Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Biện pháp phòng ngừa tình trạng dọa sảy thai ra sao ?

Dọa sảy thai thường gặp ở những tuần lễ đầu của thai kỳ. Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai hay do một số bệnh của mẹ. 

Định nghĩa dọa sảy thai là gì?

Là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và vẫn phát triển bên trong buồng tử cung của người mẹ nhưng có các dấu hiệu đau bụng, ra máu. Nếu không để ý và có biện pháp xử trí kịp thời có thể dẫn đến sảy thai.
Hậu quả của dọa sảy thai chính là sảy thai với tỉ lệ 40% các trường hợp, trong đó, phụ nữ lớn tuổi là đối tượng dễ sảy thai hơn cả. Dọa sảy thai xảy ra khi thai nhi được dưới 20 tuần tuổi. Mẹ bầu có thể tham khảo thêm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần được thực hiện trong thai kì.

Nguyên nhân gây dọa sảy thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dọa sảy thai, trong đó có một vài nguyên nhân phổ biến dưới đây:
– Bất thường nhiễm sắc thể có thể do bố hoặc do mẹ hoặc do cả hai khiến thai nhi bị thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể
– Do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi khiến thai khó phát triển được trong bụng mẹ
– Va chạm mạnh vào bụng bầu
– Xoa bóp bụng và núm vú gây kích thích co bóp tử cung. Hậu quả gây bong nhau thai sớm dẫn đến động thai, sảy thai
– Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài cũng dễ gây dọa sảy
– Mẹ bầu thường xuyên phải lao động nặng, quá sức, cộng thêm ăn uống không đủ dinh dưỡng khiến thai nhi yếu, kém phát triển
– Khi mang thai những tháng đầu, mẹ bầu mắc các vấn đề sức khỏe như sốt cao, suy tim, mất cân bằng nội tiết hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, u tử cung, tử cung tăng co bất thường…
– Niêm mạc tử cung của mẹ quá mỏng do có tiền sử sử dụng nhiều thuốc tránh thai hoặc do nạo phá thai nhiều lần. Niêm mạc tử cung mỏng gây khó khăn cho việc giữ trứng đã được thụ tinh và tăng nguy cơ dọa sảy.
– Thai phụ nhiều tuổi (trên 35 tuổi), có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp cũng có nguy cơ cao bị dọa sảy hơn những người phụ nữ trẻ, khỏe mạnh. hội chứng edwards là gì ?

Biện pháp phòng ngừa tình trạng dọa sảy thai

Dọa sảy thai có thể xảy ra ở bất cứ phụ nữ nào mà không hề báo trước. Vì vậy, hãy áp dụng những biện pháp ngăn ngừa dọa sảy dưới đây để có được một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi có thể an toàn phát triển cho đến khi được sinh ra.
– Khi có ý định mang thai, cặp vợ chồng nên đi khám tiền hôn nhân để kiểm tra sức khỏe sinh sản và loại trừ những nguy cơ gặp phải các vấn đề bất thường khi có thai
– Nên bổ sung vitamin cần thiết, ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai để cả mẹ và thai nhi có điều kiện tốt nhất để phát triển
– Nếu phụ nữ đang hút thuốc lá, uống rượu bia thì hãy dừng ngay lại khi có ý định mang thai và khi mang thai vì chúng rất độc hại cho đứa trẻ
– Duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai. Kiềm chế tăng cân quá nhanh vì béo phì cũng có thể là nguyên nhân gây nhiều vấn đề sản khoa
– Khi mang thai, tuyệt đối không được dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc chống viêm, kháng khuẩn vì chúng có nhiều thành phần có thể gây dị tật thai nhi
– Mẹ bầu bị thiếu hụt nội tiết cần được bổ sung nội tiết ngay sau khi biết có thai
– Mẹ nên chủ động điều trị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tuyến giáp hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ
– Nhiều mẹ bầu bị hở eo cổ tử cung thì cần chủ động khâu cổ tử cung để không làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai
– Nếu bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ bị rối loạn nhiễm sắc thể thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có mang thai hay không vì nhiều bệnh di truyền sang con cái sẽ khó có thể giữ lại thai nhi.
Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường, mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp trên đây. Hãy chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và ăn uống để đảm bảo có đủ dinh dưỡng và sức khỏe đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai.
Đọc thêm : khám sàng lọc trước sinh ở đâu chất lượng ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét