Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Lo âu từ trong trứng nước trước khi sinh bé

Phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh, hay còn gọi là sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh chính là giải pháp quan trọng nhất nhằm hạ thấp tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Thế nhưng do nhận thức chưa đúng, nhiều bà mẹ trẻ, gia đình sản phụ vẫn thờ ơ với việc này.>> phòng xét nghiệm gentis

Lo âu từ trong trứng nước trước khi sinh con

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh:
Lo từ trong trứng nước
(ANTĐ) - Phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh, hay còn gọi là sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh chính là giải pháp quan trọng nhất nhằm hạ thấp tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Thế nhưng do nhận thức chưa đúng, nhiều bà mẹ trẻ, gia đình sản phụ vẫn thờ ơ với việc này.
Miễn phí vẫn… ế khách
Đề án Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh được Hà Nội triển khai từ năm 2007 tại 10 quận, huyện, triển khai sàng lọc 2 bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là bệnh thiếu men G6PD (nguyên nhân gây bệnh lý di truyền vàng da, dễ tử vong) và bệnh suy giáp trạng bẩm sinh. Theo đánh giá, mỗi thai phụ được sàng lọc trước sinh kết hợp với sàng lọc sơ sinh sẽ loại bỏ được 95% các trường hợp thai nhi bất thường, trẻ sinh ra tránh được nguy cơ mắc 2 bệnh lý nói trên. Hơn nữa, tất cả trẻ làm sàng lọc trước sinh đều được miễn phí. Nghịch lý ở chỗ phần nhiều người dân chưa mấy mặn mà với việc làm này, dù nó đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe và sự phát triển của con họ sau này.
Tại BV huyện Ứng Hòa (Hà Nội), khi được đề cập làm sàng lọc sơ sinh, một sản phụ vừa sinh con ngần ngại: “Chưa biết là sàng lọc thế nào, nhưng con tôi vừa mới sinh ra non nớt thế mà đã chích lấy bao nhiêu máu thì xót lắm”. Một thai phụ khác đồng ý làm sàng lọc trước sinh nhưng vì lý do hết sức đơn giản: “Tôi không hiểu lắm việc sàng lọc trước sinh với sơ sinh lợi ích thế nào, đến BV bác sĩ hướng dẫn sao thì làm vậy…”. Bà Trần Thị Xuân, Phó Ban Quản lý Đề án Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh Hà Nội cho biết, khó khăn ở chỗ, đa phần sản phụ sau khi sinh thường xuất viện sớm trước 24 giờ nên không lấy được máu làm xét nghiệm (vì để xét nghiệm có hiệu quả cao nhất thì mẫu máu cần lấy từ
Theo TS. Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc BV, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh - BV Phụ Sản Trung ương, từ đầu năm 2008 đến nay, cả nước có trên 30.000 ca được sàng lọc sơ sinh. Cũng trong khoảng thời gian đó, Hà Nội chỉ sàng lọc được 750 trẻ trong tổng số 45.000 trẻ được sinh ra. Đây là một tỉ lệ rất thấp so với 12 tỉnh, thành phố phía Bắc đang cùng triển khai đề án này.36-72 giờ sau sinh). Qua kiểm tra tại các BV đang triển khai đề án này của thành phố, nhiều người bệnh không hiểu con họ cần lấy máu để làm gì, nhiều người khác thì cho rằng bố mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, con sinh ra làm sao mắc được bệnh thiếu men G6PD hay suy giáp trạng bẩm sinh mà cần xét nghiệm.>> Gói NIPT - illumina Cao Cấp
Cán bộ y tế cũng chưa nhiệt tình
Trong khi nhận thức của người dân vẫn còn lơ mơ thì nhiều cán bộ y tế cũng chưa hiểu rõ về vấn đề sàng lọc sơ sinh và chưa nhiệt tình với việc thực hiện lấy mẫu máu cho trẻ để sàng lọc. Bà Xuân lấy ví dụ, tại BV huyện Quốc Oai, giải trình với Ban Quản lý đề án thành phố về “thành tích” chưa được tốt của mình, BV đưa lý do kỹ thuật lấy máu quá khó và không vận động được các sản phụ tham gia sàng lọc. Đây là một lý do hết sức thiếu thuyết phục. Thậm chí trong tháng 1-2009, tại 8 BV huyện chỉ lấy được 3 mẫu máu trên tổng số hơn 1.000 trẻ sơ sinh.
Về điều này, bà Hoàng Thị Diệu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ Hà Nội, Trưởng Ban quản lý Đề án cho rằng, mặc dù đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng bằng nhiều hình thức như tư vấn nhóm, tư vấn trực tiếp, phát thanh phường, xã… nhưng thời gian đầu triển khai nhiều người chưa nhận thức được sâu sắc lợi ích, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sàng lọc này. Ở một số quận, huyện, các hoạt động phối kết hợp giữa các đơn vị liên quan như Trung tâm Dân số, Trung tâm Y tế và BV còn hạn chế. Hơn nữa, việc sàng lọc sơ sinh đang được triển khai miễn phí, trong khi kinh phí của chương trình hạn chế nên khi thực hiện các hoạt động tại cơ sở gặp nhiều khó khăn, thù lao cho cán bộ lấy máu thấp (5.000-7.000 đồng/ca) nên chưa kích thích được cán bộ tại các BV tham gia lấy máu sàng lọc cho trẻ…
Trong năm 2011, Hà Nội đặt mục tiêu sàng lọc bệnh cho 30% trẻ sơ sinh (mục tiêu chung của cả nước là 8%). Để làm được điều đó còn rất nhiều việc phải làm, trước hết là khắc phục những khó khăn hiện tại và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như tập huấn kỹ thuật chuyên môn.
Duy Tiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét