Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Biện pháp phòng ngừa chóng mặt khi mang thai

Mang thai là một trải nghiệm “độc đáo” của người phụ nữ mà họ chưa từng trải qua trước đây. Lúc này, cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi vô cùng khác lạ. Một số mẹ than phiền rằng họ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, cả người lâng lâng. Vậy tại sao điều đó lại xảy ra và làm thế nào để đối phó với nó?

Cách phòng ngừa chóng mặt khi mang thai

  • Chóng mặt thường xuất hiện ở giai đoạn nào?

Bà bầu thường bắt đầu cảm thấy chóng mặt từ khoảng tuần thai thứ 6 - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu thường bắt đầu cảm thấy chóng mặt từ khoảng tuần thai thứ 6 và kéo dài trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong một số trường hợp, bà bầu có thể bị chóng mặt ngay cả trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, vì lúc này tử cung phát triển nhanh, gây áp lực lên các mạch máu.
Chóng mặt còn là một dấu hiệu nhận biết có thai
Triệu chứng chóng mặt thường phổ biến hơn cả trong thời kỳ đầu mang thai, thường đi đôi với chứng buồn nôn và ốm nghén. Triệu chứng chóng mặt này có thể giải thích là do bà bầu bị ốm nghén, mất cảm giác ngon miệng, khiến lượng đường trong máu thấp dẫn đến chóng mặt.

  • Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai?

Nguyên nhân gây chóng mặt phụ thuộc vào giai đoạn mang thai.
Trong 3 tháng đầu tiên, nội tiết tố và những thay đổi khác trong cơ thể mẹ bầu làm giãn nở các thành mạch máu, gây giảm huyết áp, khiến bà bầu cảm thấy chóng mặt. Ốm nghén cũng khiến mẹ càng mệt mỏi hơn vì cơ thể không thể dung nạp được các loại thực phẩm hoặc chất lỏng.
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng 30% khi thai nhi phát triển, dẫn đến sự gia tăng huyết áp gây ra chứng chóng mặt.Chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở thai phụ - Ảnh minh họa: Internet
Những lý do khác khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt bao gồm:
  • Mất nước và quá nhạy cảm với thực phẩm.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Giảm lượng đường trong máu.
  • Tiền sản giật phát triển trong thai kỳ muộn.
Ngủ ngửa khi mang thai giai đoạn cuối gây ra áp lực dư thừa lên mạch máu mang máu từ các bộ phận cơ thể đến tim và ngược lại, quá trình cản trở lưu thông này sẽ gây ra chóng mặt.
Hồng cầu chịu trách nhiệm cung cấp oxy cho các tế bào không hoạt động đủ vì nhu cầu oxy tăng lên. Điều này có thể gây ra thiếu máu, khiến bà bầu cảm thấy yếu ớt hoặc chóng mặt. Đọc thêm: Những dị tật thai nhi thường gặp khi mang thai

  • Biểu hiện chóng mặt ở bà bầu

Một số phụ nữ có thể cảm thấy chóng mặt và mệt mỏi, một số khác lại cảm thấy buồn nôn đi kèm với cảm giác căn phòng quay cuồng. Trong khi một số chị em khác có thể nhìn thấy những thay đổi thị giác như: có cảm giác bị rơi xuống, mất thăng bằng hoặc nhìn thấy các “ngôi sao bay”.

  • Bà bầu bị chóng mặt cần phải làm gì?

Ngồi xuống từ từ để tránh ngã bất ngờ hoặc có thể ngồi xổm với phần đầu đặt đặt tựa vào giữa hai đầu gối để tránh choáng váng gây ngã. Khi cảm thấy đỡ choáng, mẹ nên đứng dậy từ từ vì nếu chuyển động đột ngột có thể sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn.
Nếu mẹ đang ở nhà, cần nằm xuống giường với tư thế nghiêng sang bên trái. Tư thế này sẽ cải thiện lưu thông máu đến não và mẹ sẽ cảm thấy tốt hơn.
Nếu được hãy mở cửa cho thông thoáng.
Tìm điểm tựa ngay khi cảm thấy chóng mặt - Ảnh minh họa: Internet
Tiếp sau đó, bà bầu nên có một bữa ăn nhẹ và uống một ít nước lọc hoặc nước trái cây để kích thích mức năng lượng hồi phục. Điều này rất có ý nghĩa nếu cơn chóng mặt của mẹ là do lượng đường trong máu giảm.
Bổ sung nước đầy đủ là việc làm vô cùng cần thiết.

Làm thế nào để ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai?

Bà bầu có thể ngăn ngừa các cơn chóng mặt thường xuyên khi mang thai bằng cách làm theo một số mẹo đơn giản:
  • Không nên đứng liên tục trong thời gian dài. Ngay cả khi nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng, mẹ hãy cố gắng di chuyển một chút để cải thiện lưu thông máu chứ không đứng yên trong thời gian quá lâu.
  • Tránh các cử động đột ngột trong khi đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm, điều này có thể gây ra chóng mặt, ngất và té ngã.
  • Ăn uống đều đặn và tránh những khoảng thời gian trống quá dài mà không ăn gì. Điều này sẽ duy trì lượng đường trong máu của mẹ ở mức hợp lý và duy trì năng lượng sống.
  • Không nên nằm ngửa khi ngủ ở giai đoạn giữa tam cá nguyệt thứ hai trở về sau.
  • Mặc quần áo rộng để tránh cơ thể quá nóng và tránh việc hạn chế lưu thông máu.
  • Uống đủ nước để tránh mất nước.
  • Kiểm soát nhiệt độ cơ thể bằng cách cố gắng ở trong khu vực mát mẻ và trong lành.
  • Khi nào cơn chóng mặt trong thai kì kết thúc?
  • Các cơn chóng mặt thường kéo dài trong suốt thai kỳ và có xu hướng giảm dần sau khi sinh con.

Khi nào mẹ nên đi khám bác sĩ?Chóng mặt không hoàn toàn vô hại đối với bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Chóng mặt do đói, do nóng hoặc do chuyển động thay đổi tư thế đột ngột không phải là một nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên bỏ qua các cơn chóng mặt này mà cần tìm cách khắc phục để giữ cho cơ thể cân bằng và khỏe mạnh.
Cần đến khám bác sĩ ngay nếu triệu chứng chóng mặt của mẹ đi kèm với một số biểu hiện sau đây:
  • Nhìn mờ
  • Nhức đầu dữ dội
  • Đánh trống ngực
  • Nói ngọng
  • Chảy máu âm đạo
  • Đau ngực
  • Khó thở
Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ nếu mẹ bị chóng mặt đi kèm với mạch đập ở bụng và cảm giác đau bụng dai dẳng, đây có thể là triệu chứng báo hiệu thai ngoài tử cung. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của mẹ bằng các xét nghiệm và đánh giá cần thiết.
Chóng mặt khi mang thai dù đến từ nguyên nhân nào cũng cần được lưu ý đúng mực. Đây là cách mà cơ thể muốn “nhắn nhủ” đến mẹ bầu về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Khi cảm thấy chóng mặt, điều tiên quyết nhất là mẹ hãy tìm chỗ ngồi hoặc nằm để làm điểm tựa, tránh té ngã. Xem thêm nhiều hơn kiến thức mang thai tại đây: https://nipt.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét