Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Đồi sùi mào gà khi mang thai và điều nên biết

Đốt sùi mào gà khi mang thai là phương pháp phổ biến được thực hiện khi đã phát hiện và xác định được chính xác bệnh. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Cùng trung tâm gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!!

Đồi sùi mào gà khi mang thai và những điều nên biết

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH SÙI MÀO GÀ

Bệnh sùi mào gà thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với mầm bệnh từ 3 – 32 tuần. Dưới đây là một vài dấu hiệu của bệnh mà mẹ bầu nên biết.
– Xuất hiện những tổn thương nhỏ ở cơ quan sinh dục. Những tổn thương này có màu hồng nhạt, mềm và nổi trên bề mặt niêm mạc của cơ quan sinh dục.
Dễ dàng nhận thấy những tổn thương này có hình tròn hoặc ovan. Nếu miệng là bộ phận tiếp xúc với mầm bệnh thì trong vòm họng, amidan sẽ xuất hiện nhiều mảng đỏ, trắng. Các mảng này có hiện tượng sưng phồng.
Đốt sùi mào gà khi mang thai là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh này
– Ở giai đoạn tiếp theo, những tổn thương này sẽ liên kết tạo thành mảng lớn. nổi cao hơn, bề mặt sần sùi. Có hình dạng giống súp lơ hoặc mào gà.
– Các tổn thương dễ chảy máu, chứa dịch mủ có mùi hôi.
– Đi kèm những biểu hiện khác như sốt cao, nổi hạch.
Phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu nên khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hơn so với người bình thường. Việc chữa sùi mào gà khi mang thai là rất cần thiết và cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể.

SÙI MÀO GÀ LÀ CĂN BỆNH NGUY HIỂM ĐỐI VỚI THAI PHỤ

Có thể khẳng định, sùi mào gà gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi, nhất là khi không có hướng xử trí kịp thời.
– Gây ra cảm giác khó chịu, lo lắng, stress. Khi bị sùi mào gà, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín bị bốc mùi. Điều này gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi. Những loại dị tật thai hay gặp.
Bệnh sùi mào gà có thể gây biến chứng xấu cho mẹ bầu và thai nhi nếu không được xử trí kịp thời, triệt để
– Gây bội nhiễm cho mẹ bầu. Do có sức đề kháng yếu nên nếu bệnh không được phát hiện và xử trí sớm sẽ gây ra một số bội nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu.
– Tiền đề cho sự phát triển của ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và hậu môn.
– Gây chảy máu bất thường. Điều này có dẫn đến hiện tượng sinh non, thậm chí sảy thai
– Dễ lây bệnh cho thai nhi nếu tiến hành sinh thường. Trẻ dễ mắc những bệnh về da và đường hô hấp.

ĐỐT SÙI MÀO GÀ KHI MANG THAI

Trên thực tế, bệnh sùi mào gà không di truyền từ mẹ sang con và không lây truyền qua đường máu. Chính vì vậy, khi phát hiện mắc bệnh sùi mào gà lúc mang thai, chị em cần nhanh chóng thăm khám và xử trí triệt để để không ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình sinh nở.
Khi có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, mẹ bầu cần tới bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời
Hiện nay, việc chữa sùi mào gà khi mang thai thường được sử dụng phương pháp đốt điện hoặc đốt các nốt tổn thương đã sần sùi bằng laze CO2. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là phương pháp tạm thời bởi đốt sùi mào gà khi mang thai chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không diệt được tận gốc virus gây bệnh.
Chính vì vậy, khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, mẹ bầu cần nhanh chóng tới các bệnh viện uy tín để kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời và dứt điểm để không gây ra những biến chứng xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Xem thêm nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/tam-soat-di-tat-thai-nhi-la-gi

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Mẹ bầu uống vitamin E như thế nào cho đúng

Có thai uống vitamin E được không là điều quan tâm của nhiều mẹ bầu. Vậy vitamin E có thể mang lại lợi ích gì cho mẹ bầu và thai nhi không?

Mẹ bầu nên uống vitamin E như thế nào cho đúng

CÓ THAI UỐNG VITAMIN E ĐƯỢC KHÔNG?

Vitamin E là một loại vitamin có khả năng tan trong chất béo, có nhiệm vụ tham gia vào các phản ứng của cơ thể, làm chất xúc tác, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chuyển hóa.
Bên cạnh đó, vitamin E còn giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại quá trình lão hóa, làm đẹp da, giúp tóc khỏe….

Có thai uống vitamin E được không là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm
Đặc biệt, vitamin được đánh giá là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng giúp bào thai phát triển, nhất là phổi. Vitamin E thường được đưa vào danh sách các loại vitamin cần phải bổ sung trong thai kì.
Vitamin % còn được sử dụng kết hợp với vitamin C để điều trị cho những sản phụ có dấu hiệu bị tiền sản giật. Trên thực tế, nếu mẹ bầu bổ sung thường xuyên và đều đặn 400 đơn bị vitamin E và 1.000 vitamin C hàng ngày ở 3 tháng giữa của thai kì, sẽ giảm được nguy cơ bị tiền sản giật.
Đặc biệt, vitamin cũng giúp cho quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi phát triển tốt đẹp, hạn chế nguy cơ sinh non, sảy thai… Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin E trong thai kì.Chia  sẻ thêm dành cho mẹ tầm quan trọng của mốc khám thai tuần 22.

MẸ BẦU NÊN SỬ DỤNG VITAMIN E NHƯ THẾ NÀO?

Tuy là một loại vitamin rất tốt cho mẹ bầu cũng như thai nhi nhưng việc lạm dụng vitamin E có thể gây ra những tác hại xấu. Vì vậy, mẹ bầu cần sử dụng vitamin E đúng cách, đúng lượng.
Trong vitamin E có một lượng chất phụ gia nhất định, nếu sử dụng vitamin E với liều lượng cao trong thai kì có thể ảnh hưởng tới hệ tim mạch của thai nhi. Bên cạnh đó, các chất phụ gia có trong vitamin có thể làm tăng nguy cơ về tim mạch cho thai nhi cao gấp 9 lần so với bình thường.

Mẹ bầu cần bổ sung vitamin đúng cách và đúng lượng
Cũng đã có nhiều chuyên gia từng đưa ra khuyến cáo, những chất phụ gia này có thể gây ra những sự phát triển không bình thường ở trẻ, gây ra những bất thường trong hoạt động của hệ tim mạch ở thai nhi.
Ngoài việc bổ sung vitamin E đã được điều chế thành dạng viên hoặc giọt, mẹ bầu có thể bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên. Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau như đào, lê, dầu oliu…
Tất cả những loại thực phẩm này đều rất tốt cho cơ thể nói chung và bà bầu, thai nhi nói riêng. Nếu mẹ bầu hấp thụ vitamin từ những thực phẩm này sẽ an toàn và tốt hơn rất nhiều so với vitamin E thành phẩm.

Việc bổ sung vitamin E quá liều có thể khiến gây ra những tổn thương đến hệ tim mạch của thai nhi
Ngoài việc bổ sung vitamin E, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Đặc biệt, không nên dùng kết hợp vitamin E với các loại thuốc khác vì vitamin E sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cách tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vitamin cùng với những loại thuốc khác.
Việc sử dụng vitamin E quá liều có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nứt lưỡi… Ngược lại, nếu bổ sung vitamin đúng và đủ liều lượng sẽ rất tốt, sẽ không gây ra bất kì tác dụng phụ nào, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng.
Cần tư vấn nhiều hơn về gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh liên hệ ngay với trung tâm xét nghiệm quốc tế gentis hotline 18002010 hoặc website: https://nipt.com.vn/

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Điện giật lúc đang mang thai có sao hay không ?

Chào bác sĩ. Bị điện giật khi mang thai có sao không ạ? Cháu đang mang thai 27 tuần và mới bị điện giật do sờ vào ổ điện. Cháu đang rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn. Cám ơn bác sĩ. – Lan Hương (26 tuổi, Hà Nội).

Bị điện giật lúc mang thai có sao hay không ?

Bị điện giật khi mang thai là hiện tượng khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Trên thực tế, cơ thể của con người được cho là một chất dẫn điện khá tốt, vì vậy, khi tiếp xúc trực tiếp với dòng điện, con người có thể bị điện giật.
Đối với mẹ bầu, bị điện giật khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cường độ dòng điện, trạng thái của mẹ bầu… Khi bị điện giật, mẹ bầu có thể cảm thấy đau rát tại nơi tiếp xúc trực tiếp với dòng điện, bụng bầu bị gò, căng cứng…
Bị điện giật khi mang thai khiến mẹ bầu không khỏi hoang mang, lo lắng
Bị điện giật khi mang thai sẽ khiến dòng điện truyền điện đến toàn bộ các bộ phận của cơ thể, trong đó có cả tử cung và thai nhi. Tuy nhiên, tác động của dòng điện đối với thai nhi còn phụ thuộc vào mức độ và thời gian bị điện giật.
Bạn Lan Hương thân mến, trước tiên bạn không nên quá lo lắng. Trong một số trường hợp, nếu dòng điện nhẹ và thời gian tiếp xúc với dòng điện ngắn thì bị điện giật khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi.
Do bạn không nói rõ nên không biết bạn có thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường nào sau khi bị điện giật hay không? Tuy nhiên, do đã bị điện giật, nên bạn cần hết sức lưu ý, và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình cũng như thai nhi trong vòng 72 giờ kể từ khi bị điện giật. Chia sẻ những dị tật thai nhi thường gặp trong thai kì.

Bị điện giật khi mang thai có sao không?

Bạn và thai nhi sẽ an toàn nếu bạn vẫn thấy những biểu hiện dưới đây:
– Thai nhi trong bụng mẹ vẫn hoạt động bình thường.
– Không xuất hiện nhiều cơn gò bất thường, dồn dập.
– Không bị chảy máu.
Nếu bị điện giật khi mang thai kèm theo những triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám
Ngược lại, nếu bị giật điện khi mang thai đi kèm với những triệu chứng bất thường trong 3 ngày sau đó, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, bạn cần hết sức chú ý và thận trọng trong các hoạt động hàng ngày, nhất là những hoạt động liên quan đến việc tiếp xúc với dòng điện. Bởi dòng điện cao và thời gian tiếp xúc dài có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm, không mong muốn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng bị điện giật khi mang thai. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh xin vui lòng liên hệ 18002010 hoặc website: https://nipt.com.vn/

Có bầu 3 tháng đầu bị té ngã có sao không ?

Bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu dù vì lý do gì cũng sẽ khiến mẹ bầu không khỏi hoang mang. Vậy trường hợp này có thật sự nguy hiểm, khi nào mẹ bầu cần tới bệnh viện?

Mang thai 3 tháng đầu bị té ngã có sao không ?

Khi mang bầu, cơ thể mẹ bầu dần trở nên nặng nề, mệt mỏi. Vì lý do nào đó mà mẹ bầu bị té ngã mà không đạp bụng bầu xuống đất hoặc bị vật nặng đè lên bụng bầu thì thường không gây bất kì ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến thai nhi.
Trên thực tế, thai nhi nằm trong túi ối, được bao bọc và bảo vệ bởi chất lỏng trong túi ối cũng như lớp màng khá dầy. Điều này sẽ giúp thai nhi được an toàn và chịu được một số tác động ở những mức độ lực nhất định. Hầu hết các trường hợp thai nhi chỉ bị tổn thương nếu phải chịu một cú va chạm rất lớn là mạnh.
Bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu khiến mẹ bầu cảm thấy hoang mang lo lắng
Hầu hết mỗi cú ngã đều khiến mẹ bầu vô cùng hoang mang lo lắng, nhất là bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu. Nếu sau khi ngã, mẹ bầu gặp những dấu hiệu dưới đây, thì cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra tình trạng của thai nhi:
– Chảy máu âm đạo.
– Đau bụng dữ dội.
– Co thắt tử cung bất thường.
– Thai nhi giảm chuyển động… Xem thêm: Tầm quan trọng của mốc khám thai tuần 22
Nếu bị vấp ngã nhẹ, không bị đập bụng xuống đất hoặc vật nặng đè lên bụng thì mẹ bầu không cần quá lo lắng
Việc thăm khám sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy an tâm hơn, đồng thời nếu có bất thường, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng xử trí phù hợp nhất.
Ngoài ra, cú ngã khiến mẹ bầu gặp những tổn thương nghiêm trọng dù không phải ở vùng bụng như gãy xương thì cũng cần hết sức lưu ý. Bởi trong quá trình thăm khám, xử trí có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai như sử dụng tia X – quang, dùng thuốc giảm đau, thuốc gây mê… Vì vậy, mẹ bầu cần tuyệt đối thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU

Để hạn chế tình trạng bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần:
– Lựa chọn các loại giày, dép có đế bằng, thấp, đúng kích cỡ. Chọn các loại giày dép có độ ma sát lớn để tránh trơn trượt, nhất là vào mùa mưa.
– Khi đi lên xuống cầu thang cần bám vào tay vịn.
– Khi đi vào nhà vệ sinh hoặc phòng tắm cần mở đèn sáng và chú ý bước chân, đi dép để tránh trơn trượt.
Nếu bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu kèm theo những triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám để có hướng xử trí phù hợp
– Khi đi bộ cần đi chậm, trên vỉa hè hoặc sát lề đường, đi vào những đường bằng phẳng, đủ ánh sáng.
– Khi thấy hoa mắt, chóng mặt cần đứng lại và ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi, đồng thời gọi người đến trợ giúp. Không nên cố gắng bước đi tiếp.
– Không nên thay đổi tư thế đột ngột.
Tóm lại, khi bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân, nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu cũng cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu nào cũng nên biết và nắm rõ. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh xin vui lòng liên hệ số 18002010 hoặc website: https://nipt.com.vn/

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng lúc mang bầu

Trong thời gian mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Nhiều bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai làm mẹ lo lắng và không biết nên làm thế nào. Cùng theo dõi bài viết để hiểu biết thêm về vấn đề này.

Những bộ phận cơ thể dễ bị sưng khi mang thai

Một số triệu chứng thường gặp trong thời gian mang thai như buồn nôn, chuột rút, đau bụng, tăng cân, chảy máu, sưng nề một số bộ phận…Các mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì đó là dấu hiệu thường gặp.

LÝ DO KHIẾN MỘT SỐ BỘ PHẬN CƠ THỂ BỊ SƯNG KHI MANG THAI

Theo các chuyên gia, trong thời kỳ mang thai cơ thể người mẹ sản xuất nhiều máu và sản dịch nhằm nuôi dưỡng thai nhi. Điều này khiến cơ thể bị sưng, luôn có cảm giác khó chịu và nặng nề.
Ngoài ra, khi nội tiết thay đổi làm lượng máu dồn về phía dưới cơ thể nhiều hơn và hàm lượng muối tăng, hàm lượng kali giảm đi cũng làm cho cơ thể trở nên nặng nề.
Hơn nữa, khi thai nhi lớn dần lên, áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới tăng dẫn tới nhiều hoạt động trao đổi chất kém đi, làm tích tụ dịch thể ở các vùng dưới nên xuất hiện hiện tượng phù nề.

NHỮNG BỘ PHẬN CƠ THỂ DỄ BỊ SƯNG KHI MANG THAI

  • Ngực
Ngực ở giai đoạn mang thai thường sưng và đau. Do sự sản sinh về sữa nên làm cho bộ phận sưng nề, căng tức. Sau sinh vấn đề này tự khắc trở lại như bình thường nên các mẹ đừng quá lo lắng.
Ngực ở giai đoạn mang thai thường sưng và đau
  • Bàn chân
Khi cơ thể sản sinh nhiều máu, người mẹ thường ít đi lại hơn, ít vận động hơn, lưu thông máu khó khăn hơn bình thường. Thời gian mang bầu càng lâu thì mức độ sưng ở bàn chân càng lớn. Để giảm thiểu sưng ở bàn chân, các mẹ có thể ngâm chân trong nước ấm hòa một chút muối. Đồng thời không nên ngồi hay đứng quá lâu, thường xuyên vận động và kết hợp massage để bớt sưng phù. Chia sẻ những thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai.
Giai đoạn mang thai lưu thông máu khó khăn hơn bình thường
  • Âm đạo
Khi thai nhi phát triển lớn hơn, nhiều mẹ bị sưng nhẹ ở bộ phận sinh dục. Vấn đề xuất hiện do cân nặng và dịch trong tử cung của người mẹ tăng lên. Đừng quá lo lắng về điều này vì nó sẽ hết sưng khi em bé được sinh ra.
Khi thai nhi phát triển lớn hơn, nhiều mẹ bị sưng nhẹ ở vùng kín
  • Mắt cá chân
Khi bụng mẹ càng lớn do sự phát triển của thai nhi thì áp lực từ vùng bụng, mắt cá chân sẽ tăng lên. Đối với trường hợp này, các mẹ không được chủ quan vì sẽ nghiêm trọng nếu hình thành cục máu đông ở mắt cá chân, nó khiến cho việc máu lưu thông bị cản trở, dẫn tới nhiều bệnh lý khác.
Mắt cá chân sẽ tăng lên trong giai đoạn thai kỳ của mẹ
  • Môi, mũi
Trong thời gian mang thai, do lượng máu được sản xuất nhiều nên mạch máu phình ra không chỉ các bộ phận khác. Tuy nhiên, trong trường hợp, mạch máu chịu áp lực lớn gây vỡ thì các mẹ nên nằm kê cao gối vừa đủ hoặc chườm đá để ngưng chảy máu.

CÁC BỘ PHẬN BỊ SƯNG KHI MANG THAI ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO?

Hầu hết, các hiện tượng sưng khi mang thai kể trên đều là các dấu hiệu bình thường và không có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản phụ.
Trường hợp cần lưu ý khi xuất hiện sưng một số bộ phận khi mang thai. Đó là, sưng ở chân sẽ nguy hiểm nếu thai phụ có tiền sử các bệnh mạn tính như: tim, thận, tăng huyết áp. Hoặc trong trường hợp hiện tượng sưng phù diễn ra lâu ngày mà không thuyên giảm, kèm theo nhiều triệu chứng liên quan đến sự quy giảm thị lực và đau bụng là dấu hiệu của các bệnh lý. Với tình hình này mẹ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đọc thêm nhiều hơn kiến thức mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Tiến trình sinh mổ sẽ diễn ra thế nào ?

Một ca sinh mổ gồm những bước nào, hẳn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ sinh con lần đầu. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng với trung tâm xét nghiệm quốc tế gentis tìm hiểu rõ hơn về quy trình sinh mổ.

Quy trình sinh mổ sẽ diễn ra như thế nào ?

CÓ NHỮNG HÌNH THỨC SINH MỔ NÀO?

Sinh mổ là phẫu thuật nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường qua đường âm đạo. Có 2 hình thức sinh mổ:
– Sinh mổ chủ động có sự đồng ý của người mẹ và bác sĩ sản khoa, được thực hiện trước khi người mẹ chuyển dạ. Sinh mổ được chọn khi người mẹ có vấn đề về sức khoẻ như bị cao huyết áp hoặc nhau thai bám cổ tử cung (nhau tiền đạo). Ca mổ này thông thường thực hiện vào kỳ mang thai tuần thứ 39 hoặc trễ hơn. Chỉ trong trường hợp cấp bách do điều kiện sức khoẻ thì bạn mới phải thực hiện sớm hơn kế hoạch.

Sinh mổ chủ động có sự đồng ý của người mẹ và bác sĩ sản khoa

– Sinh mổ khẩn cấp thường xảy ra khi người mẹ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ nhưng có biến chứng bất ngờ như bị suy thai, thai nhi cần phải được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.
Sinh mổ là biện pháp an toàn cho mẹ và bé nhưng đó là phẫu thuật chính ở vùng bụng nên vẫn có những rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ như sau:
  • Bị tổn thương hoặc nhiễm trùng tử cung
  • Xuất huyết
  • Máu đông cục
  • Ruột hoặc bàng quang bị tổn thương do phẫu thuật
  • Dính ruột, tắc ruột. Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát
Biến chứng thường xảy ra dưới 10% các ca mổ lấy con. Và tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ là thấp hơn 0.02.

SINH MỔ GỒM NHỮNG BƯỚC NÀO?

Khi bước vào quá trình sinh mổ, bạn sẽ trải qua những bước sau đây:

Bước1: Chuẩn bị

+ Gây tê cho mẹ
+ Đưa ống thông vào niệu đạo của mẹ
+ Truyền tĩnh mạch nếu chưa truyền trước đó

Bước 2:Tạo vết mổ đưa em bé ra ngoài:

+ Thực hiện vết rạch thường là vết ngang và nhỏ ở da, phía trên xương mu.
+ Đến cơ bụng, bác sĩ tách vết mổ ra, tới tử cung, bác sĩ sẽ tạo thêm một vết cắt ngang phần dưới
+ Bác sĩ đưa tay vào trong và kéo em bé ra ngoài.

Bước 3:Đưa nhau thai ra và khâu vết mổ

+ Bác sĩ sẽ đưa nhau thai ra ngoài và tiến hành quá trình khâu vết mổ lại.
+ Quá trình sinh mổ hoàn tất, mẹ được đưa vào phòng hồi sức để theo dõi.
Các bước khi sinh mổ mà mẹ bầu nào cũng nên biết

BẠN SẼ CẢM THẤY NHƯ THẾ NÀO TRONG SUỐT CA SINH MỔ?

Nếu bạn được gây mê toàn thân, bạn sẽ không cảm giác gì cho đến khi bạn tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, hầu hết các ca sinh mổ đều thực hiện với biện pháp gây tê tuỷ cột sống hoặc gây tê màng cứng bằng cách tiêm vào gần cuối cột sống. Bạn sẽ thấy mất cảm giác ở vùng ngực đến ngón chân, bao gồm vùng bụng và nơi bị rạch.
Trong lúc phẫu thuật, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác về áp lực nhưng sẽ không thấy đau. Vài người chia sẻ họ có cảm giác bị lục lọi trong bụng nhưng không cảm thấy đau.
Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo trong lúc phẫu thuật, bác sĩ sản khoa sẽ nói cho bạn biết họ đang làm gì. Đội ngũ phẫu thuật cũng sẽ nói về việc phẫu thuật. Bạn có thể hỏi nếu có thắc mắc. Bạn có thể nghe tiếng dụng cụ y khoa va chạm nhau, tiếng bíp của máy đo nhịp tim và tiếng hút nước.
Sau khi được khâu lại, bạn cần thời gian để hồi phục và được giám sát nhịp tim và huyết áp cho đến khi ổn định. Sau đó, bạn sẽ được đưa về phòng, nếu không có gì nghiêm trọng, bạn và bé sẽ được ở cùng phòng suốt thời gian hồi phục.
Thuốc tê sẽ mất thời gian để từ từ hết, bạn vẫn có thể còn bị tê từ vùng dưới ngực trở xuống chân. Hãy tranh thủ ẵm bé vào lòng và thử cho bé bú sữa mẹ.
Trong lúc phẫu thuật, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác về áp lực nhưng sẽ không thấy đau !!! 
Tham khảo xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền : https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/xet-nghiem-di-tat-thai-nhi-bao-nhieu-tien

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Siêu âm thai tuần 12 có chính xác hay không ?

Siêu âm thai 12 tuần là một trong 3 mốc siêu âm quan trọng giúp xác định sớm dị tật thai nhi. Tuy nhiên đây là thời điểm thai nhi mới hình thành các cấu trúc trong cơ thể, điều này khiến cho nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết siêu âm thai 12 tuần có chính xác không và cần phải lưu ý gì khi siêu âm ở tuần thai này. 

Siêu âm thai tuần 12 có chính xác không ?

Thai nhi 12 tuần tuổi có kích thước rất nhỏ, chỉ nặng khoảng 14g và dài khoảng 5cm nhưng bé đã có những phát triển vượt bậc so với những tuần trước đó, xương sống và một số cơ quan nội tạng cũng đã hoàn thiện bước đầu. Chính vì bé vẫn còn nhỏ xíu như vậy nên nhiều mẹ bầu lo ngại không biết liệu siêu âm thai 12 tuần có chính xác không. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng, vào tuần thứ 12 thai nhi đã đủ lớn để bác sĩ thực hiện các bước kiểm tra quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của bé và can thiệp sớm nếu có bất thường xảy ra.
Siêu âm thai 12 tuần là một trong những mốc siêu âm vô cùng quan trọng để phát hiện sớm dị tật thai nhi mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Siêu âm thai 12 tuần mẹ bầu biết được những thông tin gì?

Ở tuần thai thứ 12 các bác sĩ thường thực hiện kỹ thuật siêu âm 5D để biết được thông tin quan trọng như sau:
  • Đo độ mờ da gáy
Độ mờ da gáy là chỉ số có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tầm soát nguy cơ bé có bị hội chứng Down hay không. Độ mờ da gáy chỉ có thể xác định chính xác ở tuần thai thứ 11-13, lý tưởng nhất là tuần thai thứ 12, ở những tuần thai khác thì kết quả sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.
  • Xác định tuổi thai và ước tính ngày dự sinh
Siêu âm 3 tháng đầu, đặc biệt là vào tuần thai thứ 12 thường sẽ xác định tuổi thai đúng nhất. Thai nhi càng lớn thì việc tính tuổi thai sẽ khó khăn hơn nhiều và độ chính xác cũng giảm đi đáng kể. Vì vậy các bác sĩ thường sử dụng kết quả siêu âm thai nhi 12 tuần để làm căn cứ tính ngày dự sinh cho mẹ bầu.

  • Biết được các chỉ số quan trọng khác
Ngoài các thông tin quan trọng trên, siêu âm thai 12 tuần còn giúp bác sĩ xác định được vị trí nhau thai (nhau bám mặt trước hay mặt sau, nhau thai bám thấp), xác định số đo của hộp sọ thai nhi, theo dõi chính xác số đo về kích thước đầu mông, kiểm tra được trường hợp mang thai của mẹ là đơn phôi, song phôi hay đa phôi. Siêu âm thai 12 tuần là thời điểm quan trọng giúp mẹ và bác sĩ biết được tổng thể sự phát triển của thai từ lúc hình thành đến hiện tại nên mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua mốc thăm khám, siêu âm này.
Để đảm bảo kết quả siêu âm thai 12 tuần chính xác thì khi siêu âm mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm để làm bàng quang căng lên, thuận tiện hơn cho quá trình siêu âm
– Thực hiện siêu âm 5D để quan sát rõ nét hơn hình thái bên ngoài và cấu trúc bên trong, nhằm phát hiện sớm và chính xác các bất thường

Siêu âm thai 12 tuần có biết được trai hay gái

Ở tuần thai thứ 12, bộ phận sinh dục của thai nhi đã có sự phát triển cụ thể. Tuy nhiên ở giai đoạn này, những hình thành về bộ phận sinh dục của thai nhi chưa rõ ràng nên việc quan sát giới tính của thai nhi có độ chính xác không cao. Ngoài ra điều này còn phụ thuộc khá nhiều vào chuyên môn, kinh nghiệm bác sĩ siêu âm và tư thế của thai nhi.
Thời điểm để biết bé trai hay bé gái chính xác nhất là sau tuần thai thứ 22, lúc này bộ phận sinh dục của thai nhi đã dần hoàn thiện nên thể hiện rõ ràng hơn trên hình ảnh siêu âm.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Lo ngại sinh mổ rất đau là quan niệm đã rất lỗi thời

Nhiều người cho rằng không nỗi đau nào có thể diễn tả được khi động dao kéo hay phẫu thuật khi sinh con. Tuy nhiên ít người biết được rằng hiện nay với sự hỗ trợ của phương pháp gây tê tủy sống giúp cho mẹ bầu “nhàn tênh” thay vì những cơn đau đẻ quặn thắt. Như vậy điều này hoàn toàn đi ngược với suy nghĩ của rất nhiều các bà mẹ “sinh mổ rất đau”. Cùng gentis tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau.

Sinh mổ rất đau là quan niệm đã rất lỗi thời

  • Phương pháp gây tê tủy sống trong sinh mổ
Gây tê tuỷ sống là phương pháp gây tê hay còn gọi là gây tê màng cứng hay gây tê dưới màng nhện. Phương pháp được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào trong dịch não tuỷ, gây ức chế có hồi phục các cơ quan thần kinh đã bị mất cảm giác trong thời gian gây tê.
Phương pháp gây tê tủy sống đang là phương pháp an toàn được nhiều mẹ bầu lựa chọn khi sinh mổ
Theo các chuyên gia, gây tê tủy sống là phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay do có ưu điểm là giúp sản phụ hô hấp bình thường trở lại nhanh hơn, tỉnh táo và ý thức hơn trong quá trình phẫu thuật. Bên cạnh đó, khả năng di chuyển và hồi phục sớm hơn sau khi mổ lấy thai. Đồng thời giảm các triệu chứng như lo âu, nôn ói, buồn nôn và kiểm soát cơn đau tốt hơn.
Với phương pháp này, người mẹ sẽ không cảm giác đau đớn trong khi phẫu thuật, mà ngược lại còn cảm thấy hết sức tỉnh táo khi được bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy thai.
  • Kỹ thuật gây tê tủy sống
Gây tê tuỷ sống là kỹ thuật gây tê bậc cao, đòi hỏi sự hợp tác tốt của bệnh nhân. Phương pháp này chỉ tiến hành đối với các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tương đối ổn định.
Sau đây là quy trình gây tê tủy sống trong phẫu thuật sinh mổ:
  • Truyền dịch trước khi gây tê
Trước khi gây tê tủy sống, bác sĩ sẽ bắt đầu bước truyền dịch cho người sản phụ. Việc truyền dịch có hai mục đích, một là cung cấp lượng dịch mẹ còn thiếu trước khi mổ do nhịn ăn hay mất nước trong quá trình chuyển dạ. Hai là cung cấp lượng dịch vào khối lượng tuần hoàn do giãn mạch ngay sau khi thuốc tê ngấm vào người. Chia sẻ : xét nghiệm nhiễm sắc thể sàng lọc dị tật là gì ?
  • Theo dõi nhịp tim và huyết áp
Trước khi gây tê tủy sống cho mẹ bầu, các bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp động mạch, nhịp thở,…để đảm bảo các yếu tố sức khỏe và thể trạng cơ thể ở mức bình thường.
  • Xác định vùng gây tê
Việc xác định vùng gây tê cũng rất quan trọng vì để đảm bảo thuốc được ngấm đều và đùng vùng gây tê. Để bắt đầu việc tiêm thuốc gây tê, sản phụ được các bác sĩ chọn một trong hai tư thế:
Một là ngồi, lưng cúi hình chữ C, cằm gập trước ngực, hai vòng tay bắt chéo phía trước, chân duỗi thẳng tránh ứ đọng máu tĩnh mạch giúp hạn chế việc hạ huyết áp.
Hai là nằm nghiêng co lưng hình con tôm. Các y tá thường giữ đầu gối và tay bệnh nhân không hoàn toàn song song với bàn mổ để các bác sĩ tiến hành bôi cồn xung quanh vùng xương đánh dấu vùng tiến hành chọc tiêm gây tê.
  • Sát trùng vùng gây tê
Trước khi chọc kim tiêm vào tủy sống, bác sĩ thường sát trùng vùng gây tê bằng nước sạch, sau đó sát trùng bằng cồn iod. Sau 2 lần sát trùng bằng cồn iod, sản phụ được sát trùng lượt cuối bằng cồn 70 độ để tránh kim tiêm mang theo cồn iod vào tủy sống.
Sát trùng vùng gây tê là một thao tác quan trọng trong phẫu thuật
  • Tiến hành chọc kim gây tê
Kỹ thuật chọc kim gây tê vào tủy sống cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối nên mọi dụng cụ trước khi tiến hành đều cần được hấp vô trùng. Người gây tê phải đội mũ, mặc áo, đeo găng tay để tiến hành gây tê và mổ lấy thai.
Sau khi đã đánh dấu chính xác vùng gây tê, bác sĩ bắt đầu bơm thuốc tê từ từ, áp lực thấp để tránh thuốc tê vào tạo xoáy dịch ở ngay đầu trong của kim gây tê.
Sau khi hoàn tất những thao tác gây tê, bác sĩ sẽ chờ 10-15 khi thuốc tê ngấm vào vùng gây tê của sản phụ để tiến hành các thao tác mổ sinh.

Những lưu ý khi gây tê tủy sống

Như đã nói ở trên, gây tê tủy sống là một kỹ thuật y tế bậc cao được tiến hành trong bệnh viện có trang thiết bị tốt nhất. Vì thế khi mẹ bầu quyết định hình thức “sinh mổ không đau” bằng phương pháp này thì cần cân nhắc lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao để tiến hành thủ thuật gây tê tủy sống này.
Trên đây là một vài chia sẻ dành cho các mẹ đang muốn tìm hiểu về phương pháp sinh mổ, mọi thắc mắc cần tư vấn về các kiến thức mang thai, các gói xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh mời các mẹ truy cập website: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Đi khám thai nhiều có thực sự tốt dành cho bầu

Để theo dõi sự phát triển của trẻ cũng như phát hiện những bất thường về sức khỏe thai nhi, các mẹ bầu thường sốt sắng đi khám thai. Siêu âm là một kỹ thuật bắt buộc đối với dành cho mẹ bầu đi khám thai. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng việc lạm dụng siêu âm có thể gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của chính con mình.

Đi khám thai nhiều có thực sự tốt cho bầu

Siêu âm trong khám thai là một phương pháp khảo sát bằng hình ảnh học. Bác sĩ cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao rồi theo dõi hình ảnh bên trong cơ thể.

KHÁM THAI NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG

Thành thực mà nói ai cũng muốn nhìn thấy đứa con trong bụng của mình trông như thế nào? nam hay nữ? phát triển bình thường không? Nhiều người nóng lòng đến mức liên tục đi khám thai và thực hiện kỹ thuật siêu âm để “tận hưởng” cảm giác hạnh phúc khi thấy con mình quẫy đạp trong bụng, số khác không thể chờ đợi còn in ảnh con, dựng thành phim để hàng ngày ngắm nhìn…
Sóng điện từ không hề tốt cho mẹ và con khi siêu âm
Việc siêu âm quá nhiều lần không chỉ khiến các bà bầu tốn thời gian, công sức và tiền bạc mà bên cạnh đó còn tiềm ẩn những nguy cơ cho chính sức khỏe của mình khi tiếp xúc với sóng siêu âm điện từ mạnh.
Sàng lọc trước sinh bằng thủ pháp siêu âm là biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro dị tật của trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc làm dụng hình thức siêu âm có thể lại chính là tác nhân gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như: giảm thính lực, thị lực và một số giác quan kém nhạy bén hơn. Như vậy rõ ràng “gậy ông đập lưng ông” khi các mẹ liên tục siêu âm với mong muốn kiểm tra sức khỏe con yêu. Chính vì thế, lời khuyên từ chuyên gia là các mẹ không nên khám thai nhiều lần mà chỉ nên khám theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Siêu âm nhiều lần có thể khiến con bị dị tật

Thời kỳ thai dưới 8 tuần tuổi (tức là 2 tháng thai kỳ đầu) cơ thể con đang dần hình thành và đồng bộ về các chức năng bộ phận, việc chiếu sóng điện từ có tần suất lớn ai dám chắc sẽ không gây cản trở quá trình hoàn thiện tự nhiên ở trẻ?

KHI NÀO ĐI KHÁM THAI LÀ HỢP LÝ?

  • Khám thai đúng thời điểm
Khám thai không cần thiết phải khám nhiều, chỉ cần đúng thời điểm. Theo chỉ định của bác sĩ khoa sản, có 3 thời điểm vàng để mẹ bầu đi siêu âm thai:
– Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Thời điểm chính xác nhất để phát hiện những dấu hiệu và nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như: Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…
– Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Thời điểm khảo sát hình thể thai nhi gồm cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi… nhằm phát hiện những dị tật về cơ thể trẻ như sứt môi, mẻ trán, hở hàm ếch,…
– Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Thời điểm này giúp kiểm tra những bất thường ở tim, mạch máu và các dấu hiệu khác ở ngôi thai, cân nặng thai nhi, khảo sát bánh nhau, dây rốn, nước ối… làm cơ sở để kết luận phương thức sinh phù hợp cho mẹ

  • Khám thai tại những cơ sở y tế uy tín

Siêu âm trong khám thai là phương pháp khảo sát tình trạng thai nhi đơn giản cho kết quả nhanh nhất. Tuy nhiên tại các cơ sở y tế không uy tín với hệ thống thiết bị chưa đạt tiêu chuẩn sẽ dẫn đến sự sai lệch trong quá trình siêu âm, gây tâm lý hoang mang cho mẹ. Vì vậy hãy chọn những cơ sở phụ sản chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ và thiết bị y tế hiện đại để các mẹ có thể an tâm với kết quả chính xác ngay lần đầu tiên.
Xem chi tiết về dịch vụ sàng lọc trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina

Cách để giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ tốt nhất

Thật không may nếu mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bởi đây là căn bệnh có thể mang lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu đã mắc phải căn bệnh này, mẹ sẽ phải đối mặt và kiểm soát nó ra sao? Cùng gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nha các mẹ.

Cách để kiểm soát tiểu đường thai kỳ tốt nhất

  • CÓ CHẾ ĐỘ NGHỈ NGƠI HỢP LÝ
Mẹ bầu bị tiểu đường cẩn dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm nhiều việc nặng
Những sản phụ bị tiểu đường thai kỳ thậm chí cần nghỉ ngơi nhiều hơn những mẹ bầu khác. Ngoài ra, mẹ bầu cần hạn chế làm việc, dành nhiều thời gian để thư giãn, không để tinh thần rơi vào trạng thái lo lắng, stress… bởi điều này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • CÓ CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP NHẸ NHÀNG
Việc tập thể dục nhẹ nhàng, hợp lý sẽ giúp mẹ giải phóng năng lượng tốt hơn
Khi luyện tập thể dục thể thao, một lượng đường nhất định trong cơ thể mẹ bầu sẽ được chuyển đến các tế bào khác, điều này sẽ giúp lượng đường trong máu giảm xuống. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng, tuyệt đối không luyện tập nặng, tập những môn thể thao nguy hiểm. Thời gian luyện tập lý tưởng cho mẹ bầu bị tiểu đường là khoảng 30 phút.

  • XÂY DỰNG THỰC ĐƠN VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH

Đối với những sản phụ bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn uống thường có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng và diễn biến của bệnh. Do đó, nếu bị tiểu đường thai kỳ,mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, điều độ.
Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp cải thiện và kiểm soát được lượng đường trong cơ thể mẹ bầu
Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá nhiều trong một bữa và đừng bỏ qua bữa sáng. Hạn chế ăn đồ ngọt, chứa nhiều đường và quá nhiều tinh bột, đăc biêt là các chất béo, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đóng gói, các loại thực phẩm chiên rán… Thay vào đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn các loại thực phẩm có chứa carbohydrat như ngũ cốc, các loại đậu, các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất… Đây là những thực phẩm có khả năng bổ sung năng lượng và tăng khả năng giải phóng lượng đường trong cơ thể. Tham khảo thêm những loại thực phẩm ngăn ngừa dị tật .

  • TIẾN HÀNH THĂM KHÁM, XÉT NGHIỆM ĐƯỜNG MÁU ĐỊNH KỲ

Mẹ bầu cần thăm khám và xét nghiệm đường máu định kỳ để phát hiện kịp thời cũng như kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ một cách tốt nhất
Ngay khi biết mình bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần lên kế hoạch thăm khám định kỳ bởi đây là một căn bệnh có thể tiến triển rất nhanh. Ngoài việc thăm khám, mẹ bầu còn cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu đề có thể kiểm soát và theo dõi kịp thời những chuyển biến của bệnh, từ đó có những phương pháp phòng ngừa kịp thời.

  • UỐNG THUỐC THEO ĐÚNG CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ

Có thể nói, việc sử dụng thuốc dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là phương pháp phổ biến và có khả năng kiểm soát tình trạng bệnh. Tùy vào mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ kê cho mẹ bầu các loại thuốc cũng như liều lượng thuốc khác nhau để điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể.
Mẹ bầu bị tiểu đường cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc
Mẹ bầu cần uống thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát một cách tốt nhất lượng đường trong máu. Đặc biệt, tuyệt đối không được tự ý sử dụng và uống thuốc mua ngoài, không theo đơn chỉ định của bác sĩ bởi có một số loại thuốc tiểu đường tuyệt đối không thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai. Điều sử dụng sai thuốc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khôn lường như sảy thai, sinh non…
Trên đây là vài hướng dẫn chia sẻ của gentis dành cho các mẹ kiểm soát tiểu đường thai kỳ tốt nhất, mọi thắc mắc liên quan đến các xét nghiệm trước sinh sàng lọc dị tật truy cập ngay theo đường link website sau: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Con rạ thường sinh sớm hơn hay muộn hơn con đầu

Sinh con rạ thường sinh sớm hay muộn là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Có ý kiến cho rằng việc sinh con so hay con rạ sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh. Thực hư câu trả lời là gì? Liệu con thứ 2 thường sinh sớm hay muộn? Hãy đọc bài viết sau để tìm câu trả lời.

Con rạ thường sinh sớm hơn hay muộn hơn

CON RẠ LÀ GÌ?

Con rạ là cách gọi dân gian chỉ những người con sinh sau con đầu lòng, hay chính là con thứ. Còn con so là con đầu lòng. Nhiều người cho rằng con so hay con rạ sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh. Vì thế sinh con rạ thường sinh sớm hay muộn là thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu.

SINH CON RẠ THƯỜNG VÀO TUẦN THỨ MẤY?

Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc con rạ hay con so sẽ sinh vào tuần thứ mấy của thai kỳ và càng không khẳng định được nguyên nhân sinh con sớm hay muộn là do đâu.
Tuy nhiên, cũng có một số mẹ bầu cho rằng việc mang thai con so hay con rạ có ảnh hưởng một phần đến kết quả như: con so thường chuyển dạ sớm hơn trước ngày dự sinh khoảng 7 – 10 ngày, thậm chí sớm hơn nữa. Trong khi đó, con rạ thường sinh rất cận kề với ngày dự sinh hoặc có thể sinh muộn hơn.
Việc sinh sớm hay muộn còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe của mỗi mẹ cũng như tình hình phát triển của thai nhi. Ngoài ra những tác động bên ngoài như tâm lý, sự kích thích…cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SINH CON RẠ

  • Bụng bầu tụt xuống
Em bé sẽ bắt đầu dịch chuyển dần xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ khoảng 1 tuần cho đến vài ngày trước khi con chào đời. Phần đầu của bé sẽ quay xuống phía dưới ở vị trí thấp nhất trong tử cung. Việc này sẽ khiến bụng bầu của mẹ tụt xuống. Đây là tư ngôi thai thuận lợi nhất để sinh thường. Còn trường hợp bé ở ngôi mông (ngôi ngược), mẹ thường được chỉ định sinh mổ.
Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh con rạ mà mẹ có thể dễ dàng nhận ra. Tuy nhiên, thường các mẹ sinh con rạ sẽ không còn rõ ràng như sinh con so do cơ bụng không còn săn chắc như lần mang thai đầu tiên. Chia sẻ các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh uy tín tại Hà Nội.
Bụng bầu tụt xuống là một trong những dấu hiệu sắp sinh
  • Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi bước vào thời kỳ sinh nở, mẹ bầu thường gặp tình trạng chuột rút và đau nhiều hai bên hang. Càng đến gần ngày sinh việc đau lại rõ ràng hơn. Do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra hết sức để chuẩn bị cho bé ra đời nên đã gây ra những cơn đau trên.
  • Tiểu rắt và tiêu chảy
Gần đến ngày sinh, em bé chèn ép, gây ra sức ép lên bàng quang làm mẹ đi tiểu nhiều hơn (giống như 3 tháng đầu thai kỳ). Mẹ cũng dễ bị tiêu chảy hơn do ruột được thả lỏng trong những ngày sắp sinh. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ thấy xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng.
  • Ngưng tăng cân
Đây là dấu hiệu sắp sinh con rạ dễ nhận biết. Trái với việc tăng cân nặng nhanh chóng ở thời gian đầu thai kỳ thì lúc này cân nặng của mẹ đã ổn định, thậm chí giảm 1 – 2 kg. Đây là triệu chứng bình thường và không ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Việc sụt cân là do lượng nước ối đang giảm xuống. Cơ thể mẹ lúc này cảm thấy mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.
Mẹ ngừng tăng cân khi gần đến ngày sinh
  • Cổ tử cung bắt đầu mở
Khi em bé sắp chào đời, cổ tử cung của mẹ cũng bắt đầu giãn và mỏng đi. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của tử cung và thông báo với mẹ bầu để chuẩn bị tinh thần vượt cạn khi cổ tử cung mở đủ rộng.
Đọc thêm nhiều hơn kiến thức mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

Tìm hiểu sinh mổ lần 2 nên cách lần 1 bao nhiêu lâu

Sinh mổ hiện nay đã được nhiều mẹ bầu chủ động lựa chọn nhờ những ưu điểm của nó. Thế nhưng sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu để đảm bảo an toàn thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây trung tâm xét nghiệm quốc tế gentis sẽ cung cấp những thông tin xoay quanh vấn đề này mà các mẹ bầu nên tìm hiểu.

Thực hiện sinh mổ lần 2 nên cách lần 1 bao nhiêu lâu

NHỮNG NGUY CƠ RỦI RO KHI SINH MỔ LIÊN TIẾP

Đối với mẹ

Ngoài những cảnh báo về tai biến của gây tê, gây mê hay các nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ chảy máu thì việc sinh mổ liên tiếp còn có thêm nguy cơ tổn thương các tạng trong ổ bụng, gây ảnh hưởng tới cả tính mạng của mẹ. Nếu thời gian giữa 2 lần sinh mổ quá ngắn thì nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ là rất cao.

Đối với bé

Đồng thời, khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ quá ngắn có thể dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ nguy hiểm như: thai cài răng ngược, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh. Trẻ có thể phải đối mặt với nguy cơ vàng da, nhẹ cân, chậm phát triển và xảy ra các biến chứng xấu về giác quan sau khi sinh ra đời.
Mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nếu sinh mổ liên tiếp

SINH MỔ LẦN 2 CÁCH LẦN 1 BAO LÂU?

Vậy sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu để đảm bảo an toàn? Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên mang thai sau khi sinh mổ ít nhất 2 năm, bởi các nguyên nhân sau, bởi các nguyên nhân sau:
  • Cần có thời gian như vậy để cổ tử cung của mẹ phục hồi hoàn toàn sau khi sinh mổ. Khi đó các vết mổ cũng đã liền sẹo và không gây đau đớn gì cho mẹ.
  • Trong quá trình sinh mổ, mẹ cũng rất dễ mất nhiều máu nên cần thời gian để phục hồi để đảm bảo thể trạng tốt nhất.
  • Giảm thiểu các nguy cơ biến chứng cho thai nhi
  • Như vậy, mẹ nên đợi khoảng 2 năm mới nên mang thai tiếp để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và bé

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Nhiều mẹ bầu cũng có lắng vì những “tin đồn” như: sinh mổ lần 2 đau “gấp 1000 lần” so với lần 1. Thế nhưng, các bác sĩ cho rằng điều này xuất phát từ tâm lý lo sợ của sản phụ chứ thực tế không phải vậy. Nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ đủ đảm bảo và sức khỏe mẹ đã hồi phục hoàn toàn thì 2 lần sinh sẽ có cảm giác tương tự nhau.
Hơn nữa trong quy trình sinh mổ hiện nay, thường mẹ sẽ được gây tê tủy sống nên không có cảm giác gì trong lúc mổ dù vẫn tỉnh táo. Sau khi sinh, mẹ vẫn được hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thành công của ca mổ đẻ. Hãy thư giãn và thoải mái, tin tưởng vào bác sĩ để sinh con thuận lợi.

SINH MỔ LẦN 2 CẦN CHUẨN BỊ GÌ?

Việc chuẩn bị cho sinh mổ lần 2 cũng không quá khác so với lần 1, thậm chí lần này mẹ đã có kinh nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên ngay cả khi có thai sau khi sinh mổ 2 năm, các mẹ bầu cũng không nên chủ quan mà cần chuẩn bị cả kiến thức và những lưu ý sau:
  • Kiểm tra lại vết mổ cũ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo
  • Thông báo cho bác sĩ việc mẹ đã sinh mổ và lý do sinh mổ lần trước cũng như các tiền sử bệnh án liên quan đến vết mổ
  • Theo dõi thường xuyên vết mổ cũ xem có đau hoặc có gì bất thường không, nếu có lập tức báo ngay cho bác sĩ sản khoa
Làm các xét nghiệm cần thiết trước ngày dự sinh để bác sĩ đánh giá, tư vấn xem nên sinh mổ hay sinh thường cho lần đẻ này. Xem chi tiết các gói xét nghiệm trước sinh tại đây: https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Một vài dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai không hiếm gặp nhưng lại chưa được các mẹ bầu nhận thức đầy đủ. Bài viết sau trung tâm gentis sẽ cung cấp cho các mẹ những kiến thức liên quan đến chủ đề này.

Những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Mang thai là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về cơ thể, suy nghĩ và lối sống đối với phụ nữ. Nếu như không có sự chuẩn bị trước một cách kỹ lưỡng có thể dẫn đến một số điều đáng tiếc. Theo thống kê, có ít nhất 10% sản phụ bị bệnh trầm cảm khi mang thai và thực tế còn cao hơn. Bởi đa số các mẹ cố gắng che đậy cảm giác của mình hoặc không biết rằng mình cũng đang bị trầm cảm khi mang bầu. Theo đó, trầm cảm là một rối loạn cảm xúc nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ mang thai và em bé.
Dưới đây là một số những triệu chứng cảnh báo nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai mà chị em phải chú ý:
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng chán nản, thất vọng hoặc trống rỗng
  • Dễ nổi cáu vô cớ, bối rối, lo âu hoặc thường xuyên khóc không lý do
  • Giảm hứng thú hoặc mất hẳn với mọi thứ xung quanh, kể cả với những thứ trước đây bản thân rất yêu thích.
  • Kích thích tăng động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước
  • Nhịp tim tăng, có hiện tượng choáng ngất, khó thở, cảm giác giống như bị suy tim hay có cái gì đó đang tấn công mình.
  • Dù những triệu chứng của người bị trầm cảm khi mang thai cũng không giống nhau hoàn toàn nhưng nếu quan sát và có kiến thức thì cũng có thể sớm nhận ra.
Trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG TRẦM CẢM KHI MANG THAI

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Cụ thể như sau:
  • Do hormone
Nhiều chuyên gia cho rằng thủ phạm chính gây ra trầm cảm khi mang thai là do có sự thay đổi hormone khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn. Nội tiết tố thay đổi khiến cảm xúc của sản phụ thay đổi theo hướng mạnh hơn với các vấn đề xung quanh. Trong những tháng đầu tiên của thai kì các mẹ nhớ đăng ký gói xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh để tìm ra sớm những bất thường thai kì.
  • Yếu tố về tình cảm
Có thể mẹ bầu phải chịu những ức chế vì mâu thuẫn, cãi vã với chồng hoặc những người xung quanh kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai.
  • Yếu tố nguy cơ
Tiền sử đã mắc bệnh trầm cảm trước khi mang thai
Gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực
Sản phụ phụ không nhận được sự quan tâm đầy đủ của gia đình và xã hội
Mẹ bầu không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ gia đình dễ dẫn tới trầm cảm

TRẦM CẢM KHI MANG THAI – NGUY MẸ, HẠI CON!

Việc bị trầm cảm khi mang thai không chỉ hại đến sức khỏe mẹ bầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, đôi khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Có thể gây ra bệnh trầm cảm sau sinh
Đối mặt với nguy cơ đẻ non, thai nhi phát triển không tốt; em bé sau khi sinh cũng có thể gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.
Ngoài ra, việc mẹ bầu bị trầm cảm có thể khiến những suy nghĩ, lời nói, hành vi…của mẹ không được tỉnh táo và gây ra hậu quả khôn lường.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM KHI MANG THAI

Điều trị trầm cảm khi mang thai cần có sự phối hợp của các bác sĩ chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần, tâm lý và tất nhiên không thể thiếu gia đình hay bạn bè sản phụ.
  • Liệu pháp tâm lý
Ưu tiên những việc làm mà mẹ bầu yêu thích, không nên gò ép bản thân theo ý kiến của ai.
Tâm sự, chia sẻ những nỗi lo hay nói chuyện nhiều hơn với mọi người xung quanh
Nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể hồi phục năng lượng
Mẹ bầu hãy thư giãn và làm những điều mình thích
  • Sử dụng thuốc
Chị em không được tùy ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi kê đơn thuốc, bác sĩ cũng cân nhắc những yếu tố để không ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tham khảo thêm nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

Trị mụn khi mang thai cho bà bầu thế nào

Khi mang thai, cơ thể mẹ phải trải qua rất nhiều những thay đổi, trong đó có triệu chứng thường gặp đó là bị mụn khi mang thai. Vậy điều này có đáng lo ngại không và mẹ bầu phải làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Những thông tin sau sẽ giúp ích cho mẹ bầu

Trị mụn khi mang thai cho bà bầu

VÌ SAO MẸ BỊ NỔI MỤN KHI MANG THAI?

Mụn thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là do sự thay đổi nội tiết tố. Việc gia tăng hormone androgen sẽ làm tăng bã nhờn trên da khiến mụn hình thành. Tình trạng mọc mụn khi mới mang thai thường sẽ trầm trọng hơn vì 3 tháng đầu cũng là thời gian hormone trong cơ thể mẹ thay đổi nhiều nhất Hầu như khi đến tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ, tình trạng này sẽ thuyên giảm tuy nhiên cũng có những mẹ bị nổi mụn khi mang thai suốt thai kỳ.
Một lý do khác khiến mẹ bị mụn khi mang thai có thể do tâm lý mẹ bầu thường buồn phiền, hay lo lắng,…hay ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học

Nổi mụn ở bụng khi mang thai

Không chỉ nổi mụn ở mặt mà các mẹ bầu có thể bị nổi mụn ở những bộ phận khác trên cơ thể, ví dụ như ở vùng bụng. Trong trường hợp này, mẹ không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian để giải quyết tình trạng này.
  • Dùng lá khế
Mẹ lấy một lượng lá khế vừa đủ rồi cho vào chảo đảo vài lượt đến khi lá quắn lại. Không nên để quá lâu trên chảo, chỉ đến khi có mùi thơm nhẹ, lá khô lại thì tắt bếp. Đợi lá còn ấm thì dùng để chà xát trực tiếp lên chỗ ngứa. Mẹ có thể thực hiện cách này nhiều lần trong ngày

Lưu ý khi nổi mụn ở bụng khi mang thai

Ngoài ra, mẹ nên lưu ý thêm những điều sau:
  • Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái để da luôn được thông thoáng
  • Nếu có cơn ngứa, mẹ bầu dùng chiếc ngăn đã được ủ mát và phủ lên bụng
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng mụn ngày càng nặng
  • Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết, nhất là vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh và trái cây. Chia sẻ với các mẹ các thực phẩm giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ

HƯỚNG DẪN TRỊ MỤN KHI MANG THAI

Cách trị mụn khi mang thai cũng tương tự như lúc mẹ chưa có bầu, nhưng phải hết sức cẩn thận trong việc sử dụng các mỹ phẩm hay các loại thuốc uống
  • Chăm sóc da
Điều quan trọng nhất là giữ cho da luôn được sạch sẽ. Sử dụng sữa rửa mặt là chưa đủ, mẹ nên tham khảo thêm các loại nước tẩy trang phù hợp với da của mình và an toàn. Ngoài ra, mỗi tuần mẹ nên tẩy tế bào chết 1 lần để da luôn được sạch sẽ, hạn chế mụn có thể mọc.
Sử dụng kem chống nắng và luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, hạn chế ra nắng vào thời gian từ 10h00 sáng đến 3h00 chiều
Khi sử dụng bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào đều phải lựa chọn thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quạn y tế thẩm định và ưu tiên những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên
Hạn chế dùng đồ trang điểm, kem dưỡng da để da được thông thoáng và ngăn ngừa tiếp xúc hóa chất độc hại vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
Giữ da sạch sẽ là yếu tố quan trọng giúp trị mụn khi mang thai
  • Chế độ dinh dưỡng
Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vừa tốt cho sức khỏe lại giúp đẹp da
Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mơ vì càng kích thích mụn mọc nhiều hơn
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và trái cây
  • Lưu ý khác
Tuyệt đối không được tự sờ hay cạy mụn vì càng làm mụn trầm trọng hơn, hơn nữa đây là nguyên nhân dẫn đến sẹo thâm, sẹo rỗ và kích thích mụn lan rộng
Đi ngủ sớm, ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Giữ cho tinh thần vui vẻ, tích cực, tránh căng thẳng…cũng là những cách giúp trị mụn khi mang thai. Những yếu tố này cũng giúp cho sức khỏe của mẹ tốt hơn và có thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm chi tiết tại đây: https://nipt.com.vn/

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

Tìm hiểu hiện tượng nghén chua ở bà bầu

Nghén là hiện tượng mà đa số các mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi mẹ lại gặp phải cách nghén khác nhau, trong đó phổ biến có nghén chua. Có cách nào để chữa nghén cho bà bầu hay không? Hãy cùng xét nghiệm quốc tế gentis tìm hiểu trong bài viết sau

Tìm hiểu về hiện tượng nghén chua ở bà bầu

VÌ SAO MẸ BẦU NGHÉN CHUA?

Nghén chua là hiện tượng đa số các mẹ bầu đều gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này, chủ yếu là những lý do sau:
  • Giúp phụ nữ giảm cảm giác ốm nghén
  • Mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường có các dấu hiệu ốm nghén như: buồn nôn, chán ăn, ăn ít,…Những yếu tố đó khiến mẹ gặp khó khăn trong ăn uống và có thể :”sợ ăn”.
  • Tuy nhiên, khi ăn những đồ chua ví dụ như: xoài, cóc, mận…mẹ bầu lại có cảm giác dễ chịu và kích thích thèm ăn hơn. Bởi vì trong đồ chua có chứa Acid kích thích dạ dày bài tiết dịch dạ dày, thúc đẩy ruột co bóp. Do đó, khi ăn đồ chua có thể giúp mẹ ăn ngon hơn và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Một phản ứng sinh lý của cơ thể khi mang thai

Tương tự như khi vận động nhiều, cơ thể mất nước gây ra cảm giác khát thì việc thèm chua của bà bầu cũng như vậy. Do hoocmone gonedotripin từ màng đệm nhau thai bài tiết khống chế acid dạ dày bài tiết, gây giảm bớt lượng bài tiết acid dạ dày, làm giảm thấp khả năng tiêu hóa của mẹ bầu.
Do đó, mẹ bầu nghén chua là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể.
Mẹ bầu nghén chua là hiện tượng bình thường

NGHÉN CHUA LÀ CON TRAI HAY CON GÁI?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc nghén chua sinh con gì. Tuy nhiên chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được nghén chua có liên hệ gì tới việc sinh con trai hay con gái. Do đó, mẹ nên tập trung giữ gìn sức khỏe và tinh thần thật thoải mái để chuẩn bị đón con yêu chào đời mẹ nhé.

NGHÉN CHUA CÓ SAO KHÔNG?

Nếu như mẹ bầu ăn đồ chua để giúp ăn được ngon hơn và vẫn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác thì sẽ không ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ ăn đồ chua sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Do đó, mẹ chỉ nên ăn đồ chua vừa phải và vẫn phải đảm bảo những thực phẩm khác.
Khi ăn đồ chua cũng nên lựa chọn các loại quả nhiều vitamin C như: cam, quýt…chứ không nên ăn những đồ lên men như: dưa muối, kim chi… Tham khảo : Những thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai
Cam, quýt là những trái cây giàu vitamin C tốt cho mẹ bầu

CHỮA NGHÉN CHO BÀ BẦU

Việc nghén dù là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai nhưng nó gây ra khá nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Do đó, mẹ có thể tham khảo các cách sau để giảm hiện tượng nghén.

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Khi cơ thể bị đói, mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn hơn. Do đó, mẹ không nên để cơ thể chịu đói mà chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Mỗi lần, mẹ chỉ ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày

  • Tránh xa các món gây buồn nôn

Khi mang thai, mỗi mẹ bầu lại “dị ứng” với một số loại thức ăn khác nhau. Mẹ hãy tạm tránh xa những đồ ăn này để tránh rơi vào tình trạng buồn nôn nhé.

  • Uống đủ nước mỗi ngày

Nước rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa.

  • Ngủ đủ giấc

Vì những lý do khác nhau có thể khiến mẹ khó ngủ khi mang thai, nhưng mẹ hãy cố gắng tránh thủ bất cứ khi nào có thể để cơ thể có thể phục hồi năng lượng và tinh thần thoải mái hơn.
Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc để tốt cho sức khỏe

  • Sử dụng các liệu pháp

Có một số cách như: châm cứu, tập yoga…cũng là liệu pháp giúp giảm bớt buồn nôn hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ liệu pháp nào, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Các mẹ có nhu cầu làm các xét nghiệm sàng lọc dị tật truy cập ngay https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/xet-nghiem-di-tat-thai-nhi-bao-nhieu-tien

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Hiện tượng nghén ngủ khi có thai tốt hay không ?

Nghén ngủ khi mang thai có thể khiến mẹ buồn ngủ vào bất cứ thời điểm nào và xảy ra ở nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ ngủ quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ nên biết cách xử trí khi nghén ngủ để tránh ảnh hưởng đến bản thân và con.

Hiện tượng nghén ngủ khi mang thai có tốt không ?

VÌ SAO MẸ BỊ NGHÉN NGỦ KHI MANG THAI?

Tương tự như những loại nghén khác, nghén ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, nhưng có những mẹ bị nghén ngủ suốt cả thai kỳ.
Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này cũng là do hormone progesterone gia tăng trong giai đoạn mang thai. Loại hormone này giúp điều tiết chu kỳ sinh sản của phụ nữ nhưng cũng gây ra cảm giác buồn ngủ. Hormone này hoạt động mạnh mẽ trong những tháng đầu thai kỳ khiến mẹ luôn trong tình trạng buồn ngủ.
Thế nhưng hormone này gia tăng lại làm cho chất lượng giấc ngủ của mẹ về đêm không được tốt như trước. Cùng với việc mẹ bầu hay buồn tiểu khi mang thai nên giấc ngủ đêm của mẹ sẽ không được sâu giấc. Do đó, mẹ bầu càng buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.
Nghén ngủ có một điểm tốt là sẽ giúp thai phụ nghỉ ngơi, do đó sẽ ăn tốt hơn và dễ lên cân. Tuy nhiên, cũng chỉ nên ngủ vừa phải, không nên ngủ nhiều quá.
Hiện tượng nghén ngủ khi mang thai không hiếm gặp

NGHÉN NGỦ CÓ SAO KHÔNG?

Nhìn về mặt tích cực thì nghén ngủ giúp mẹ ngủ tốt hơn, ăn tốt hơn và phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ không nên ngủ quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như:
Ngủ nhiều khiến mẹ thường xuyên nằm một chỗ, lười vận động dẫn tới tình trạng cứng cơ, mỏi người. Cơ thể mẹ vì thế không còn linh hoạt, tinh thần kém minh mẫn.
Việc nằm nhiều trong thời gian dài cũng khiến tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch.
Do đó, mẹ không nên ngủ một cách tự do dù trong giai đoạn nghén ngủ mà phải biết cách xử trí phù hợp hơn. Các mẹ nên thực hiện các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh để tìm ra và phát hiện sớm những dị tật thai nhi hay gặp.
Mẹ bầu ngủ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi

NGHÉN NGỦ SINH CON TRAI HAY GÁI?

Các mẹ thường lưu truyền nhau về triệu chứng này chứng tỏ sinh con trai hay con gái nhưng chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh nghén ngủ nhiều sinh con trai hay con gái.
Do đó, các mẹ không nên dựa vào dấu hiệu này để phỏng đoán mà an tâm đón đợi con yêu chào đời.

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGHÉN NGỦ NHƯ THẾ NÀO?

Sắp xếp thời gian biểu khoa học, cân đối giữa việc làm và nghỉ ngơi để không ảnh hưởng đến nhau.
Tranh thủ ngủ trưa và ngủ sớm vào buổi tối. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh việc phải đi vệ sinh nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Mẹ có thể uống các loại trà như: trà gừng, nước chanh muối…hay thực hiện vài động tác đơn giản để tỉnh táo hơn khi cảm thấy buồn ngủ mặc dù đã ngủ rất nhiều.
Tập luyện thể thao để tinh thần thư giãn, nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi và chứng buồn ngủ. Mẹ nên đi bộ nhiều và tập yoga cho bà bầu, rất tốt cho mẹ.
Tập yoga mẹ bầu rất tốt cho sức khỏe và tinh thần

TƯ THẾ NGỦ ĐÚNG CHO MẸ BẦU

Tư thế ngủ cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể năm ngửa, toàn thân thả lỏng, chân gác lên gối ốm. Nhưng lưu ý rằng tư thế này lại “cấm kỵ” đối với 3 tháng cuối vì nếu nằm ngửa rất dễ khiến tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung. Điều này làm giảm rõ rệt lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thời kỳ quan trọng này.

Tư thế ngủ đúng cho mẹ bầu

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ nên nằm nghiêng (ưu tiên bên trái hơn) vừa giúp giảm mệt mỏi, căng cơ, quan trọng hơn là tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính. Mẹ có thể đổi tư thế nằm khi cảm thấy mỏi. Tuyệt đối tránh tư thế nằm nghiêng co (có tên gọi khác là lưng tôm).
Tham khảo thêm nhiều hơn kiến thức mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

Chia sẻ cách sử dụng que thử thai đúng cách

Que thử thai là một dụng cụ giúp mẹ bầu xác định xem mình có thai hay không một cách nhanh chóng. Nhưng liệu các mẹ đã biết cách dùng que thử thai sao cho đúng và chính xác? Hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết này của trung tâm xét nghiệm quốc tế Gentis.

Hướng dẫn cách sử dụng que thử thai

Que thử thai là dụng cụ dùng để xác định nồng độ hormone hCG – loại hormone do nhau thai tiết ra – trong nước tiểu của bà bầu. Sau khi trứng được thụ tinh, lượng hormone này sẽ tăng lên nhanh chóng.
  • CÁCH DÙNG QUE THỬ THAI
Thời điểm để thử thai tốt nhất là buổi sáng sớm, khi nước tiểu của chị em đậm đặc nhất. Một số loại que thử thai rất nhạy, phát hiện được mẹ bầu mang thai ngay cả khi chưa có dấu hiệu chậm kinh, nhưng tốt nhất hãy làm phép thử sau khi đã trễ kinh 7-9 ngày để cho ra kết quả chính xác.
Sử dụng que thử thai đúng cách sẽ cho ra kết quả chính xác hơn.

5 bước dùng que thử thai

  • Lấy nước tiểu vào cốc
  • Xé bao đựng que thử thai
  • Cầm que thử thai trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống
  • Cắm que thử thai vào cốc đựng nước tiểu sao cho mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.
  • Chờ 5 phút rồi đọc kết quả
  • Cách xem que thử thai
Sau 5 phút, vạch ngang màu hồng sẽ xuất hiện trên que thử thai, báo hiệu cuộc thử nghiệm hoàn tất. Nếu vạch hồng thứ hai xuất hiện bên dưới vạch hồng thứ nhất, mẹ đã có thai. Nếu vạch hồng thứ hai không xuất hiện, mẹ không có thai.
Khi thử thai cần tránh uống nước bởi nó có thể làm loãng hormone hCG trong nước tiểu.
Que thử hiện 2 vạch hồng là mẹ đã có thai.
Nếu que thử thai cho ra kết quả 1 vạch đậm, 1 vạch mờ, có 4 nguyên nhân như sau:
  • Có thể mẹ đã mang bầu nhưng thai còn nhỏ, nồng độ hCG chưa cao nên que thử thai không hiển thị được 2 vạch rõ nét.
  • Mẹ thử thai quá sớm hoặc vào những khoảng thời gian không phù hợp trong ngày khiến hàm lượng hCG cũng chưa đạt ngưỡng định vị của que thử, dẫn đến kết quả 1 vạch đậm, 1 vạch mờ.
  • Sử dụng sai hướng dẫn, do nóng vội nên chưa chờ đủ 5 phút đã lấy ra đọc kết quả.
  • Do que thử kém chất lượng dẫn tới kết quả âm tính hoặc cho ra 1 vạch đậm, 1 vạch mờ.
  • Lúc này, mẹ nên thử thai lại một vài lần nữa vào những ngày sau để có kết quả chính xác hơn.

Dùng que thử thai có chính xác không?

Sử dụng que thử thai tại nhà cho kết quả chính xác tới 97%. Nếu mẹ đã dùng que thử thai chất lượng tốt, sử dụng đúng cách và thử 2-3 lần thì có thể tin tưởng vào kết quả đó.
Những trường hợp thử thai bằng que thử bị sai vì những nguyên nhân sau:
  • Thử thai quá sớm
  • Que chất lượng kém: quá hạn sử dụng, hỏng, dùng sai cách
  • Mẫu nước tiểu không đạt
  • Vùng kín bị viêm nhiễm trong quá trình thử thai
  • Mẹ bầu thử thai trong khi đang dùng các loại thuốc khác. Xem thêm: Các gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh uy tín.
Nên thử thai vào sáng sớm để kết quả chính xác.

KHI NÀO NÊN DÙNG QUE THỬ THAI?

Nếu có những dấu hiệu dưới đây thì chị em có thể dùng que thử thai để xem mình có bầu hay không:
  • Chậm kinh nguyệt: với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì đây có thể xem là dấu hiệu có thai sớm. Nếu bị chậm kinh trên 4 ngày, mẹ nên dùng que thử thai. Nhưng đôi khi, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị xáo trộn do stress
  • Chuột rút: khi trứng được thụ tinh làm tổ, cơ thể mẹ bầu sẽ có dấu hiệu chuột rút như kỳ kinh nguyệt.
  • Ngực đau, mềm và to hơn do lưu lượng máu đến khu vực này tăng lên.
  • Ngoài ra, mẹ sẽ còn những biểu hiện khác như: nôn nghén, tiểu nhiều lần, thèm hoặc sợ một vài món ăn nhất định, cảm xúc thất thường.
Khi có những dấu hiệu mang thai sớm, mẹ hãy dùng que thử thai để xác định xem mình có bầu hay chưa.

NHỮNG LƯU Ý ĐỂ DÙNG QUE THỬ THAI AN TOÀN, CHÍNH XÁC

Hãy kiên nhẫn chờ đến khi chậm kinh ít nhất 4 ngày mới dùng que thử thai, tốt hơn nữa là chậm từ 7-9 ngày, để cho ra kết quả chính xác.
Hãy đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để tránh làm sai, ảnh hưởng tới kết quả.
Kiểm tra que thử trước khi cho xuống lọ đựng nước tiểu. Dùng một chiếc bình sạch và khô để đựng nước tiểu sau đó nhúng que thử vào.
Nhấc que thử ra khỏi bình đựng nước tiểu và luôn giữ que thử đúng theo chiều vừa thử
Kiên nhẫn chờ đợi cho đủ thời gian rồi mới đọc kết quả.
Thử lại trong một vài ngày tới nếu các mẹ còn nghi ngờ kết quả.
Dù tỷ lệ chính xác khá cao nhưng que thử thai vẫn chưa phải là phương pháp thử tối ưu nhất. Tốt nhất, mẹ hãy đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, siêu âm, từ đó kết luận mình đã có thai hay chưa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề xét nghiệm thai kỳ, các mẹ có thể liên hệ 18002010 hoặc truy cập website: https://nipt.com.vn/