Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Mất ngủ với các bà bầu có tác hại như thế nào ?

 Khi mang thai, những kích thích tố progesterone thường khiến cho nhiều phụ nữ mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên bà bầu cũng thường bị mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Bài viết này cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết những tác hại của mất ngủ và mẹo để có giấc ngủ ngon nhé !

Những tác hại của việc mất ngủ với bà bầu

Sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng xấu nếu mẹ bầu ngủ muộn hay ngủ không đủ giấc như:

Trẻ sinh ra dễ thiếu máu

Nếu trong thời gian mang thai mẹ bầu ngủ muộn sau 23 giờ không chỉ tác động xấu tới sức khỏe của mẹ mà còn vô tình làm chậm quá trình tự tạo máu tự nhiên của thai nhi trong bụng. Bởi trong khoảng thời gian từ 23 giờ – 3 giờ sáng là thời điểm thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể trẻ.

Trẻ sinh ra chậm phát triển

Thông thường khi các mẹ thức quá khuya dẫn tới sự thay đổi đồng hồ sinh học làm rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên của trẻ. Vì thế, khi phụ nữ mang thai thiếu ngủ hay ngủ quá muộn sẽ kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân, chậm phát triển…

Trẻ sinh ra hay quấy khóc

Mẹ bầu ngủ muộn đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và dần dần trở thành thói quen. Tình trạng này kéo dài trẻ trong bụng mẹ được sinh ra hay quấy khóc, tức giận.

Mẹo ngủ ngon cho bà bầu

3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai thường phải đối diện với một loạt cảm xúc từ sợ hãi, lo lắng đến vui sướng với tin mang bầu. Đây là thời kỳ cơ thể cũng sản xuất thêm các kích thích tố mới.
Sự gia tăng hormone progesterone trong thai kỳ sẽ gây ra nhiều mệt mỏi liên tục cho bà bầu. Lúc này, bà bầu thường có xu hướng mệt mỏi hơn trong 3 tháng đầu và tình trạng này sẽ được cải thiện trong 3 tháng tiếp sau của thai kỳ.
Đặc biệt hormone progesterone không chỉ làm cho bà bầu buồn ngủ, mà nó còn khiến bà bầu phải đi tiểu nhiều vì nó tăng cường chức năng của thận.
Chưa kể, những dấu hiệu của “ốm nghén” hoành hành như chóng mặt, buồn nôn cũng làm cho giấc ngủ bà bầu khó khăn hơn khi nằm xuống hoặc khi bị kích hoạt bởi mùi vị.

Mẹo ngủ ngon cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

– Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và ngủ mỗi lúc có thể.
– Uống nhiều nước và ăn thực phẩm chứa nhiều chất lỏng trong ngày nhưng tránh ăn hay uống chúng vào buổi tối để có thể cắt giảm những lần phải vào nhà vệ sinh vào ban đêm.
– Chống triệu chứng buồn nôn với đồ ăn nhẹ và bánh quy. Ăn thường xuyên và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh dạ dày trống rỗng. Luôn giữ bánh quy giòn ở bên cạnh khi bạn buồn nôn.
– Ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt. Đây là vị trí tốt nhất để đảm bảo sự lưu thông máu tốt. Sử dụng thêm gối để đặt giữa hai đầu gối hoặc dưới bụng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
– Khi thức dậy ban đêm, bạn không nên bật đèn sáng mà chỉ nên bật đèn có ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ.
– Hãy cố gắng đi ngủ cùng một thời điểm mỗi đêm. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn dần xây dựng một lịch trình cho giấc ngủ

Ngủ trong tư thế nghiêng càng nhiều càng tốt

3 tháng giữa thai kỳ

Nhiều bà bầu thường lấy lại sự khỏe khoắn khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là thời kỳ các bà bầu không phải đối diện nhiều với nguy cơ sảy thai, những triệu chứng buồn nôn, đi tiểu thường xuyên và chứng buồn ngủ cũng có nhiều khả năng biến mất.
Hầu hết bà bầu thường cảm thấy tốt nhất trong giai đoạn này và bắt đầu tăng trọng lượng cơ thể nhanh chóng. Nhưng cũng có rất nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu vẫn bị khó ngủ.
Để lấy chỗ cho tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế và hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn. Điều này khiến bà bầu thường phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu. Hoặc nhiều bà bầu lại xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi thường xuyên, những giấc mơ này có thể rất đáng sợ hoặc sống động với họ. xét nghiệm triple test có vai trò quan trọng thế nào ?

Mẹo ngủ ngon cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ:

– Để tránh ợ nóng, bà bầu nên cố gắng tránh gia vị, thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc chiên
– Luôn ngủ với tư thế gối đầu cho đầu và cổ cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ
– Ăn các bữa ăn thường xuyên nhỏ trong ngày
– Sử dụng thuốc kháng axit cũng cho hiệu quả và an toàn cho chứng ợ nóng
– Khi ngủ, bạn nằm nghiêng với đầu gối và hông cong. Đặt gối giữa hai đầu gối, dưới bụng và sau lưng của bạn. Điều này có thể giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề cho bạn.
– Để tránh những cơn ác mộng, cố gắng không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ và luôn chia sẻ bất cứ lo ngại bạn đang lo lắng với bạn đời hoặc bác sĩ chuyên khoa của bạn.

Mẹ bầu nên sử dụng gối dành riêng cho phụ nữ mang thai để hỗ trợ cơ thể có tư thế ngủ ngon hơn

3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn bị mất ngủ và ngủ khó nhất trong toàn bộ thai kỳ của các bà bầu. Với tần suất đi tiểu quá nhiều, các bà bầu thường không thể thoải mái, cộng với cân nặng tăng thêm và phải chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn, các bà bầu thường khá tỉnh táo vào ban đêm.
Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng lại hay chuyển động. Điều này cũng có thể cản trở giấc ngủ bà bầu. Các khớp được nới lỏng và chuẩn bị cho việc sinh nở, nên cơ thể rất nặng nề, thậm chí việc đi bộ cũng có thể khó khăn.
Nhiều bà bầu thường xuyên thức dậy trong đêm trong giai đoạn này mà không có lý do. Điều này có thể gây buồn ngủ vào buổi sáng. Và trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiều phụ nữ thấy mũi của họ đã bị sưng và nghẹt mũi nhiều hơn.
Nhiều bà bầu khác lại phàn nàn vì bị tình trạng chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng và mất ngủ vào ban đêm.

Mẹo có giấc ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ:

– Ngủ nghiêng bên trái sẽ cho phép lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu trở lại với tim.
– Hãy ôm một chiếc gối khi ngủ cũng sẽ giúp ngủ tốt hơn.
– Tránh dùng nước ngọt và đồ uống có ga khác vì chúng có thể gây ra hoặc trầm trọng hơn tình trạng chuột rút ở chân.
– Nếu bị phù chân hoặc ngáy ngủ quá nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
– Nếu bạn không thể ngủ, hãy đừng cố ngủ mà ngược lại nên dậy và đọc, xem TV, nghe nhạc… vì khi ấy bạn có thể cảm thấy mệt mỏi để muốn tiếp tục ngủ trở lại.
– Nếu bạn đang bị chuột rút chân, hãy duỗi thẳng chân của bạn và uốn cong bàn chân, điều này sẽ giúp bớt đau đớn hơn. Hãy duy trì thói quen này nhiều lần trước khi đi ngủ để tránh tình trạng chuột rút.
Đọc thêm: hội chứng edwards là gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét