Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Có bao nhiêu cách xét nghiệm adn trước sinh

Khi mang thai, có hầu hết người mẹ bầu lo lắng, hoang mang, muốn thực hiện dịch vụ xét nghiệm adn cho bé con trong bụng nhưng chưa biết nên chọn lựa phương pháp dịch vụ xét nghiệm adn huyết thống trước sinh nào để vừa đảm bảo chuẩn xác lại vừa an toàn. ≫> xet nghiem adn o tphcm

Có bao nhiêu cách làm xét nghiệm adn trước sinh

Hiểu được những nỗi lòng đó, GENTIS dành tặng những thông tin hữu ích về các phương pháp xét nghiệm xác định ADN huyết thống trước sinh để các mẹ bầu có được những lựa chọn thông minh nhất cho bé yêu của mình.
Có những cách xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh nào?
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong y học, việc tìm hiểu và xác định ADN huyết thống cha - con trước sinh không còn là vấn đề khó khăn như trước, kể cả khi bé còn đang trong bụng mẹ.
Thông thường, có hai phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh, xác định mối quan hệ huyết thống của thai nhi với người cha nghi vấn ngay từ đầu thai kỳ là: Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh xâm lấn và xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh không xâm lấn.
Phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh xâm lấn
Xét nghiệm ADN trước sinh xâm lấn là phương pháp được không ít mẹ bầu biết đến. Mẫu tiến hành xét nghiệm được sử dụng là mẫu nước ối hoặc sinh thiết nhau thai để thực hiện phân tích ADN so sánh với mẫu ADN của người cha nghi vấn. Khi thực hiện phương pháp này, người mẹ mang thai cần được kiểm tra sức khỏe và phải có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh bằng phương pháp chọc ối
Tại sao có thể thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống bằng nước ối?
Phương pháp sử dụng mẫu nước ối của người mẹ mang thai để tiến hành xét nghiệm. Nước ối - “môi trường sống” của thai nhi, chứa chất dinh dưỡng và có khả năng tái tạo, trao đổi, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, nước ối xuất hiện ngay từ ngày thứ 12 của thai kỳ.
Chính vì có sự tái hấp thu này nên trong nước ối có chứa các tế bào ADN của thai nhi sau khi luân chuyển trong cơ thể của thai nhi. Những tế bào đó có thể tách chiết để tiến hành làm xét nghiệm xác định quan hệ huyết thống với người cha nghi vấn và chẩn đoán các nguy cơ bệnh về di truyền mà thai nhi có thể mắc phải.
Trong thai kỳ, quá trình tái hấp thụ nước ối qua hệ tiêu hóa, da, màng ối và dây rốn của thai nhi khiến cho nước ối chứa các tế bào ADN của bào thai. Khi thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thu mẫu nước ối của người mẹ mang thai để phân tích ADN so sánh với mẫu xét nghiệm của người cha nghi vấn. >> kiểm tra adn ở hà nội
Thời gian thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh bằng nước ối
Dựa vào siêu âm để xác định tuổi thai, từ tuần thai thứ 16 - 22, người mẹ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống cho thai nhi. Người mẹ mang thai không nên nóng lòng và thực hiện chọc ối sớm hơn, bởi khi lượng ADN của thai nhi trong nước ối chưa đủ, mẹ bầu có thể được chỉ định chọc ối lại. Sau khi được kiểm tra kỹ về tình trạng sức khỏe, bác sĩ dùng kim rỗng to xuyên qua thành bụng của người mẹ mang thai với sự hỗ trợ của thiết bị siêu âm để định hướng đường kim đi vào lấy mẫu nước ối khoảng 10 - 15ml.
Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh bằng phương pháp sinh thiết gai nhau
Tại sao có thể xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi bằng sinh thiết gai nhau?
Gai nhau là những mô nhỏ ở trong nhau thai, vật chất di truyền trong tế bào gai nhau giống như những tế bào ở cơ thể thai nhi. Thực hiện xét nghiệm bằng mẫu tế bào gai nhau có thể cho kết quả chính xác tương tự như chọc ối.
Thời gian thực hiện xét nghiệm
Sinh thiết gai nhau thực hiện ở giai đoạn sớm của thai kỳ, trong khoảng tuần thai từ 12 - 20 của thai kỳ. Sau khi được kiểm tra tổng thể về tình trạng sức khỏe, bác sĩ tiến hành đưa một ống đàn hồi nhỏ (catheter) vào âm đạo và cổ tử cung và đến bào thai dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm để tiến hành thu mẫu.
Rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn từ phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống xâm lấn
Là phương pháp xâm lấn trực tiếp vào môi trường sống của thai nhi nên chọc ối hay sinh thiết gai nhau đều mang những nguy cơ tiềm ẩn như: rỉ ối, sảy thai, nhiễm trùng ối, sinh non... Lên đến 1%. Bởi vậy, trước khi thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh bằng phương pháp này, mẹ bầu cần tìm hiểu đầy đủ thông tin, kiểm tra tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con trước khi đưa ra quyết định thực hiện xét nghiệm.
Một số lưu ý khi tiến hành xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh xâm lấn
Mẫu ADN của người cha giả định là những mẫu xét nghiệm thông thường như mẫu máu, tóc có chân, móng tay, móng chân, niêm mạc miệng,...
Trước khi tiến hành chọc ối, sinh thiết gai nhau mẹ bầu cần được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng.
Chỉ tiến hành chọc ối, sinh thiết gai nhau tại các bệnh viện, phòng khám uy tín, người thu mẫu có chuyên môn cao.
Chuẩn bị tâm lý thực hiện thu mẫu, tránh quá lo lắng và căng thẳng làm ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi.
Chủ động chăm sóc sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt nguy cơ rủi ro mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải.
Tìm hiểu thêm những phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh khác trước khi quyết định thực hiện phương pháp có xâm lấn.
Phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh không xâm lấn
Xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh không xâm lấn là phương pháp sử dụng máu ngoại vi của người mẹ mang thai để tiến hành xét nghiệm ADN xác định mối quan hệ huyết thống cho thai nhi và người cha nghi vấn.
Tại sao có thể xác định ADN huyết thống thai nhi từ máu người mẹ mang thai?
Ngay từ khi mang thai, trong máu của mẹ bầu có sự xuất hiện ADN tư do của thai nhi (cf-DNA). Lượng ADN tự do này thay đổi (chiếm khoảng 10%) theo tuổi thai và mất đi sau vài giờ khi sinh. Thực hiện phân tách ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để so sánh với mẫu ADN của người cha có thể xác định được mối quan hệ huyết thống chính xác như khi thai nhi được sinh ra.
Để giảm thiểu những nguy cơ rủi ro mà những phương pháp xét nghiệm xâm lấn chưa khắc phục được, phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Thời gian thực hiện xét nghiệm
Ngay từ tuần thai thứ 6++ cho đến hết thai kỳ, người mẹ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm cho bé mà không cần lựa chọn thời điểm nhất định hay tuần thai nhất định nào. Kỹ thuật viên tiến hành thu mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay của người mẹ mang thai bằng kim hút chân không, được khử trùng và đảm bảo an toàn.
Các nguy cơ tiềm ẩn
Là phương pháp sử dụng mẫu máu ngoại vi của người mẹ mang thai nên phương pháp xét nghiệm này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, phương pháp xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh không xâm lấn là phương pháp được các chuyên gia di truyền và bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống trước sinh không xâm lấn
Mẫu xét nghiệm của người cha là những mẫu thông thường như tóc có chân, móng tay, móng chân, niêm mạc miệng,...
Người mẹ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm bất cứ khi nào, từ tuần thai 6++ cho đến hết thai kỳ.
Mẹ bầu không cần nhịn ăn, ăn kiêng hay lựa chọn thời điểm buổi sáng để thu mẫu xét nghiệm.
Mẫu máu của người mẹ để thực hiện xét nghiệm chỉ từ 10 - 15ml máu, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Các phương pháp xét nghiệm adn huyết hệ trước sinh trên đều có thể cho phiếu kết quả giám nghiệm chuẩn xác như nhau - lên đến 99,9%. Tuy nhiên, để cam kết an toàn cho cả mom và con, những mom bầu nên tìm hiểu và chọn lựa các phương pháp an toàn để tránh dẫn thai nhi đứng trước những rủi ro không mong muốn.
Nguồn: sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét