Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Nổi mẩn ngứa ở da bụng bà bầu cần làm gì ?

Trong thai kỳ 9 tháng 10 ngày không ít bà bầu nổi mẩn ngứa ở da bụng. Điều này khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu, nhất là trong những ngày thời tiết nóng nực, mồ hôi tiết nhiều. Bài viết dưới đây gentis sẽ chia sẻ với các mẹ nguyên nhân và cách khắc phục khi bị mẩn ngứa da bụng!!

Nổi mẩn ngứa ở da bụng bà bầu nên làm gì ?

Nguyên nhân

Nổi mẩn ngứa ở da bụng bà bầu là tình trạng mà nhiều chị gặp phải trong thai kỳ
  • Do thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, sự gia tăng hàm lượng hormone estrogen là một nguyên nhân làm xuất hiện nốt mề đay trên da bụng bà bầu và ở các vùng da khác như cánh tay, lưng, chân,…
  • Do mẹ bầu da khô hoặc cơ địa dị ứng: Những mẹ bầu da khô hoặc có cơ địa dị ứng cũng dễ nổi mẩn ngứa ở da bụng và các vùng da trên cơ thể. Một số mẹ bầu bị dị ứng thức ăn, mỹ phẩm càng khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ.
  • Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.
  • Viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này khởi phát vào khoảng quý III của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.
  • Viêm da bọng nước: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thai thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…
Nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc mẹ bầu có cơ địa dị ứng

BÀ BẦU NỔI MẨN NGỨA Ở DA BỤNG XỬ TRÍ THẾ NÀO?

Để cải thiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy ở trên da; mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:
  • Chú ý tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày hoặc khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi, mặc trang phục thông thoáng, có độ thấm hút tốt, tránh ra ngoài khi trời nắng, tránh nơi nóng bức, ngột ngạt, thiếu khí.
  • Không nên tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.
  • Nếu dùng sữa tắm, mẹ bầu nên chọn loại có độ pH vừa phải, phù hợp với làn da của mình để tránh trường hợp sữa tắm không phù hợp khiến da bạn bị khô và ngứa hơn.
  • Tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.
  • Tuyệt đối không cào, gãi khi ngứa vì càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn và sẽ gây tổn thương cho da.
  • Nếu mẹ bầu có cơ địa dị ứng thì nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng, tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)…
  • Nên uống nước đều đặn và đủ nước hàng ngày, trung bình từ 2,5 – 3 lít nước.
Chị em cần thăm khám bác sĩ nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng ,ột số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.
Trường hợp tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng và áp dụng những biện pháp trên không cải thiện, bạn nên tới bác sĩ thăm khám và tư vấn cách xử trí tốt nhất. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào. Xem nhiều hơn cách phòng tránh tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét