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên chọn tên gì cho con, hãy tham khảo danh sách những tên hay cho bé.
Ngoài ra, nhiều mẹ bầu có thể sẽ nhận thấy triệu chứng ngứa da khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu làn da mẹ bắt đầu bị rạn. Hãy sử dụng những loại kem chống rạn, trị rạn da an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Thai 3 tuần tuổi và dấu hiệu mang thai sớm

Theo bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), thai nhi 3 tuần tuổi chỉ giống như một quả bóng nhó xíu (gọi là phôi nang) có chứa đến hàng trăm tế bào và phát triển theo cấp số nhân.

Thai 3 tuần tuổi và những dấu hiệu mang thai sớm

Thai nhi 3 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thực sự có một “cuộc chiến” đã diễn ra trong cơ thể bạn – một tinh trùng bơi nhanh nhất, mạnh nhất đã phá vỡ lớp màng ngoài cứng rắn của trứng và thụ tinh cho trứng. Vài ngày sau, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung và “làm tổ” ở đây.
Một tinh trùng bơi nhanh nhất, mạnh nhất đã phá vỡ lớp màng ngoài cứng rắn của trứng và thụ tinh cho trứng. (ảnh minh họa)
“Bé yêu” lúc này chỉ giống như một quả bóng nhó xíu (gọi là phôi nang) có chứa đến hàng trăm tế bào và phát triển theo cấp số nhân. Một phần của nó sẽ phát triển thành nhau thai, bắt đầu sản xuất ra nội tiết tố mang thai hCG (human chorionic gonadotropin) – nội tiết tố này khiến buồng trứng của bạn ngừng rụng trứng và kích thích tăng sản xuất estrogen và progesterone, những nội tiết tố giúp cho thành tử cung của bạn không bong tróc lớp niêm mạc ra, để giữ thai nhi và kích thích sự phát triển của nhau thai.
Trong khi đó, dịch nước ối cũng đang bắt đầu hình thành để phát triển thành túi ối. Chất lỏng này sẽ là “lớp đệm” cho bé trong các tuần và các tháng sắp tới.
Cũng từ bây giờ, túi phôi bé nhỏ đang nhận oxy, chất dinh dưỡng (và loại bỏ chất thải) thông qua một hệ thống tuần hoàn nguyên thủy được tạo thành từ các đường ống siêu nhỏ kết nối em bé đang phát triển với các mạch máu trong thành tử cung của bạn. Nhau thai chưa phát triển đầy đủ để tiếp nhận nhiệm vụ này cho đến cuối tuần sau.

Cuộc sống mẹ bầu thay đổi thế nào?

Vào cuối tuần này, bạn có thể thấy kết quả dương tính với xét nghiệm mang thai tại nhà. Nếu kết quả là âm tính, đừng cho rằng bạn không mang thai bởi có thể bạn đã thử thai quá sớm. Các xét nghiệm cho ra kết quả chính xác hơn nếu bạn chờ vài ngày đến một tuần khi quá ngày kinh nguyệt hàng tháng.

Kiến thức cho mẹ: Các triệu chứng mang thai sớm

Một số phụ nữ cảm nhận có thai ngay cả trước khi có kết quả dương tính với xét nghiệm thử thai. Các dấu hiệu mang thai sớm bao gồm:

Ngực căng tức và sưng

Nhiều chị em nói rằng, họ cảm thấy ngực căng và cứng hơn khi bắt đầu mang thai, sự căng cứng này còn hơn cả trong thời kỳ kinh nguyệt.

Mệt mỏi

Bạn cảm thấy dễ mệt mỏi? Kiệt sức? Việc tăng hormone progesterone và những nỗ lực để mang thai khiến cho bạn cảm thấy như vừa tham gia một cuộc thi chạy đường dài. Việc đột nhiên dễ mệt có thể là dấu hiệu đầu tiên báo đã có một “thiên thần” cư trú trong cơ thể bạn.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Ngay khi có thai, nếu tinh ý, bạn có thể thấy mình “kết thân” với nhà vệ sinh nhiều hơn, tiểu nhiều hơn.

Thính giác nhạy cảm hơn

Nhiều phụ nữ mới mang thai rất nhạy cảm với các loại mùi – đó là do “tác dụng phụ” của việc tăng nồng độ estrogen trong cơ thể.

Chán ăn

Cảm giác không thèm ăn uống thậm chí còn phổ biến hơn thèm ăn khi mang thai. Việc đột nhiên cảm thấy “mất hứng” với một số loại đồ ăn mà trước đây từng là món khoái khẩu của bạn, có thể là biểu hiện báo “tin vui” sớm bạn cần chú ý.

Buồn nôn hoặc nôn

Trong vài tuần đầu thai kỳ, triệu chứng ốm nghén thường không rõ nét, nhưng có một số phụ nữ nhạy cảm có thể cảm thấy buồn nôn cả trước khi thụ thai.

Nhiệt độ cơ thể luôn cao

Nếu bạn có lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể của mình và phát hiện nó luôn cao trong 18 ngày liên tiếp, xin chúc mừng, rất có thể bạn đang mang thai.

Ra máu hoặc xuất hiện máu báo

Việc xuất hiện một số các chấm nhỏ màu hồng hoặc đỏ nâu vào thời kỳ kinh nguyệt cần được lưu tâm. Nếu bạn bị đau bụng kèm ra máu nhiều hoặc máu báo thì cần xin lời khuyên của bác sĩ sản khoa ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu của thai làm tổ không đúng chỗ và nguy hiểm nhất là mang thai ngoài tử cung.

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 3: Thử thai

Mẹ nên sử dụng que thử thai hoặc một dụng cụ thử thai tại nhà trong trường hợp ngày kinh nguyệt không đến (sau 1 tuần so với chu kỳ kinh 28 ngày). Hầu hết các dụng cụ thử thai tại nhà có thể phát hiện chính xác mang thai cách vài ngày đến 1 tuần sau hạn chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn – tức là 2-3 tuần sau khi rụng trứng. Để có kết quả chính xác nhất, hãy thử thai vào buổi sáng bởi lúc này nồng độ hormone hCG trong nước tiểu sẽ đậm đặc hơn các thời gian khác trong ngày.
Đọc thêm nhiều hơn kiến thức mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Thực hư chuyện mẹ bầu ăn ngót gây sảy thai

Rau ngót là loại rau bổ và giàu vitamin.Tuy nhiên đối với những bà bầu thì đó là thứ rau cấm kỵ vì nguy cơ sảy thai rất lớn. Các bác sĩ cũng khuyên bà bầu không nên ăn rau ngót.

Thực hư chuyện mẹ bầu ăn rau ngót gây sảy thai

Đoạn tuyệt rau ngót

Chị Vũ Thị Lộc trú tại Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội tâm sự, bình thường chị chỉ thích ăn rau ngót. Gia đình chị cũng thích rau ngót nấu canh vì dễ ăn và không nhớt như rau đay, rau mồng tơi. Hơn nữa, rau ngót nấu được nhiều món nên nó trở thành thứ rau chính trong nhà. 
Tuy nhiên, từ ngày biết chị có bầu, rau ngót đã trở thành loại rau cấm ăn trong gia đình. 
Chị cho biết, cấm ăn là vì theo kinh nghiệm dân gian mọi người nói với chị, bà bầu không được ăn rau ngót. Rau ngót có tác dụng làm sạch ruột, như vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến sảy thai. Chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh hoặc khi bị sẩy thai, nạo thai. 
Vì thế mặc dù rất thích ăn rau ngót nhưng chị tuyệt đối không dám ăn, vì đang mang thai tháng thứ 3. 
Không chỉ riêng chị Lộc mà hầu như bà bầu nào cũng “sợ” rau ngót dù không biết thực hư thế nào. 
Chị Nguyễn Thị Dung trú tại Hà Đông, Hà Nội kể, lần mang thai cháu thứ nhất, chị thèm rau ngót nấu canh xương nên mua về nấu. Ăn chị có cảm giác đau râm rẩm ở bụng. Đi khám bác sĩ cho biết tử cung co bóp mạnh, doạ sảy thai. Chị nói do ăn rau ngót nên bác sĩ dặn chị không nên ăn thứ này.
Chỉ đến khi mang thai đến tuần thứ 41 chưa có cơn co tử cung, chị mới dám ăn rau ngót để có cơn co tử cung, sinh con cho đúng ngày, đúng tháng. Cả tuần cuối mang thai, ngày nào chị cũng ăn hai mớ rau ngót to luộc và sau khi sinh, rau ngót cũng là thứ rau chiếm 90% bữa cơm của chị.

Rau ngót gây co bóp tử cung

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, rau ngót là thực phẩm phổ biến ở nước ta, là loại rau xanh được yêu thích, giàu chất xơ. 
Về mặt sinh học, cây rau ngót thân gỗ nhỏ, mọc đứng, cao 0,8 – 1.5 m, thường xanh tốt quanh năm, thân phân nhiều nhánh. Lá mọc so le, phiến hình trứng, méo nguyên, có cuồng ngắn. 
Theo đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng điều hoà nội tạng, bổ ích cho cơ thể, tăng cường cơ năng tiêu hoá và bài tiết. Rau ngót có thể chữa các bệnh tưa lưỡi trẻ em, đái dầm, đái đục ở trẻ em, thuốc bổ dưỡng, mát máu cho người mới ốm dậy.
Lương y Trung cho biết, rau ngót có tác dụng co bóp cổ tử cung nên người ta khuyên không nên ăn ở ba tháng đầu của thai kỳ. Ngoài ra, tác dụng gây sảy thai của rau ngót, chưa có tài liệu nào nghiên cứu nên các chuyên gia thường khuyên những người từng sảy thai hoặc mang thai ở thời kỳ nguy hiểm (12 tuần ) nên hạn chế ăn rau ngót.
Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin; 0,13g metionin; 0,05g tryp-tophan; 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin ....
Rau ngót thường được dùng để chữa sót nhau của người mới đẻ với các bài thuốc như lá rau ngót 100 gram rửa sạch giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy 150 ml nước đặc chia 2 lần uống lúc đói, mỗi lần cách nhau 10 phút. 
Ngoài ra, với những người mới ốm dậy lấy rau ngót nấu với kê gà, hà thủ ô… bồi bổ sức khoẻ rất tốt. 
Rau ngót cũng được xem là bài thuốc trị bệnh táo bón. Có thể lấy lá ngót phơi khô, hạt sen, vừng đen, đỗ đen… phơi khô tán thành bột để pha nước uống rất hiệu nghiệm.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần mẹ bầu phải biết

Nếu bạn đang mang bầu những tháng cuối thai kỳ thì cần ghi nhớ những dấu hiệu sắp sinh này.

Những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần mẹ bầu nên biết

Mang bầu những tháng cuối, chắc chắn bà mẹ nào cũng từng thắc mắc không biết phải làm sao để biết mình sắp sinh con. Liệu đau lưng có phải là sắp sinh? Liệu đau hông có báo hiệu em bé sắp chào đời? Hay dấu hiệu ra máu báo, chuột rút... Trên thực tế thì chỉ có 5% em bé chào đời đúng ngày dự sinh và đôi khi chỉ cần chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể chính là cách đoán biết ngày dự sinh chuẩn nhất.
Theo dõi những thay đổi của cơ thể có thể nhận ra những dấu hiệu sắp sinh sớm nhất. (ảnh minh họa)
Dù không ai có thể khẳng định chắc chắn em bé sẽ chào đời ngày nào ngay cả bác sĩ sản khoa nhưng dưới đây là những dấu hiệu sớm báo mẹ có thể sẽ sinh thường trong khoảng 1 tuần tới đây: 

Bụng bầu tụt xuống sâu

Khoảng 1 tuần cho đến vài ngày trước khi chào đời, em bé sẽ bắt đầu dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ, phần đầu của bé quay xuống phía dưới ở vị trí thấp nhất trong tử cung. Tư thế này được gọi là ngôi thai thuận, là vị trí thuận lợi nhất để sinh thường. Nếu bé ở ngôi mông hay ngôi ngược, mẹ thường được khuyên sinh mổ.
Đây là một dấu hiệu sắp sinh con so mà những người giàu kinh nghiệm có thể giúp mẹ bầu phát hiện ra. Ở các mẹ sinh con thứ 2 trở đi, do cơ bụng không còn săn chắc như lần mang thai đầu tiên, dấu hiệu này không còn rõ ràng như trước.

Cổ tử cung bắt đầu mở và mỏng hơn

Thời điểm em bé sắp chào đời, cổ tử cung của mẹ cũng bắt đầu giãn nở và mỏng hơn. Để biết chính xác điều này, mỗi lần khám thai định kỳ bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của tử cung và sẽ có thông báo với mẹ bầu chuẩn bị tinh thần vượt cạn khi cổ tử cung đã mở đủ rộng.

Bị chuột rút và đau vùng chậu

Khi bước vào thời kỳ sinh nở, mẹ bầu thường bị chuột rút và đau nhiều hai bên háng. Đặc biệt, càng gần đến ngày sinh, mẹ càng dễ bị đau hơn. Lúc này các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ gây ra tình trạng trên.

Tiểu rắt và tiêu chảy

Thời điểm sắp sinh, đầu em bé chèn ép bàng quang, gây sức ép lên bàng quang làm mẹ đi tiểu thường xuyên giống 3 tháng đầu của thai kỳ. Kèm theo đó, có mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, cùng với đó, mẹ dễ bị tiêu chảy do ruột được thả lỏng trong những ngày sắp sinh.

Ngừng tăng cân

Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh cận ngày nhất mà mẹ có thể chú ý. Trái với đầu giai đoạn 3 thai kỳ, khi mẹ bắt đầu gia tăng cân nặng nhanh chóng, thì khi bước vào thời kỳ cuối của thai kỳ, cơ thể của người mẹ thường ngưng tăng cân và còn có thể giảm đi 1-2 kg. Điều này là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Việc sụt cân là do lượng nước ối của bạn giảm xuống. Lúc này cơ thể cảm thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.
Khi sắp sinh con, mẹ thường nhận thấy dấu hiệu đau lưng, chuột rút nhiều hơn. (ảnh minh họa)

Đau lưng dưới

Những ngày cuối thai kỳ thường làm mẹ bầu có cảm giác đau lưng nhiều. Bởi vì lúc này em bé đã lớn và tụt xuống dưới tạo áp lực cho lưng và làm dây chằng cổ tử cung, xương chậu bị kéo giãn khiến mẹ bậu cảm thấy đau nhức hơn. Nếu thấy đau lưng dưới hơn mức bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy bé con sắp chào đời.

Dễ thở hơn

Giai đoạn sắp sinh em bé, thai nhi đã tụt xuống thấp, vì vậy áp lực của thai nhi lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, vì vậy nhịp thở của mẹ được dễ dàng hơn, chứng ợ nóng trong thai kỳ cũng đột nhiên biến mất.

Cơn co thắt tử cung

Những cơn co thắt tử cung là dấu hiệu sắp sinh tiêu biểu nhất. Cơn đau co thắt này có thể diễn ra trong 1 vài tuần, hoặc có thể là 1 vài ngày trước ngày sinh. Tuy nhiên, khi càng gần thời điểm bé ra đời, mẹ sẽ càng cảm thấy các cơn co thắt mạnh hơn, dày đặc hơn. Khi cơn co thắt kèm cảm giác đau, quặn thắt, dữ dội và khó chịu, cơn đau theo từng đợt đều đặn và ngày càng dày đặc thì đó là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh.
Lúc này mẹ cần vào bệnh viện để được theo dõi khi các cơn co thắt và đau diễn ra với tần suất khoảng 10 – 15 phút/ lần. Nhiều mẹ cảm thấy không an tâm khi ở nhà cho đến thời điểm này nên có thể vào viện sớm hơn.

Xuất hiện máu báo

Thông thường, thời điểm một vài ngày trước khi sinh, ở âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch hơn và đặc hơn bình thường. Ở nhiều người, nút dịch nhầy ở cổ tử cung bong ra kèm theo một chút máu. Người ta gọi dấu hiệu sắp sinh con này là “máu báo”, cho biết mẹ bầu chuẩn bị quá trình vượt cạn. Nếu thấy âm đạo ra máu, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra và theo dõi kịp thời, phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Vỡ ối

Vỡ nước ối là dấu hiệu báo sắp sinh chính xác nhất. Tuy nhiên, em bé ít khi chào đời ngay lúc vỡ ối mà phần lớn thường phải mất vài giờ thì sản phụ mới thực sự lâm bồn. Khi thấy nước ối bị vỡ, mẹ bầu cần nhập viện ngay. Tuy nhiên, thông thường, mẹ bầu vỡ ối trong quá trình đau đẻ, lúc này sản phụ thường đã ở trong bệnh viện rồi.
Dù vậy vẫn có không ít các mẹ bầu trải qua dấu hiệu vỡ ối mà không nhận thấy cơn đau đẻ, thậm chí là cổ tử cung vẫn chưa mở. Vì vậy khi thấy vỡ ối, mẹ cần nhập viện ngay.