Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Ăn không tiêu ở bà bầu có nguy hiểm không?

Ăn không tiêu là một trong những vấn đề khiến nhiều bà bầu lo lắng khi thường xuyên gặp phải. Cùng trung tâm sàng lọc dị tật bẩm sinh gentis tìm hiểu về triệu chứng bà bầu ăn không tiêu này qua những thông tin dưới đây.

Triệu chứng ăn không tiêu ở bà bầu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bà bầu ăn không tiêu bị đầy bụng?

1. Sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể

Khi mang bầu, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone làm mềm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, trong đó có cả van thực quản. Điều này khiến cho axit dạ dày trào ngược lên trên, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, dạ dày dư axit dẫn đến chứng ợ nóng khó tiêu.
2.Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hợp lýĂn uống khoa học sẽ là cách chữa ăn không tiêu ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
Nhiều mẹ có thói quen ăn nhanh hoặc ăn quá nhiều, ăn nhiều đồ khó tiêu như thức ăn nhanh, ăn ít chất xơ khiến cho cơ thể bị đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Mẹ nên thay đổi chế độ ăn khoa học, lành mạnh để khắc phục tình trạng này cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.

3. Sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu ăn không tiêu khó thở, gây đầy bụng táo bón.

4. Tác dụng phụ khi bà bầu uống sắt

Trong quá trình mang thai, bà bầu thường uống thêm viên sắt để tốt cho cả mẹ cả con. Tuy nhiên các loại khoáng chất trong sắt lại cần một lượng lớn nước để hấp thụ mà không phải bà mẹ nào cũng uống đủ nước.
Khi không hấp thụ được, cơ thể sẽ đào thải các chất này ra ngoài. Điều này tạo nên một gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến bà bầu bị táo bón.

5. Sự thay đổi tâm lý khi mang thai

Tâm lý căng thẳng, lo âu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mẹ. Đây là một nguyên nhân khiến mẹ chán ăn dẫn đến tình trạng bà bầu ăn không tiêu.

Bà bầu ăn không tiêu có nguy hiểm không?

Như đã nói, bà bầu ăn không tiêu sẽ kéo theo khó thở, buồn nôn nhưng để nắm rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý triệu chứng, mức độ của bệnh.
Triệu chứng cụ thể của bà bầu ăn không tiêu

  • Tức bụng phía trên

Biểu hiện của đầy hơi, chướng bụng là bạn sẽ có cảm giác bụng nặng hơn. Tình trạng khiến mẹ bầu hay ợ chua, ợ khan, cơ thể mệt mỏi.
Cảm giác nhanh no, chán ăn thậm chí có hiện tượng bỏ bữaĂn không tiêu kéo theo hiện tượng buồn nôn - Ảnh minh họa: Internet
Khi thấy tức bụng phần trên, mẹ bầu sẽ thấy chán ăn, thậm chí sợ ăn. Vì dịch tiêu hóa trong cơ thể không tiết ra dẫn đến việc mẹ bầu không thấy đói, không thèm ăn, thậm chí ngán ngẩm trước đồ ăn. Và nếu mẹ bầu cố ăn sẽ thấy nghẹn ở cổ họng và có thể bị buồn nôn. Chia sẻ vài gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh giá tốt.

  • Gặp phải tình trạng tiêu chảy, táo bón

Chướng bụng, đầy hơi khi ở mức độ nặng sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc có thể là táo bón. Điều này báo hiệu việc hệ tiêu hóa của mẹ bầu đang bất ổn.
Lưu ý mức độ nguy hiểm
Đầy bụng trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai hết sức bình thường. Nó sẽ tự hết nếu mẹ bầu chủ động đúng thời điểm có những cách phòng tránh đúng đắn. Đặc biệt, đầy bụng đối với thai nhi là không ảnh hưởng.
Mặc dù vậy, chứng đầy bụng để lâu sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, chán ăn và khi đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Ăn không tiêu dẫn đến đầy bụng, táo bón, đau đớn - Ảnh minh họa: Internet
Mẹ bầu cần theo dõi để thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh dùng thuốc tùy tiện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe em bé.

Cách chữa tình trạng bà bầu ăn không tiêu hiệu quả an toàn

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm như: các món chiên xào sử dụng dầu mỡ nhiều, đồ uống có gas, nói không với đồ ăn nhanh, thịt hun khói, các thực phẩm được lên men một cách tự nhiên như dưa muối, cà muối.
Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn các loại trái cây cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa như chuối, táo, lê, đu đủ chín, nho. Mẹ bầu cũng có thể dùng nghệ tươi, bột nghệ để pha nước uống sẽ tốt cho tiêu hóa, dạ dày.
Mẹ bầu cần phải xây dựng chế độ ăn khoa học - Ảnh minh họa: Internet
Mẹ cũng có thể bổ sung lá tía tô vào trong bữa ăn của mình. Lá tía tô không chỉ có tác dụng rất tốt trong việc giải cảm mà còn giúp giảm chứng khó tiêu vô cùng hiệu quả, có thể nói đây chính là một dược liệu tự nhiên với những lợi ích tốt cho sức khỏe bạn nên biết và sử dụng.

  • Thiết lập lối sống khoa học, hợp lý

Tập thể dục, kết hợp việc vận động thân thể một cách thật nhẹ nhàng hàng ngày
Tập thể dục đều đặn như một thói quen hàng ngày, đặc biệt duy trì việc đi bộ 10 phút sau khi ăn bữa tối sẽ giúp cơ thể loại bỏ lượng khí- tác nhân gây đầy bụng khi bị dồn nén nay được giải phóng khỏi cơ thể. Tham gia các lớp yoga nhẹ nhàng hay những bài tập cơ đơn giản vừa giúp mẹ có được sức khỏe tốt vừa có được tinh thần thoải mái hơn.

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi

Tinh thần thoải mái sẽ giúp mẹ hưng phấn hơn trong công việc hay bất kỳ hoạt động nào. Mẹ sẽ không còn thấy mệt mỏi, nặng nhọc. Từ đó cũng khắc phục đáng kể tình trạng ăn không tiêu.
Thử đọc qua những cuốn truyện, sách về cách chăm sóc con hay lắng nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, chắc chắn sẽ giúp các mẹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và bớt đi căng thẳng.

  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian nghỉ trưa

Nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến mẹ thấy sảng khoái hơn, không còn mệt nhọc. Khi đi ngủ mẹ bầu nên kê gối cao và hơi dốc ở lưng. Cách này có thể làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng.

  • Tránh xa khói thuốc lá, không hút thuốc và uống rượu

Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi, khói thuốc lá còn làm đảo lộn dịch dạ dày, từ đó khiến tình trạng đầy hơi khó tiêu càng trầm trọng hơn.
Mẹ bầu cần tránh xa khói thuốc lá cũng như không sử dụng - Ảnh minh họa: Internet
Hút thuốc lá, uống rượu bia hay các đồ có chất kích thích không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn khiến tình trạng không tiêu, chướng bụng nặng hơn.

  • Mặc đồ thoải mái

Ăn mặc nếu không thoải mái với cơ thể đang mang bầu cũng ảnh hưởng đến tình trạng ăn không tiêu. Mẹ nên mua các loại váy bầu, đầm bầu hay sắm ngay những bộ đồ bầu phù hợp để mặc, như vậy sẽ giúp dạ dày thoải mái, tiêu hóa dễ dàng.

  • Ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn, nên ăn chậm, nhai kỹ.

Để không bị thèm ăn hay ăn quá no, hoặc để cơ thể quá đói, mẹ bầu nên ăn thành 5-6 bữa nhẹ mỗi ngày. Nên ăn chậm, nhai kỹ để quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi.

Cách giảm nhẹ tình trạng bà bầu ăn không tiêu gây khó thở 

Bà bầu nên chú ý một số biện pháp để giảm tình trạng ăn không tiêu 
Tình trạng bà bầu ăn không tiêu tuy chỉ là triệu chứng bình thường nhưng lâu dài cũng khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm tình trạng khó thở.

  • Các tư thế đúng

Các tư thế đúng sẽ hỗ trợ tử cung di chuyển ra xa cơ hoành giúp mẹ bầu thở dễ hơn. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu. Đây là sản phẩm được thiết kế giúp phụ nữ mang thai vận động thoải mái hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu nên tập luyện các bài tập thở thường được sử dụng trong lúc sinh nở nhằm giúp bạn hô hấp dễ dàng.

  • Nghỉ ngơi

Mẹ bầu hãy lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết nếu cảm thấy không thở bình thường được. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, phụ nữ mang thai không thể thực hiện các hoạt động thể chất như trước.
Chèn gối vào phần lưng trên khi ngủ có thể khiến tử cung nghiêng xuống và cung cấp cho phổi nhiều không gian hơn. Nghiêng nhẹ sang trái cũng hỗ trợ tử cung không đè lên động mạch chủ (động mạch chính di chuyển máu kết hợp oxy qua cơ thể), từ đó giúp mẹ bầu thở dễ dàng hơn.
Bà bầu cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi thư giãn - Ảnh minh họa: Internet

  • Vận động nhẹ

Vận động vừa phải chẳng hạn như tập thể dục nhịp điệu hoặc yoga đều là biện pháp giúp cải thiện nhịp thở và điều hòa nhịp tim khá lý tưởng. Tuy nhiên, dù bạn chọn hình thức tập thể dục nào, đừng thực hiện quá sức cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu thực hành nhé.
Bà bầu khó thở là tình trạng phổ biến nhưng nếu có các biểu hiện sau, bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức:
- Ngón tay, môi và ngón chân chuyển sang màu xanh.
- Tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng cao.
- Đau ngực khi thở.
- Thở khò khè.
Trên đây là một vài chia sẻ của trung tâm gentis dành cho các mẹ bầu khi mắc triệu chứng ăn không tiêu. Đọc thêm nhiều hơn nữa tại đây nhé : https://nipt.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét