Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Những điều mẹ bầu cần biết về cách thức mổ đẻ

Mổ đẻ là một thủ thuật ngoại khoa hỗ trợ việc sinh đẻ của phụ nữ trong các trường hợp khẩn cấp hoặc có chỉ định mổ của bác sĩ từ trước đó. Mổ đẻ chỉ áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp và không nên lạm dụng như một phương thức sinh sản thay cho đẻ thường

Những điều mẹ bầu cần biết về mổ đẻ

Mổ đẻ là gì?

Mổ đẻ là một phẫu thuật ngoại khoa được chỉ định một khi quá trình chuyển dạ sinh không thể tiến triển hoặc có vấn đề đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi mà phải chấm dứt thai kỳ sớm. Để tránh những rủi ro đáng tiếc trong thai kì, các mẹ nhớ thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh đầy đủ nhé !

Những trường hợp cần mổ đẻ

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, mổ đẻ chỉ nên tiến hành trong những trường hợp bắt buộc do không thể đẻ thường. Mổ lấy thai được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

Về phía sản phụ

- Mang nhiều thai một lúc. Xương chậu hẹp, dị hình hoặc thai nhi quá lớn (trên 4.000gr), trong khi xương chậu quá nhỏ. Tử cung có dấu hiệu vỡ, cơn co thắt tử cung yếu, khiến quá trình sinh sản kéo dài, mặc dù dùng nhiều biện pháp xử lý vẫn không có hiệu quả.
- Xuất huyết nhiều trước khi sinh, thai phụ sinh lần 1 trên 35 tuổi, thai phụ mắc hội chứng cao huyết áp nặng và vừa, từng chữa trị mà không có khỏi, thai phụ bị bệnh tim khi mang thai, có tiền sử khó đẻ, hoặc mổ đẻ cũ.

Về phía thai nhi

- Thai nhi bị ngạt trong tử cung, thai nhi trong bụng mẹ thiếu oxy do dây rốn bị đứt sớm hoặc sa dây rốn, thai quá ngày sinh mà chưa chuyển dạ. Quá trình chuyển dạ chậm và khó khăn hoặc bị ngừng hoàn toàn, tim thai suy (quá chậm hoặc quá nhanh), trọng lượng thai nhi quá lớn (khiến thai khó lọt)
- Vị trí của thai nhi không đúng, ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi thai khác thường như nằm ngang, thế cằm sau ngôi đầu, không thể sinh ra thông qua âm đạo, ngôi mông lần sinh đầu…
- Các vấn đề liên quan tới nhau thai, nhau tiền đạo, những nguyên nhân gây băng huyết cho sản phụ nếu sinh thường. Hoặc mẹ có tiền sử sản khoa nặng nề: thai chết lưu nhiều lần, thai chết lưu trước chuyển dạ. Thai nhi được bao nhiêu tuần nên làm xét nghiệm đo độ mờ da gáy ?

Biến chứng của mổ đẻ

Biến chứng với sản phụ

- Biến cố do phẫu thuật như gây tổn thương các cơ quan lân cận (bàng quang, ruột), rò bàng quang - tử cung, rò bàng quan-âm đạo. Chảy máu do chạm phải động mạch tử cung, chảy máu do rách thêm đoạn dưới.
- Nhiễm trùng: có thể bị nhiễm trùng vết mổ, tiết niệu, viêm phổi. Thường gặp là nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn đến cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.
- Dính ruột, tắc ruột, tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát, lạc nội mạc tử cung, sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ).

Biến chứng với thai nhi

- Thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc mê, bị chạm thương trong khi phẫu thuật;
- Hít phải nước ối, suy hô hấp cấp tính sơ sinh khi chưa có yếu tố chuyển dạ.
- Chưa tiết ra các nội tiết tố sản xuất và phóng thích surfactant gây ra bệnh màng trong.
- Không tái hấp thu dịch phổi qua hệ bạch huyết phổi nên có lượng dịch trong phổi cao
Các thai phụ sắp được làm mẹ cần hiểu biết về việc này mà có những quyết định khoa học, hợp lý và phải tự chịu trách nhiệm khi đưa ra hoặc chấp nhận yêu cầu mổ lấy thai theo giờ. Mổ đẻ phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của sản phụ và thai nhi mà bác sĩ sẽ cho chỉ định nên hay không nên mổ lấy thai. Đừng vì những ý kiến bên ngoài tác động đến cuộc sinh đẻ của chính bản thân mình và vì sự an toàn cho chính đứa trẻ mà mình sắp sinh ra.
Đọc thêm: chọc ối là gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét