Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Tìm hiểu kinh nghiệm xương máu cho bà bầu lần đầu mang thai

Với những mẹ mang thai lần đầu, lo lắng vì chưa có kinh nghiệm sinh nở cũng như chăm sóc bản thân và thai nhi khiến bạn gặp không ít rắc rối trong thời gian bầu bí. Phải lưu ý những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh đây mẹ nhỉ?>> https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina

Khám phá bài học xương máu cho bà bầu lần đầu mang thai

1/ Ăn uống không phải chuyện nhỏ!
Việc ăn uống trong thai kỳ cần được mẹ bầu đặc biệt lưu tâm, bởi chỉ một chút bất cẩn thôi, nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi là rất cao. Mẹ bầu đừng nghĩ rằng, chế độ dinh dưỡng khi mang thai phong phú, đa dạng nghĩa là ăn gì cũng được, ăn càng nhiều càng tốt. Có một số món tuy bổ dưỡng, nhưng lại hoàn toàn cấm kỵ với phụ nữ mang thai. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo trước danh sách những món cần kiêng trong thời gian bầu bí để bảo đảm an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Ăn uống không đúg cách có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Đâu là những thực phẩm bà bầu...
2/ 3 tháng đầu quả là khó chịu
Cảm giác lần đầu tiên ốm nghén thật kinh khủng, mỗi mẹ bầu lại trải qua một kiểu nghén riêng, nhưng thực tế là kiểu nào cũng khó chịu như nhau. Giai đoạn đầu, không chỉ chịu sự “hành hạ” của những cơn nghén, bạn còn phải đối mặt với rất nhiều những tác dụng phụ, cũng như thay đổi của cơ thể khi mang thai.
Với những mẹ mang thai lần đầu, ốm nghén ở 3 tháng đầu thật là một trải nghiệm kinh khủng
Tâm lý sợ sảy thai của người mang thai lần đầu cũng khiến bạn luôn phải sống trong lo lắng, nhất là với những mẹ đã từng sảy thai trước đó. Những băn khoăn về kế hoạch tương lai, tài chính, nuôi dạy con,… và còn rất nhiều điều nữa cùng một lúc kéo đến, làm sao có thể tránh khỏi hoang mang. Để dưỡng thai an toàn, mẹ bầu tốt nhất nên ổn định tâm lý, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tập cách chia sẻ với người thân, với anh xã, chị em hoặc mẹ để giải tỏa bớt những căng thẳng và vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn này.>> phòng xét nghiệm gentis
3/ Băn khoăn về giới tính của con
Hình thành giới tính bé: Hành trình kỳ diệu
Giới tính của thai nhi luôn là quan tâm hàng đầu của ba mẹ. Thật hồi hộp không biết con là trai hay gái. Mẹ có biết giới tính bé được hình thành...
Tò mò về giới tính của con dường như là tâm lý chung của hầu hết cả mẹ bầu, lẫn sinh con lần 2 chứ không riêng gì mang thai lần đầu. Thời đại này, bạn chẳng việc gì phải mang nặng suy nghĩ nhất định phải sinh con trai đầu lòng. Bạn có biết tỷ lệ giữa bé trai và bé gái đang chênh lệch rất lớn? Trong đó, trong 10 bé, 7 bé là trai, và chỉ 3 là bé gái. Miễn là thai kỳ khỏe mạnh, mẹ và con đều tốt, trai hay gái không phải quá lăn tăn.
4/ Đặt tên cho con
Chỉ là cái tên nhưng có thể đem đến sự bất hòa giữa các thành viên trong gia đình. Ông bà muốn kiểu này, bạn và anh xã lại muốn kiểu kia. Ngay khi biết được giới tính của con vào khoảng tháng thứ 4-5, bạn đã có thể bắt đầu lên kế hoạch đặt tên cho con.
Có rất nhiều gợi ý, những cái tên hợp phong thủy, những cái tên gắn bó với kỷ niệm nào đó. Để tránh đụng độ tranh cãi, bạn và chồng, mỗi người viết một danh sách những tên mình muốn đặt cho con, sau đó đem so sánh để tìm điểm chung. Đảm bảo cả nhà cùng vui!
5/ Một số lưu ý khác cho mẹ mang thai lần đầu
– Khám thai lần đầu tiên trước tuần thai thứ 8. Ngay khi nhận được tin nhắn 2 vạch, bạn nên lên kế hoạch đi khám thai càng sớm càng tốt. Có như vậy, bạn mới nhận được những lời khuyên đúng đắn nhất để chăm sóc và bảo vệ thai nhi.
-Luôn đúng hẹn lịch thăm khám thai định kỳ, bởi sự phát triển của thai nhi có đang diễn tiến tốt hay không, câu trả lời chỉ nhận được từ phía bác sĩ.
-Tránh xoa bóp bụng khi mang thai, hành động này có thể làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến sảy thai, động thai, sinh non. Càng về cuối thai kỳ, nguy cơ từ hành động xoa bụng ngày càng nguy hiểm.
-Về vấn đề “chuyện ấy” trong thai kỳ, nếu không nhận được “lệnh cấm” từ phía bác sĩ, không việc gì bạn phải kiêng cữ. Chỉ cần quan hệ nhẹ nhàng hơn, tư thế hợp lý hơn, “chuyện ấy” sẽ giúp gắn bó tình cảm vợ chồng trong thời gian vợ mang thai.
-Bắt đầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh. 9 Tháng 10 ngày, 40 tuần tưởng chừng dài, nhưng thực sự trôi qua nhanh không kịp trở tay đấy bầu ạ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét