Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Cha không thừa nhận con thì mẹ có quyền lên ý kiến không

Luật Minh Khuê tư vấn một vài câu hỏi liên quan đến việc xác định cha, mẹ cho con và xác định con cho cha, mom theo quy định của pháp luật hiện nay: >> giám định adn ở hà nội

bố không nhận con thì mẹ có được quyền lên ý kiến không


2. Nội dung tư vấn:
Nữ 19 tuổi quan hệ với nam 25 tuổi có con. Nam không thừa nhận là con mình và không nhận con vậy nữ có quyền kiện bên nam hay không. Xin cám ơn
Trường hợp của bạn đã đủ tuổi đăng ký kết hôn. Về mặt đạo đức hành vi của người bạn trai này không phù hợp, thiếu trách nhiệm và sai lệch với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trên phương diện pháp lý, người bạn trai này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này ( vì việc giao cấu là hoàn toàn tự nguyên từ hai bên ).
Tuy nhiên, theo, nếu bạn chứng minh được người bạn trai này là cha của đứa bé, thì người bạn trai của bạn phải thực hiện nghĩa vụ đối với con theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 69, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Xin chào luật sư! Trước đây tôi đã gửi 1 bức thư hỏi luật sư về việc tôi muốn nhận con để nhập hộ khẩu và làm chứng minh thư cho cháu. Tôi đã làm theo lời luật sư là: 1. Khai tờ khai nhận cha con cho người trưởng thành. 2. Mang bằng chứng ( Ảnh, học bạ của cháu) đến cơ quan chính quyền cấp phường Khâm Thiên và cả Phường Hoàng Mai. Nhưng họ đều không giải quyết việc nhận cha con của gia đình tôi và đều từ chối nhận đơn xin nhận cha con của gia đình tôi. Và họ có trả lời rằng :" luật nhận cha mẹ con này hiện nay không còn hiệu lực". Luật sư cho tôi hỏi có thật là như vậy không. Gia đình tôi thật sự hết cách và bất lực, nếu cứ tình trạng này con tôi thực sự rất thiệt thòi và không biết làm sao để giải quyết vấn đề chứng minh thư cho cháu. Tôi thật sự rất đau đầu và mệt mỏi về chuyện này, cũng vì phận làm bố mẹ ít học như tôi nên đã làm khổ con cái. Bây giờ tôi có thể làm cách nào để làm chứng minh thư được cho cháu không?
Luật sư cho em hỏi về vấn đề thay đổi họ của con từ mẹ sang họ của cha thủ tục như thế nào ạ.bây giờ con em được 3.5 tuổi rồi.em hỏi thì người ta nói cần phải xét nghiệm ADN nữa.để làm thủ tục cha nhận con.nhưng em chỉ muốn đổi họ của con trên giấy tờ để con mang họ của em thôi.th ủ tục như thế nào luật sư tư vấn dùm em.em cảm ơn luật sư.
Đối với vấn đề nhận cha cho con trong trường hợp của bạn thì hiện nay văn bản pháp luật đang có hiệu lực và trực tiếp điều chỉnh vấn đề này là Luật Hộ tịch 2014 và nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hộ tịch. Theo đó, Bạn có thể thực hiện tại UBND cấp xã nơi mà bạn đang cư trú. Cụ thể theo quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch năm 2014 thì :Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Theo đó, ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của bạn hoặc nơi cư trú của con sẽ có thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, con cho con bạn.
Về thủ tục:
Bước 1. Bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và nộp lệ phí.
Bước 3. Đến hẹn, bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con mang phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký nhận con
+ Văn bản đồng ý của người mẹ
+ Xuất trình bản chính hoặc bản sao Giấy khai sinh của người con.
+ Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con.
+ Xuất trình các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con, theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2015/NĐ-CP thì các chứng cứ chứng minh bao gồm:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. ≫> xet nghiem adn de lam gi
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
Xin chào luật sư. Hiện tại tôi có vấn đề này muốn hỏi luật sư. Tôi vừa sinh được 1 tháng, bây giờ gia đình tôi đi làm giấy khai sinh cho bé . Không may trong quá trình tôi đang mag thai thì cha của đứa bé bị tai nạn và mất . Hiện tại có người chăm sóc tôi và bé nhà tôi , người đó muốn con tôi theo họ của người đó , vậy liệu có được không ?? Nếu được thủ tục sẽ như thế nào ?? Nếu không khi viết đơn xác nhận con ngoài giá thú tôi phải viết như thế nào ?? Mong luật sư giải đáp !
Đối với trường hợp của bạn, để con bạn có thể mang họ của người này thì người đàn ông này phải tiến hành thủ tục nhận con bạn làm con nuôi. Sau đó tiến hành thủ tục là giấy khai sinh cho bé. Và thủ tục nhận nuôi con nuôi như sau:
Theo Khoản 1,điều 18 Luật nuôi con nuôiquy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt”.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu người này đáp ứng đủ điều kiện thì được nhận nuôi bé.
Theo đó, theo quy định tại điều 17,18,19 Luật nuôi con nuôi thì thủ tục nhận con nuôi cụ thể như sau:
1. Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với cán bộ, công chức, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú của người nhận nuôi.
2. Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
3. Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .
4. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
5. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.
6. Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
7. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
Trường hợp của bạn, trước khi đăng ký nhận con nuôi thì bạn phải đi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ trước.
Nơi nộp hồ sơ: Đăng ký tại UBND xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi
Tuy nhiên, bạn cần cung cấp thêm giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi giữa bạn và người này.
Kính thưa luật sư,tôi có một việc muốn hỏi xin luật sư tư vấn. Hiện giờ có cô em gái quan hệ với một người dẫn tới có con,song anh này k nhận con,khi khởi kiện ra tòa đề nghị xác nhận con nhưng anh ta k chấp nhận đi giám định ADN. Vậy theo luật sư phải làm thế nào để bắt anh ta có nghĩa vụ với con? Rất mong luật sư trả lời.
Đối với trường hợp của bạn, biện pháp giám đinh AND chỉ là biện pháp cần thiết nên thực hiện chứ không mang tính chất bắt buộc. Vì vậy, nếu anh này kiên quyết không giám định thì em gái bạn buộc phải đưa ra những chứng cứ để chứng minh anh ta là cha đứa trẻ. Chỉ khi nào xác định được chính xác anh ta là cha đứa trẻ mới có thể buộc anh ta thực hiện nghĩa vụ của mình với đứa trẻ.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn hãy vui lòng trao đổi trực tiếp đến với Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình online qua tổng đài gọi số: 1900 616 hoặc gửi qua qua email: để thu được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong thu được sự hợp tác!
Trân trọng./. ≫>xét nghiệm adn cần mẫu gì
Bộ phận giải đáp Pháp luật Hôn nhân và gia đình - doanh nghiệp Luật Minh Khuê.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét