Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Trường hợp bị đau bụng khi mới mang thai kéo dài không

Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu là thắc mắc của rất nhiều chị em ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng khi mới mang thai, nhất là cảm giác đau bụng dưới âm ỉ không phải lúc nào cũng bình thường, đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tình trạng bị đau bụng khi mới mang thai

Đau bụng khi mới mang thai như thế nào?

Theo các chuyên gia, hiện tượng đau bụng dưới khi mới mang thai với tính chất lâm râm là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén. Vậy đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?Hiện tượng đau bụng dưới khi mới mang thai với tính chất lâm râm là hoàn toàn bình thường - Ảnh minh họa: Internet
Thông thường, tình trạng này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi. Trong 10 phụ nữ mang thai, hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ.
Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu không quan trọng bởi khi bước vào những tháng sau, khi thai lớn hơn, cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện. Nguyên nhân thường là do sự căng cơ và dây chằng, do phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. 
Thông thường, mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.

Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng khi mới mang thai

Dù có biểu hiện tương đối giống nhau nhưng nếu chú ý hơn, chị em sẽ dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt của đau bụng kinh và đau bụng do có thai. Đó là:
  • Đau bụng kinh
Triệu chứng của bệnh chủ yếu là đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, thường đau bắt đầu từ 1 - 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày. Tham khảo gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh.Trong 10 phụ nữ mang thai, hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác đau khi thai bắt đầu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ - Ảnh minh họa: Internet
Người bị đau bụng kinh có thể bị đau lan ra lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng... Ngoài ra, một số người có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 24 - 48 giờ trước khi có kinh nguyệt và hết hẳn khi hết kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng khi mới mang thai

Có biểu hiện đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười... trong tháng đầu mang thai - thể hiện tình trạng thai đang làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức. Bà bầu cũng có thể đau bụng khi mang thai tuần đầu nếu bị ốm nghén và nôn ọe nhiều.

Đau bụng khi mang thai trong những tháng đầu

Trong tháng đầu mang thai, không ít mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng đầu có bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tính chất đau và các dấu hiệu đi kèmTrong tháng đầu mang thai, không ít mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet
Vì vậy, khi đối diện với tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu, cụ thể là đau vùng bụng dưới, mẹ bầu đừng nên quá lo lắng thái quá, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe.

Làm gì khi bị đau bụng trong giai đoạn đầu thai kỳ

Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau, trái cây có thể làm giảm các cơn đau.
Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào.
  • Vận động thường xuyên. Tập các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu để ngăn ngừa các cơn đau trở nên trầm trọng.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Mang thai là thời gian bà bầu thường bị táo bón. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm, bánh mì trắng và mì ống với lượng vừa phải.
  • Khi ngồi, dùng một chiếc ghế thấp để kê chân.
  • Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.
  • Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung kali, canxi và nước trong giai đoạn này.
Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế các cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, bạn nên nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng tăng lên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám. Một số dấu hiệu đau khi mang thai có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm của thai kỳ.

Khi nào nên đi bác sĩ kiểm tra?

Các cơn đau bụng trong 4 tuần đầu thai kỳ được xem là bình thường tuy nhiên nếu bạn có các dấu hiệu đi kèm đau bụng như:
  • Có xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo (thống kê chỉ khoảng 20% ​​phụ nữ bị chảy máu trong 12 tuần đầu của thai kỳ)
  • Bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe
  • Các triệu chứng mang thai trở nên bất thường.
Nếu đau bụng khi mới mang thai kèm các dấu hiệu trên thì chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác nhất.
Tóm lại, đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu không phải là vấn đề quan trọng, nó tùy thuộc vào cơ địa từng chị em. Quan trọng nhất vẫn là nhận biết được triệu chứng đau bụng khi có các dấu hiệu khác đi kèm để có hướng xử trí kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Đọc thêm nhiều hơn nữa tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/tam-soat-di-tat-thai-nhi-la-gi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét