Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Mang bầu bị mắc trĩ có thể đẻ thường được hay không?

Bà bầu bị trĩ nên đẻ mổ hay đẻ thường tùy thuộc vào mức độ bệnh như thế nào. Đối với những bà bầu bị trĩ nhẹ thì có thể đẻ thường, tuy nhiên việc đẻ thường ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ đẻ.>> phòng xét nghiệm gentis

Có bầu bị mắc bệnh trĩ có thể đẻ thường được hay không?

Bởi khi đẻ thường thì chắc chắn búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn hoặc vùng trĩ cũng sẽ tổn thương nặng hơn. Chính vì vậy, với những người bị trĩ mới sinh đẻ sẽ thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.
Nếu bệnh ở giai đoạn nặng với các triệu chứng búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên đẻ mổ.
Sở dĩ bà bầu bị trĩ nặng không nên đẻ thường là vì khi đẻ thường bà bầu sẽ phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, từ đó búi trĩ nó sẽ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng nặng thêm, rất nguy hiểm cho bà bầu.
Bệnh trĩ nguy hiểm đến mức làm mẹ không thể sinh thường>> Sàng lọc trước sinh NIPT
Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu bí không nên quá chủ quan với căn bệnh này với tâm lý “sống chung với lũ”. Thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón.
Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh.
Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.
Cách ngăn ngừa bà bầu bị sa búi trĩ
Để ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai, thai phụ có thể tham khảo những biện pháp sau:
Thai phụ cần chú ý tránh táo bón. Bà bầu bị táo bón sẽ làm đại tràng cứng và chuyển động khô khốc thì sẽ gây nhiều khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ.
Uống nhiều nước – ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác…có thể giúp bạn tránh táo bón.
Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng.
Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
Đừng bỏ qua những cảm giác cần về việc cần phải làm sạch và rỗng trong ruột bạn. Tín hiệu này dẫn đến các vấn đề về táo bón. Theo thời gian, nó cũng ảnh hưởng đến những việc các nhịp điệu và cảm giác bị giảm vì ruột đã không làm việc hiệu quả như yêu cầu.
Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám…có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét