Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Chia sẻ 9 cách chữa sốc nhiệt đối với bà bầu

 Thời tiết oi bức kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khiến mẹ bầu có nguy cơ cao bị sốc nhiệt. Để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu cần bỏ túi ngay cách chữa sốc nhiệt sau đây.

Bình thường, thân nhiệt của chúng ta được duy trì nhờ các chất dịch trong cơ thể. Ngoài ra, quá trình đổ mồ hôi giúp cơ thể được làm mát và giải phóng phần nhiệt dư thừa.

Khi ở một nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, cơ thể càng dễ rơi vào trạng thái mất nước hơn. Tình trạng sốc nhiệt (hay say nắng) ở mẹ bầu có thể gây tổn thương thần kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Bài viết dưới đây, xét nghiệm nipt gentis chia sẻ đến bạn những vấn đề liên quan, đặc biệt là cách chữa sốc nhiệt tại nhà.

Chia sẻ 9 cách chữa sốc nhiệt cho bà bầu

Điều gì gây ra sốc nhiệt ở mẹ bầu?

Một lý do chính đưa đến tình trạng sốc nhiệt là do cơ thể phải gắng sức trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ.

Ngoài bà bầu, trẻ em hoặc người già cũng dễ mắc phải tình trạng này, bởi cơ thể họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhiệt độ. Ngay cả khi không có bất kỳ hoạt động thể chất nào, cả 2 nhóm đối tượng này cũng có thể bị say nắng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Sốc nhiệt có thể chia ra làm nhiều mức độ: nặng, nhẹ và trung bình. Ở mức nhẹ, cơn sốc nhiệt chỉ gây ra các triệu chứng như chuột rút, chóng mặt và buồn nôn. Với thể nặng, người bệnh có thể đối mặt với tổn thương não, thậm chí hôn mê hay tử vong.

Sốc nhiệt ở thể trung bình còn gọi là kiệt sức do nắng nóng. Tình trạng này xảy ra khi lượng nước trong cơ thể giảm xuống, hệ quả là thân nhiệt tăng nhẹ. Trái với sốc nhiệt nặng, người bị kiệt sức do nắng nóng nhiệt độ cơ thể không vượt quá 40°C.

Mách bạn cách nhận biết các triệu chứng khi sốc nhiệt

Để nắm được cách chữa sốc nhiệt hiệu quả, bạn cần hiểu rõ những triệu chứng liên quan đến tình trạng này. Mặc dù chia làm ba thể khác nhau nhưng người bị sốc nhiệt thường có  những biểu hiện chung được đề cập dưới đây.

Theo đó, ở người bệnh sẽ có một vài dấu hiệu cảnh báo trước như sau:

  • Buồn nôn và nôn
  • Nhiệt độ cơ thể cao (có thể lên đến 40°C)
  • Đau đầu
  • Da ửng đỏ
  • Chóng mặt
  • Thở nhanh
  • Tăng nhịp tim
  • Chuột rút ở bụng hoặc các cơ bắp
  • Đổ mồ hôi ít hoặc quá nhiều

Sau những dấu hiệu cảnh báo trên, cơn say nắng sẽ diễn ra. Các triệu chứng của sốc nhiệt dễ nhận thấy nhất thường là:

  • Co giật
  • Cáu gắt
  • Thay đổi hành vi kỳ lạ
  • Ảo giác, hoang tưởng

Bỏ túi cho mẹ bầu cách chữa sốc nhiệt hiệu quả ngay tại nhà

1. Sữa lên men (Buttermilk)

Sữa lên men là dạng sữa tươi lỏng, có vị chua. Loại này được dùng nhiều trong các công thức nấu ăn, làm bánh và sản xuất bơ.

Do có nhiều chất dinh dưỡng nên loại sữa này được xem là thức uống tốt cho sức khỏe. Đặc biệt buttermilk đem lại giải pháp bù nước, đồng thời cung cấp cho bạn thêm protein và men vi sinh cần thiết cho hệ tiêu hóa. Với sữa lên men, bạn có thể dùng khoảng 1 – 2 ly mỗi ngày.

Những gì bạn cần

  • Sữa chua (2 thìa canh)
  • Nước lọc (1 ly)
  • Muối (một nhúm nhỏ)
  • Bột thì là (một nhúm)

Cách thực hiện

Hòa chung nước và sữa chua với nhau. Thêm bột thì là và muối vào hỗn hợp, trộn đều. Sau khi làm lạnh là đã có thể dùng ngay.

2. Tắm với nước lạnh

Đây được xem là cách chữa sốc nhiệt hiệu quả nhất và cũng dùng như biện pháp sơ cứu tạm thời.

Những gì bạn cần

  • Một bồn tắm chứa sẵn nước lạnh

Cách thực hiện

Ngâm mình trong bồn tắm trong khoảng 15 – 20 phút. Biện pháp này được khuyên là áp dụng cho trường hợp say nắng do gắng sức nhằm giúp cơ thể hạ nhiệt một cách nhanh chóng.

3. Liệu pháp tinh dầu

Bạn có biết rằng dầu hoa oải hương chính là “vị cứu tinh” giúp làm dịu thần kinh, cũng như giúp phục hồi làn da bị cháy nắng? Hãy thử biện pháp này khi nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng dần bạn nhé!

Những gì bạn cần

  • Dầu bạc hà: 2 – 3 giọt
  • Dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân: 2 thìa súp
  • Dầu hoa oải hương: 1 – 2 giọt

Cách thực hiện

Đầu tiên, bạn trộn đều các loại tinh dầu với nhau. Kế đến, thoa hỗn hợp này dưới lòng bàn chân, phía sau cổ và phần mặt trong cổ tay.

4. Nước me

Uống nước me được xem là cách chữa sốc nhiệt hữu hiệu đấy! Bởi lẽ me là thực phẩm cung cấp nhiều chất điện giải, cũng như bù lại phần dinh dưỡng đã bị cạn kiệt do mất nước. Bạn có thể pha và dùng ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Những gì bạn cần

  • Một vài quả me tươi
  • Một ly nước lọc
  • Đường hoặc mật ong

Cách thực hiện

Đun sôi me trong khoảng vài phút, tắt bếp lọc lấy phần nước. Tiếp đến thêm mật ong hoặc đường vào phần nước ở trên để tạo vị. Nên dùng ngay khi nước đã nguội bớt.

5. Nước ép hành tây

Bạn có thể thử cách này sau khi đã trải qua cơn say nắng. Lời khuyên là nên uống hỗn hợp hành tây và mật ong khoảng hai lần trong một ngày, liên tiếp nhiều ngày sau khi bị say nắng.

Mặc dù cho đến nay, cơ chế của biện pháp này vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, dân gian đã dùng biện pháp này từ rất lâu và cho hiệu quả cao.  xét nghiệm double test ở đâu uy tín chất lượng ?

Những gì bạn cần

  • Mật ong
  • Nước ép hành tây

Cách thực hiện

Có hai cách để sử dụng loại nước này trị cơn say nắng:

  • Sau khi trải qua cơn say nắng, bạn thoa nước ép hành tây lên sau tai, ngực và dưới lòng bàn chân. Để yên như vậy và không rửa lại.
  • Sau khi các triệu chứng kết thúc, uống một thìa cà phê nước ép hành tây trộn cùng một ít mật ong.

6. Nước ép rau mùi

Cũng như nước ép hành tây, bạn có thể thử cách chữa sốc nhiệt này sau khi các triệu chứng đã diễn ra.

Những gì bạn cần

  • Rau mùi
  • Đường

Cách thực hiện

Cho lá rau mùi cùng một ít nước vào máy xay thực phẩm, xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước, thêm đường và khuấy đều.

Làm lạnh nước khoảng vài phút trong tủ trước khi dùng.

Rau mùi mang lại tác dụng loại bỏ lượng nhiệt thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, nó còn giúp mẹ bầu thoát khỏi triệu chứng buồn nôn khó chịu.

7. Bột gỗ đàn hương

Ngày nay, bột gỗ đàn hương được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc da. Ngoài ra, nó cũng là được áp dụng như cách chữa sốc nhiệt hiệu quả tại nhà. Lý do vì gỗ đàn hương có đặc tính làm mát, nhờ đó giúp hạ thân nhiệt nhanh chóng. Bạn có thể tìm mua bột gỗ đàn hương ở siêu thị hoặc các trang bán hàng trực tuyến.

Những gì bạn cần

  • Bột gỗ đàn hương: 3 – 4 thìa súp
  • Nước tinh khiết

Cách thực hiện

Trộn bột với nước để tạo thành hỗn hợp nhão. Sau đó thoa đều lên trán, ngực và để yên khoảng 1 giờ. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu đàn hương trong trường hợp không có bột gỗ.

8. Giấm táo

Hãy uống giấm táo khi bạn cảm thấy mệt và chóng mặt mỗi khi ra ngoài nắng. Giấm táo giàu vitamin và khoáng chất giúp bổ sung điện giải cho cơ thể.

Những gì bạn cần

  • Một ly nước mát
  • Giấm táo: 1 thìa cà phê

Cách thực hiện

Trộn đều nước với giấm táo và dùng ngay.

9. Nước mận

Thức uống này có thể được dùng như một cách chữa sốc nhiệt tự nhiên. Mận là một nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa, đồng thời giúp bù nước và cấp ẩm tốt cho cơ thể.

Những gì bạn cần

  • Mận
  • Nước tinh khiết

Cách thực hiện

Ngâm một vài quả mận trong nước cho đến khi mềm. Sau đó vớt ra, nghiền mận rồi trộn cùng nước tinh khiết. Lọc lấy phần nước để sử dụng.

Mẹo để phòng ngừa sốc nhiệt ở bà bầu

  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nước sẽ giữ ẩm và giúp làm mát cơ thể. Mỗi khi ra ngoài, mẹ bầu nên mang theo nước.
  • Luôn luôn sử dụng khăn quàng cổ, dù hoặc mũ để che đầu khi đi ngoài trời nắng.
  • Dùng sữa tươi lên men hoặc nước chanh để loại bỏ bớt lượng nhiệt thừa khỏi cơ thể.
  • Chọn các loại quần áo thấm hút tốt, phom rộng để mặc trong những ngày trời oi bức. Mặt khác, mẹ bầu nên chọn quần áo sáng màu vào ban ngày vì chúng hấp thụ nhiệt ít hơn.
  • Hạn chế ra ngoài nhiều khi không cần thiết. Cố gắng bù nước hàng giờ và duy trì việc luyện tập để giữ cho cơ thể luôn ổn định.
  • Nên dành thời gian ít nhất 8 giờ để ngủ mỗi ngày và có một chế độ ăn uống cân bằng. Điều này sẽ đảm bảo rằng cơ thể mẹ bầu được nghỉ ngơi đầy đủ, có đủ khoáng chất, protein và vitamin để hoạt động khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt do nắng nóng

Trong trường hợp thấy có nạn nhân bị sốc nhiệt nặng, bạn nên gọi cho tổng đài 115 để được cấp cứu ngay lập tức. Song song đó, bạn nên tiến hành các bước sơ cứu như sau:

  • Đặt nạn nhân vào bồn nước hoặc vòi hoa sen mát
  • Nếu ở bên ngoài, bạn cần cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết, mục đích là để lộ bề mặt da tối đa tiếp xúc với không khí.
  • Xịt nước mát khắp cơ thể hoặc đặt túi chườm nước đá hoặc khăn ướt lên đầu, cổ, nách và bẹn của nạn nhân.
  • Cho nạn nhân uống nước chanh, nước dừa hoặc nước tinh khiết. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt hoặc aspirin.

Hy vọng rằng những cách chữa sốc nhiệt sau đây sẽ phần nào giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để giữ cho thai kỳ được khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu chính xác nhất ?

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Tác hại khôn lường khi bầu dùng tăm bông ngoáy tai

 Rất nhiều mẹ bầu có thói quen lấy ráy tai bằng tăm bông sau khi tắm gội. Bạn cần dừng ngay việc này lại, bởi lẽ việc sử dụng bông ngoáy tai là vô cùng có hại cho sức khỏe thính giác.

Việc vệ sinh tai bằng tăm bông có thể làm cho các sợi bông gòn dính lại bên trong tai, lâu dần dẫn đến những vấn đề tai hại. Có báo cáo cho thấy, việc dùng bông ngoáy tai thường xuyên có thể gây thủng màng nhĩ, viêm tai, nấm tai hoặc trường hợp xấu nhất là điếc vĩnh viễn.

Tác hại khôn lường khi mẹ bầu dùng tăm bông ngoáy tai

Không riêng gì các mẹ bầu, nhiều người vẫn có thói quen dùng bông ngoáy tai thậm chí ngay cả khi không bị ngứa. Điều này hết sức nguy hại vì vô tình đã loại bỏ đi “hàng rào phòng vệ tự nhiên” của đôi tai.

Chúng ta cũng làm điều này khi cảm thấy ráy tai quá nhiều dẫn đến khó chịu, bức bối nên muốn “tống cổ” chúng ra ngay. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng ráy tai không hề vô dụng. Về mặt lý thuyết, ráy tai được sinh ra để bảo vệ tai khỏi tác hại của bụi bẩn và dị vật. Hơn nữa, ráy còn có tác dụng làm trơn bề mặt tai và ngăn ngừa sự xuất hiện của nấm mốc. Chính vì đặc tính này mà bạn sẽ cảm thấy tai mình bị khô sau khi làm sạch ráy tai. sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu chính xác nhất ?

Mặt khác, nhờ vào cơ chế làm sạch tự nhiên mà ráy tai sẽ dần tự di chuyển và rơi ra khỏi tai. Khi đó, quá trình hình thành ráy tai mới sẽ bắt đầu và quy trình cứ lặp đi lặp lại như vậy.

Những tổn thương do sử dụng bông ngoáy tai mẹ bầu cần biết

1. Ảnh hưởng đến cấu trúc tai giữa

Theo đó, tăm bông hoặc các dụng cụ bằng kim loại khác khi được đẩy quá sâu vào tai trong lúc lấy ráy tai sẽ gây tổn thương phần tai giữa. Phổ biến nhất có lẽ là tình trạng rách màng nhĩ.

2. Nhiễm trùng

Việc lấy ráy tai, sử dụng bông ngoáy tai vô tình đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong ống tai. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Khi bị đẩy vào bên trong, một phần ráy tai cũng bám vào màng nhĩ làm tăng gánh nặng, giảm độ rung của bộ phận này. Nặng hơn nữa, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ hỏng màng nhĩ, mất thính giác hoặc nhiễm trùng.

3. Làm xuất hiện dị vật trong tai

Nhiều trường hợp, phần đầu của bông ngoáy tai bị rơi ra ngoài và mắc kẹt lại bên trong lòng tai. Vấn đề này xảy ra sẽ khiến các bà mẹ tương lai vô cùng khó chịu, bức bối.

Một nghiên cứu trên các dị vật trong cơ thể báo cáo rằng, tăm bông chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca cấp cứu nhất. Vì vậy, khi sử dụng để vệ sinh tai, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận.

4. Tác động do tích tụ quá nhiều ráy tai

Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng tăm bông sẽ khiến ráy tai bị đẩy vào sâu hơn trong ống tai. Bên cạnh việc gây tổn thương cấu trúc tai giữa, việc tích tụ quá nhiều ráy tai sẽ dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như: Đau, cảm giác nặng nề trong tai hoặc ù tai, không nghe rõ.

Mẹ bầu nên làm gì khi cảm thấy tai bị đau?

Sau khi kết thúc quá trình vệ sinh tai bằng tăm bông và bạn cảm thấy đau ở vị trí này, những việc tiếp theo cần phải làm bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau có sẵn tại nhà. Loại thuốc không kê đơn phù hợp cho bạn như Paracetamol hay Acetaminophen. Nếu dị ứng với thuốc này, bạn có thể chuyển qua sử dụng Ibuprofen. Khi dùng thuốc, nếu cơn đau không thuyên giảm mà còn nặng hơn, hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Lưu ý, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà cần phải có sự tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Ngoài ra, khi chạm vào tai mà cảm thấy đau kèm biểu hiện không nghe rõ, bạn cũng nên đến bác sĩ ngay. Vì có thể lúc này, tai bạn đã bị tổn thương.

Mách mẹ bầu những biện pháp vệ sinh tai an toàn mà không cần dùng đến tăm bông

Lấy ráy tai bằng tăm bông sẽ gây hại, nếu như bạn thường xuyên lạm dụng việc này. Bên cạnh việc hạn chế dùng bông ngoáy tai, bạn cũng có thể thử những mẹo phổ biến sau đây:

1. Hỗn hợp tỏi và dầu dừa

Sự kết hợp giữa tỏi và dầu dừa được cho là combo thay thế tuyệt vời cho bông ngoáy tai. Điều thú vị là biện pháp này đã có từ rất lâu rồi đấy! Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết thực hiện ra sao cho đúng, hãy để xét nghiệm nipt gentis hướng dẫn cặn kẽ cho bạn.

Bạn cũng biết rằng tỏi là loại củ gia vị mang lại đặc tính kháng khuẩn và chống virus hữu hiệu. Do đó, hỗn hợp dầu tỏi cũng sẽ giúp loại bỏ sạch sẽ ráy tai cho bạn. Hơn nữa, nó còn mang lại lợi ích khử mùi và giữ cho bạn thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng tai.

Để làm ra hỗn hợp này, bạn cần chuẩn bị khoảng 4 – 5 tép tỏi tươi, bóc sạch vỏ và nấu cùng một ít dầu dừa trong 10 – 12 phút. Sau khi xong, đem lọc lấy phần dầu và nhỏ vào tai một vài giọt. Lời khuyên là sẽ tốt hơn nếu sử dụng khi dầu còn đang ấm. Tuy nhiên, không nên để dầu quá nóng vì sẽ ảnh hưởng đến lớp da nhạy cảm bên trong tai.

2. Baking soda

Ngoài mang lại lợi ích cho làn da và mái tóc, baking soda còn có thể sử dụng để khử mùi hôi tai. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn một nhúm nhỏ baking soda cùng với 2 thìa cà phê nước tinh khiết. Sau đó dùng hỗn hợp vừa pha nhỏ vào tai, để yên khoảng 2 phút rồi lau sạch. Phương pháp này không những loại bỏ mùi hôi, mà còn giúp làm sạch ráy tai nữa đấy!

3. Giấm táo

Các bà mẹ tương lai cũng có thể dùng giấm táo thay cho bông ngoáy tai khi muốn vệ sinh tai. Do có tính axit nhẹ nên giấm táo có thể “quét” sạch phần ráy tai thừa cho bạn. Hãy thử biện pháp này bằng cách trộn nửa thìa cà phê giấm táo với 2 thìa cà phê nước cất. Nhỏ hỗn hợp vào tai và để yên khoảng 2 phút. Sau đó làm sạch lại với sự trợ giúp của một dụng cụ là nút tai.

4. Hydrogen peroxide (oxy già)

Hydrogen peroxide được sử dụng phổ biến nhất để loại bỏ bụi bẩn và ráy tai. Cơ chế là khi nhỏ chất này vào, nó sẽ phản ứng với các vi khuẩn và bụi bẩn bên trong, từ đó hình thành nên bọt bong bóng. Bọt này nổi lên và mang theo những chất bẩn cần loại bỏ.

Lưu ý bạn không được dùng oxy già nhỏ trực tiếp vào tai. Cách tốt nhất là phải pha loãng bằng nước cất. Nên sử dụng loại oxy già có nồng độ khoảng 3% bạn nhé!

Trên đây là những gợi ý về cách vệ sinh tai an toàn cho mẹ bầu. Nếu có bất kỳ vấn đề nào lo ngại, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được hướng dẫn thêm. Ngoài việc dùng bông ngoáy tai, bạn cũng nên tránh các biện pháp không an toàn khác, chẳng hạn như dùng nến hoặc các loại thiết bị hút ráy tai không rõ nguồn gốc. Cùng chia sẻ bài viết để bảo vệ thai kỳ an toàn cho bạn và người thân xung quanh nhé.

Tham khảo thêm: khám sàng lọc thai nhi ở đâu uy tín chất lượng ?

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Tháng thứ 5 mang bầu có nên quan hệ tình dục

 Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 thì bụng bầu của mẹ cũng đã to dần, đồng thời cảm giác thai nghén cũng không còn xuất hiện. Vậy mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục không? cùng nipt gentis tìm hiểu rõ hơn nhé !

Tháng thứ 5 mang thai có nên quan hệ

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có những thay đổi tâm sinh lý tùy theo từng giai đoạn thai kỳ. Sau khi trải qua 3 tháng đầu mệt mỏi vì ốm nghén thì ở tháng thứ 4 và 5 được xem là thời thích hợp để mẹ bầu tận hưởng “chuyện ấy” vì bụng bầu lúc này cũng chưa quá to. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng vẫn thắc mắc mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì có thể đọc ngay bài viết này.

Lợi ích của việc quan hệ khi mang thai

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ bầu. Nếu sức khỏe của mẹ bầu vẫn ổn định thì bạn không nên từ chối “chuyện ấy” bởi vì những lợi ích của việc quan hệ tình dục khi mang thai sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy!

  • Tăng lưu lượng máu: Khi phụ nữ mang thai, lưu lượng máu sẽ tăng lên khiến chị em rất dễ đạt được “cực khoái”. Ngược lại, đạt “cực khoái” cũng làm cho lưu lượng máu tăng và điều này rất có lợi cho em bé ở trong bụng.
  • Chống tăng huyết áp: Quan hệ khi mang thai giúp mẹ bầu giảm huyết áp, chống nguy cơ bị tiền sản giật gây nguy hiểm cho sức khỏe của hai mẹ con.
  • Giảm đau và giải phóng hormone “hạnh phúc”: Làm “chuyện ấy” khi mang thai sẽ giúp cơ thể sản xuất ra hormone oxytocin có tác dụng giúp mẹ bầu chịu được đau đớn tốt hơn. Đồng thời hormone “hạnh phúc” với tên gọi endorphin sẽ được giải phóng mang lại cảm giác hạnh phúc cho mẹ và bé.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Hoạt động tình dục thường xuyên sẽ làm tăng nồng độ globulin – vốn là một kháng thể chống lại sự xâm nhập của các vi trùng, từ đó tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
  • Cải thiện giấc ngủ: Quan hệ khi mang thai có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Hơn nữa, một số tư thế quan hệ tình dục cũng góp phần “vỗ về” giấc ngủ em bé trong bụng mẹ nữa đấy.

Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục không?

Rất nhiết phụ nữ mang thai thắc mắc rằng có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 hay không. Câu trả lời là: tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi, nếu cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh thì mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục mẹ nhé.

Rõ ràng rồi! Mẹ bầu thắc mắc mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không thì với những lợi ích kể trên, bạn hoàn toàn có thể thoải mái làm “chuyện ấy” mà không cần phải lo lắng hay căng thẳng gì cả. 

Đặc biệt, sau 3 tháng mệt mỏi vì ốm nghén thì mẹ bầu có thể tận hưởng những giây phút thăng hoa trong chuyện chăn gối khi mang thai tháng thứ 5. Thậm chí, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy thích thú và gần chồng hơn bao giờ hết, từ đó sẽ giúp cho tình cảm vợ chồng thêm phần khăng khít.

Những tư thế quan hệ an toàn khi mang thai tháng thứ 5

Mặc dù quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu cần lựa chọn tư thế quan hệ phù hợp và an toàn. Sau đây là 4 tư thế sex bạn có thể tham khảo:

  • Tư thế úp thìa: Nếu lo lắng quan hệ khi mang thai có nguy hiểm cho bé thì vợ chồng bạn có thể lựa chọn tư thế úp thìa vốn không gây áp lực lên bụng mẹ bầu. Bạn hãy nằm nghiêng với dáng chữ “C” và để cho chồng thâm nhập từ phía sau. Tư thế này sẽ góp phần tăng thêm sự thân mật cho bạn và cả anh ấy.
  • Tư thế đối mặt: Bạn và chồng nằm đối diện với nhau. Anh ấy có thể nằm thấp hơn bạn một chút hoặc bạn gác chân lên người anh ấy để quan hệ. Tư thế này cũng không gây áp lực lên bụng mẹ bầu nên sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Tư thế nữ trên: Đây là tư thế quan hệ tình dục mà bạn có thể kiểm soát được sự thâm nhập của anh ấy và điều chỉnh những áp lực lên vùng bụng. Hãy nhớ dừng lại nếu thấy có điều gì đó bất ổn nhé bạn.
  • Tư thế Doggy: Là một trong những tư thế khá an toàn cho em bé nhưng có thể khiến bạn không thoải mái. Đây là tư thế khi cả hai cùng quỳ và anh ấy thì quỳ ở phía sau bạn. Bạn có thể kê thêm một vài cái gối cao để tì vào nếu cảm thấy mỏi.

Quan hệ khi mang thai cần chú ý gì?

Mặc dù đã thông suốt câu trả lời mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ nhưng mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng nếu bạn không có một thai kỳ khỏe mạnh thì cũng nên cân nhắc về “chuyện ấy” nhé. Đặc biệt, một số trường hợp nên tránh quan hệ tình dục khi mang thai đó là:

  • Có tiền sử sảy thai nhiều lần: Nếu mẹ bầu đã từng sảy thai nhiều lần trước đó, bạn có thể kiêng sex trong 3 tháng đầu của thai kỳ cho đến khi bác sĩ khẳng định thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Cổ tử cung yếu: Không nên quan hệ khi mang thai nếu cổ tử cung của mẹ bầu mở ra quá sớm hoặc có di chứng từ những ca sảy thai trước để lại.
  • Nguy cơ sinh non: Nếu bạn đã từng sinh non trong quá khứ hoặc gặp hiện tượng co thắt tử cung trong thai kỳ thì nên hạn chế “yêu” khi mang thai.
  • Chảy máu âm đạo bất thường là biểu hiện cho thấy thai kỳ của bạn có vấn đề. Hãy thăm khám ngay bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và biết cách kiêm khem “chuyện ấy”.
  • Rò rỉ nước ối là dấu hiệu cảnh báo thai nhi không còn được bảo vệ để tránh nhiễm trùng trong túi nước ối. Vậy nên quan hệ tình dục có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Ngoài ra, việc quan hệ tình dục sát ngày sinh cũng không được khuyến khích vì những cơn cực khoái có thể phóng thích ra hormone prolactin có thể gây tổn thương cho mẹ và bé.

Tóm lại, mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ tình dục hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu. Cứ thoải mái tận hưởng nhưng cũng không nên chủ quan để đảm bảo cho cả bạn lẫn em bé trong bụng sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn nhé!

Tham khảo thêm: bệnh edward và bệnh down có nguy hại thế nào với thai nhi ?

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Thai nhi đạp nhiều về đêm và vài điều con muốn nói

 Rõ ràng, thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là quấy rối giấc ngủ của mẹ, điều này đôi khi khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Nhưng chẳng phải bé đạp ít hoặc không đạp còn đáng lo hơn sao. Cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu nhé !

Thai nhi đạp nhiều về đêm và những điều muốn nói

Vừa mới chớm vào giấc ngủ, mẹ đã tỉnh giấc ngay bởi em bé đạp nhiều vào ban đêm. Những cú “tung chưởng” mạnh đến mức nhiều phụ nữ mang thai lần đầu giật thót mình. Có thông điệp gì đó ẩn sau những cú đạp này không?

Thai nhi ngủ và thức giấc

Ngay từ trong thai kỳ, thai nhi đã có những cử chỉ giống như một trẻ sơ sinh thực thụ. Thai nhi đi ngủ, di chuyển xung quanh, lắng nghe âm thanh và có những suy nghĩ riêng, có ký ức. Bé thực hiện như thế nào?

Cũng giống như trẻ sơ sinh, thai nhi dành phần lớn thời gian ngủ. Ở tuần thứ 32, thai nhi ngủ khoảng 90-95% trong ngày. Một số thời điểm bé ngủ sâu, một số trong trạng thái giấc ngủ REM, và một số trong một trạng thái không xác định. Nguyên nhân là do não bộ của bé chưa hoàn chỉnh.

Trong giấc ngủ REM, mắt thai nhi di chuyển qua lại giống như mắt người lớn. Một số nhà khoa học thậm chí còn tin rằng thai nhi mơ trong khi đang ngủ! Cũng giống như trẻ sơ sinh sau khi sinh, có thể mơ về những gì bé từng biết – những cảm giác mà trẻ cảm thấy trong bụng mẹ.

Thai nhi di chuyển

Khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, em bé của bạn bắt đầu thực hiện những chuyển động đầu tiên. Những chuyển động này có thể nhìn thấy bằng siêu âm thai, mẹ không thể cảm nhận được trong vài tuần nữa. Sau 13 tuần, bé có thể đặt ngón tay cái vào miệng, mặc dù miệng chưa hoàn toàn phát triển.

Các chuyển động cơ đầu tiên của thai nhi là không tự nguyện cho tới tuần thứ 16 thai kỳ. Sau thời điểm này, dù tỉnh táo hoặc ngủ, thai nhi cũng di chuyển 50 lần mỗi giờ. Đó có thể là uốn cong và kéo dài cơ thể, di chuyển đầu, mặt và chân tay, và khám phá “căn nhà ấm áp” của mình bằng cách chạm hay đạp. Vào tuần thứ 37, bé đã phát triển đủ sự phối hợp để bé có thể nắm bắt bằng ngón tay.

Cùng với những chuyển động thông thường này, trẻ thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm liếm thành tử cung và “đi bộ” xung quanh tử cung bằng cách đạp chân.

Thai nhi cũng phản ứng với chuyển động đối với hành động của mẹ. Ví dụ, siêu âm đã cho thấy một bào thai nảy lên khi người mẹ cười. Quan sát điều này trên màn hình, các bà mẹ thường xuyên cười nhiều hơn, và thai nhi bắt đầu di chuyển lên xuống nhanh hơn!

Khi sinh con thứ 2 hoặc thứ 3 có thể do cổ tử cung khi mang thai sẽ giãn nở nhiều hơn, dây rốn dài hơn so với lần sinh con so nên những thai nhi này cũng có khuynh hướng năng động hơn. xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không ?

Tại sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?

Tại sao em bé đạp nhiều vào ban đêm? Điều này được lý giải là do thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối… và lại ngủ tiếp.

Đêm là thời điểm mẹ nghỉ ngơi và cần ngủ sâu giấc sau ngày dài nhiều hoạt động. Cơ mà bé lại không chịu ngủ, lại lệch pha với mẹ. Bé có thể dậy chơi, huých mẹ một cái làm mẹ tỉnh ngủ.

Nếu mẹ ngủ say, bé có thể tự chơi một mình khoảng vài phút nằm lắng nghe âm thanh và cảm nhận ánh sáng xung quanh. Và bé yêu sẽ nhanh chóng phát hiện mẹ đã ngủ rồi, làm quen dần với sự yên tĩnh. Bé sẽ đi ngủ theo mẹ liền sau đó.

Điều này cũng lý giải vì sao những buổi tối mẹ “đếm cừu” rất có thể bé cũng sẽ không ngủ theo mẹ. Mẹ cần cố gắng tạo một giấc ngủ ngon để 2 mẹ con cùng ngủ, bé sẽ phát triển nhanh hơn.

Nhiều chuyên gia cho rằng bắt đầu từ tháng thứ 7 bé dễ dàng nhận ra giọng nói của mẹ mình và phân biệt giọng nói của mẹ với người khác. Khi mẹ tâm sự với bé trước khi chìm vào giấc ngủ sâu, bé thường tỏ ra phấn khích, vui nhộn. Thế nên thai nhi tháng thứ 7 đạp nhiều, đạp mạnh vào thành bụng hơn so với bình thường.

Cảm xúc, hành động của thai nhi phụ thuộc vào mẹ

Cùng với khả năng cảm nhận, thấy và nghe, thai nhi còn có khả năng học hỏi và ghi nhớ. Ví dụ, thai nhi có thể bị giật mình bởi tiếng ồn lớn, nhưng ngừng nhào lộn khi tiếng ồn đã được lặp lại nhiều lần.

Các nghiên cứu cũng cho thấy một em bé có thể cảm nhận và ghi nhớ trạng thái cảm xúc của người mẹ. Một thử nghiệm ở Úc cho thấy thai nhi cũng cảm thấy khó chịu khi mẹ bầu xem một đoạn phim dài 20 phút có nhiều cảnh quay bạo lực hoặc quá xúc động.

Vào những năm 1980, giáo sư tâm lý học Anthony James DeCasper, và các đồng nghiệp tại Đại học Bắc Carolina tại Greensboro đã thực hiện một nghiên cứu với một sự cho phép bé nghe một bộ âm thanh qua tai nghe khi nhanh và chậm hơn. Thí nghiệm này tiết lộ rằng trong vòng vài giờ sau khi sinh, một em bé đã thích giọng của người mẹ hơn với người lạ, cho thấy rằng bé phải học và nhớ giọng nói từ bụng mẹ.

Trẻ sơ sinh cũng ưa thích một câu chuyện được đọc nhiều lần trong bụng mẹ. Và cùng một bản nhạc nhẹ nhàng làm dịu bé trong tử cung sẽ làm dịu lại bé sau khi sinh.

Thai nhi có thể lắng nghe, học hỏi và ghi nhớ ở một mức độ nào đó. Như với hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ thích sự thoải mái và sự trấn an của người quen.

Có nhiều lý giải khác nhau khi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm. Nhưng khi nhìn lại quá trình phát triển của bé trong bào thai, mọi vấn đề điều có liên quan đến trạng thái cảm xúc của mẹ bầu. Mẹ thoải mái, con vui tươi!

Tham khảo thêm: bệnh down gây ra những nguy hại gì đến thai nhi

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Thai máy càng nhiều con càng khỏe hay không ?

 Một trong những thứ thú vị nhất của việc mang thai là cảm thấy em bé đạp. Cảm giác mà sự chuyển động đó sẽ cho bạn linh cảm từ rất sớm rằng, bạn sẽ có một đứa bé đáng yêu! Tuy nhiên, mẹ có biết những chuyển động của thai nhi cũng có thể cho biết về tình trạng sức khỏe của con. Cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu nha các mẹ !

Có phải thai máy càng nhiều con càng khỏe không ?

Trong ba tháng đầu, em bé của bạn đang phát triển nhanh, nhưng cảm giác chuyển động của thai nhi ở giai đoạn này là gần như không có. Nguyên nhân là bởi vì “căn phòng” của bé quá lớn, và những chuyển động của bé quá nhỏ để mẹ có thể nhận ra. Thậm chí nếu bạn có cặp sinh đôi hay sinh ba, bạn vẫn sẽ không có cảm giác gì.

1/ Dấu hiệu thai máy đầu tiên

Một số phụ nữ có thể cảm thấy sự chuyển động của thai nhi vào khoảng tháng thứ tư. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu không thấy gì trong giai đoạn này nhé! Hầu hết phụ nữ có thể cảm thấy các chuyển động trong tháng thứ năm của thai kỳ. Có khả năng bạn sẽ cảm nhận được bé đá thường xuyên hoặc xoáy trong bụng của bạn, và sau đó không cảm thấy gì trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày. Đến tháng thứ sáu, bạn sẽ cảm nhận được bé thường xuyên hơn.

Trong ba tháng cuối, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển động gần như liên tục của thai nhi, đặc biệt sau khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Những cử động của bé bây giờ có thể hơi khiến bạn khó chịu, nhưng đó vẫn là cảm giác thú vị. Bởi vì nó có nghĩa là bé sẽ sớm chào đời.

2/ Cảm giác em bé đạp như thế nào?

Trong khi một số người nghĩ cảm giác bé đạp như đang làm bắp rang trong bụng, hoặc bướm nhảy múa xung quanh. Những người khác nói nó như những đợt sóng, hoặc như vòi nước nhỏ. Trong những tháng sau đó, một số bà mẹ so sánh nó như là cú đá của một ninja nhí.

Dưới đây là thông tin về những cảm giác bé đá có thể cảm thấy như thế nào, và những gì bạn nên làm ở những giai đoạn nhất định:

– Tam cá nguyệt thứ hai: Vào khoảng tháng thứ năm, bạn sẽ có thể cảm nhận được cái đạp đầu tiên như cách bé nói xin chào. Tại thời điểm này, bạn chỉ cần ngồi lại và tận hưởng cảm giác.

– Tháng 7: Tại thời điểm này, em bé của bạn sẽ đá và lăn lộn trong bụng của bạn. Đếm số lần đá hai lần một ngày, và nên mong có khoảng ít nhất mười cứ đá một giờ. Nếu bạn không cảm nhận được, uống nước trái cây để tăng sự hăng hái và đếm lại. Nếu bé chuyển động ít hơn 10 lần trong 2 giờ liên tục, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

– Tháng 8: Mọi thứ ngày càng thắt chặt, và đôi khi chuyển động của thai nhi có thể thực sự gây khó chịu. Tiếp tục đếm những cú đá như bình thường. Bạn có thể nhận thấy rằng em bé của bạn đã ngủ hay thức dậy. Các cú đá sẽ không còn rõ ràng nữa, do không có đủ không gian, nhưng bé sẽ chuyển động nhiều như lăn qua lăn lại trong bụng mẹ.

– Tháng 9: Tại thời điểm này, em bé sẽ di chuyển rất nhiều. Bạn nên cố gắng để có được vào một vị trí thoải mái mà không làm bạn có cảm giác như có một đầu gối nhỏ trong thận hoặc một bạn chân đá vào xương sườn của bạn. Chú ý đến hoạt động của bé, và báo cho bác sĩ biết nếu có bất cứ điều gì thay đổi. bệnh edward  ảnh hưởng thế nào đến thai kì ?

3/ Bé thường đá bao lâu một lần?

Trong tam cá nguyệt thứ hai, khi mọi thứ đã sẵn sàng để di chuyển, bé của bạn sẽ di chuyển nhiều hơn, háo hức hơn và thường xuyên hơn. Bạn thậm chí có thể cảm thấy em bé của bạn di chuyển khoảng 30 lần trong một giờ.

Tất nhiên, hầu hết thời gian hoạt động nhiều nhất trong ngày sẽ xảy ra vào ban đêm, ngay khi bạn đã chuẩn bị đi ngủ. Đó có thể là bởi vì bạn đã kết thúc các hoạt động trong ngày, và đang thư giãn. Nó cũng có thể là do biến động lượng đường trong máu khiến cho các bé “tăng động”. Trẻ cũng có thể phản ứng với âm thanh hoặc sự va chạm, và sẽ trở nên sôi động hơn khi bạn nói chuyện với họ, chơi nhạc, và tập thể dục.

4/ Tại sao nên theo dõi sự chuyển động của thai nhi?

Các chuyển động của bé là một dấu hiệu rất tốt về mọi thứ đang đang diễn ra ở bên trong. Một bé hoạt động thường xuyên là một bé khỏe mạnh, và có thể khiến bạn an tâm. Bạn có thể lập biểu đồ thời gian lịch ngủ và thức của bé, và nếu bạn cần ngủ nhiều hơn, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp.

5/ Nên làm gì nếu không thấy bé đạp?

Bạn nên cảm thấy bé đá ít nhất mười lần mỗi giờ. Nếu là trong lúc các em bé đang ngủ, bạn có thể cảm thấy ít hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần phải có một chút nước để “đánh thức” bé cưng và cảm nhận sự chuyển động. Nếu bạn cảm thấy số lần bé đá không thích hợp trong một giờ sau lần đếm thứ 2, bạn nên đi bác sĩ ngay. Bác sĩ của bạn có thể muốn nghe nhịp tim hoặc làm siêu âm để chắc chắn rằng mọi thứ trong đó đều ổn.

Trong những tháng sau đó, nếu sự chuyển động bất ngờ ít đi có thể gây ra hậu quả đáng tiếc. Nếu điều này xảy ra, đến bệnh viện ngay lập tức và yêu cầu được hướng dẫn.

Tham khảo thêm : hội chứng down là gì ?