Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Bà bầu nên đi tiêm phòng bệnh Rubella lúc nào?

 Theo Thạc sĩ – bác sĩ Vũ Quốc Tuấn (Giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội) thì cúm do nhiễm virus rubella thường có triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc mắt, hạch sưng (hạch góc hàm, hạch sau tai,..) triệu chứng viêm đường hô hấp biểu hiện nhẹ có thể không có.

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa Rubella hiệu quả

Phát ban thường từ sau 2 đến 7 ngày, ban thường nổi từ phần ngực đến sau lưng, tay, mặt và toàn thân; ban màu hồng sáng hơn ban sởi, sần nhỏ có thể kết hợp thành quầng đỏ rộng mỏng tồn tại khoảng 2 đến 5 ngày, nhưng cũng có trường hợp người bệnh sốt và phát ban khắp người chứ không theo thứ tự và để lại vết thâm như sốt phát ban bệnh sởi ở người.

Biện pháp phòng bệnh rubella một cách hữu hiệu nhất là đi tiêm phòng vacxin phòng tránh vi rút rubella cho các đối tượng trẻ em từ 9 tháng tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi tiêm phòng. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi tiêm phòng phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi tiêm chủng và 2 tháng sau khi tiêm chủng. Ngoài ra mẹ bầu nên thực hiện các loại xét nghiệm khác như xét nghiệm hội chứng down, xét nghiệm hội chứng edwards...

Điều trị bệnh Rubella ở bà bầu

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các biểu hiện sốt, mệt mỏi nên cần điều trị triệu chứng đó như giảm đau, hạ nhiệt. Ngoài ra, người bệnh cần  phải giữ ấm, tránh gió, kiêng nước trong thời gian phát ban tránh bội nhiễm và viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cho người mắc Rubella cũng vô cùng quan trọng, cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn thêm nhiều hoa quả để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Vì hậu quả của Rubella với phụ nữ mang thai vô cùng nghiêm trọng và rất khó để nhận biết những bà bầu mắc Rubella nên sản phụ nên thường xuyên đi khám, kiểm tra sức khỏe của bản thân và thai nhi nhằm phát hiện bệnh và các dị tật sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa bệnh Rubella ở bà bầu

– Luôn giữ vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, phòng ốc thông thoáng. Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, mang khẩu trang khi ra đường. Tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra.

– Nâng cao thể lực bằng cách tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

– Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bệnh rubella, nếu lỡ tiếp xúc thì nên đi khám bệnh để các bác sĩ cân nhắc và xử trí đúng đắn nhất.

– Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây. Người bệnh cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và xúc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o. Đối với trẻ nhỏ cần giặt khăn bằng nước ấm lau mình mẩy hàng ngày cho bé. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh rubella cần đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm. xét nghiệm double test là gì ?

Mẹ bầu cần tiêm vắc-xin ngừa Rubella để bảo vệ sức khỏe

Trẻ khiếm thính do mẹ bị rubella lúc mang thai

Tôi có mới có con trai đầu lòng được 4 tháng tuổi. Khi mang thai, tôi bị rubella mà không biết, hậu quả là con tôi bị đục thủy tinh thể 2 mắt, tim bẩm sinh và bị điếc bẩm sinh. Tôi muốn hỏi bác sĩ có trường hợp nào như cháu nhà tôi mà khắc phục được chứng điếc không? Mẹ Trọng Nghĩa – TP.HCM).

Trả lời:

Đọc thư mẹ Trọng Nghĩa gửi cho tôi thì đúng là mẹ Trọng Nghĩa đã bị rubella lúc mang thai 4 tháng. Hầu hết những trường hợp mẹ đang mang thai mà bị rubella thì con hay bị đa dị tật. Tùy theo tuổi thai mẹ bị rubella mà con bị dị tật nặng hay nhẹ. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị rubella thì con bị đa dị tật rất nặng. Mẹ của Trọng nghĩa mang thai tháng thứ 4 mới bị nhiễm rubella nên con bị đa dị tật có phần hơi nhẹ hơn: như dị tật tim có thể nhẹ vì theo bác sĩ để theo dõi có thể lớn không cần mổ. Riêng về mức độ khiếm thính thì cần phải đo khám mới biết được. Tuy nhiên, mẹ Trọng Nghĩa cũng nên chuẩn bị tinh thần vì hầu hết các cháu có mẹ bị rubella mà tôi đã khám bị điếc nặng tới điếc sâu. Dẫu sao cũng nên cho cháu đi khám để biết sức nghe của cháu như thế nào mới có hướng giải quyết sớm. Nếu cháu bị khiếm thính nhẹ và vừa thì mang máy nghe sẽ phát triển bình thường (nếu cháu không bị chậm phát triển, nhiều cháu do mẹ bị rubella khi mang thai ngoài dị dạng về mắt, tim, tai còn kèm theo chậm phát triển). Nếu cháu bị điếc nặng và sâu có lẽ đầu tiên bạn nên tìm lương y Ly coi ông ta chữa được không (vì ông ta đã chữa được cho bé Tuấn Nghĩa).

Nếu ông ta không chữa được, bạn sẽ cho bé mang máy nghe NAIDA V hoặc IX ( NAIDA IX tốt hơn) từ 3 – 6 tháng sau đó bác sĩ sẽ đánh giá lại việc phát triển nghe, tiếng nói và ngôn ngữ trong 6 tháng mang máy nghe. Nếu kết quả tốt bé sẽ mang máy nghe tiếp. Nếu kết quả không tốt lúc đó mới nghĩ đến chuyện cấy ốc tai điện tử cho bé. Mang máy nghe là bước thứ nhất của quy trình cấy điện ốc tai vì vậy chúng ta nên lựa chọn máy tốt nhất theo khả năng tài chính của gia đình mình.

Đọc thêm: Bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét