Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Tuần mang thai thứ 7 có hiện tượng ngực căng và tăng cân

Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về những gì mẹ bầu thấy ở tuần mang thai thứ 7. Sự phát triển của thai nhi như thế nào ?

Ngực căng và tăng cân ở tuần mang thai thứ 7

1. Sự phát triển của thai nhi

  • Em bé đã lớn hơn 10,000 lần so với lúc thụ thai 1 tháng trước. Chiều dài của em bé là khoảng 6.3mm, tương đương kích thước của 1 hạt đậu.
  • Những ngón tay, ngón chân có màng của bé đã bắt đầu xuất hiện, trông như một mái chèo nhỏ.
  • Khuôn mặt của em bé đã rõ hơn, với miệng, mũi, tai và mắt.
  • Xuất hiện nút nhày đóng kín cổ tử cung lại, giúp niêm phong và bảo vệ tử cung khỏi bị nhiễm khuẩn.
  • Ở tuần mang thai thứ 7, hầu hết sự phát triển tập trung ở đầu, nơi các tế bào não mới được tạo ra với tốc độ 100 tế bào/phút.
  • Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo: “Bổ sung 800 mcg acid folic và 200 mcg I ốt mỗi ngày, sẽ giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển khỏe mạnh bình thường. Tăng cường >200mg DHA mỗi ngày giúp não bộ và thị giác phát triển vượt trội.” siêu độ mờ da gáy tuần bao nhiêu ?

Tay và chân phát triển rõ rệt

  • Chồi tay và chân bắt đầu mọc và phát triển dài hơn và chắc hơn. Chồi tay phát triển thành cánh tay, bàn tay và vai, còn chồi chân thì thành đầu gối và bàn chân.
  • Trong tuần này miệng và lưỡi của em bé cũng được hình thành.
  • Thận bắt đầu bài tiết chất thải
  • Vào tuần thứu 7, thận đã trải qua 3 giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Bây giờ chúng đã sẵn sàng để bắt đầu công việc quan trọng là bài tiết chất thải. Trong khoảng 1 tuần tới, em bé của bạn sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu.

2. Dấu hiệu mang thai

Buồn nôn dai dẳng cả ngày lẫn đêm, tăng tiết nước bọt và ngực ngày càng to vẫn là các dấu hiệu thường gặp nhất.

Ngực ngày một to

Một số phụ nữ sẽ phát triển cỡ ngực tối đa trong tuần 7. Núm vú của bạn có thể cương hơn và rất nhạy cảm. Quầng vú (vùng sẫm màu quanh vú) tối màu hơn và sẽ tiếp tục đậm màu trong những tháng tới. Có thể xuất hiện các chấm như da gà nổi lên ở quầng vú. Đây là những tuyến mồ hôi tiết ra dầu nhờn, trợ giúp việc tiết sữa cho em bé mới chào đời sau khoảng 33 tuần nữa.
Ngực của bạn xuất hiện những gân xanh, là các mạch máu, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và các chất lỏng từ mẹ cho thai nhi. Để giảm chảy xệ và rạn da sau sinh, hãy lựa chọn áo ngực hợp lý.

Đi tiểu thường xuyên

Đừng cắt giảm lượng nước, bởi cơ thể bạn và em bé cần được cung cấp đủ nước trong suốt quá trình mang thai. Có thể giảm uống cà phê vì trong đó có chất lợi tiểu.

Mệt mỏi

Cơ thể bạn vẫn đang sản xuất nhau thai (hệ thống duy trì sự sống cho thai nhi) Có thể giảm mệt mỏi bằng cách ăn thường xuyên và chia thành bữa nhỏ. Nó cũng giúp dạ dày bớt nôn nao. Ăn 6 bữa nhỏ trong ngày giúp duy trì lượng đường huyết và năng lượng cho cơ thể mẹ.

Buồn nôn và nôn

Các nghiên cứu cho thấy mẹ có triệu chứng buồn nôn nghiêm trọng trong 3 tháng đầu có xu hướng sinh con gái, dựa trên sự tương tác các hormone của bạn và thai nhi.

Tăng tiết nước bọt

Phải đến gần hết thời gian mang thai 3 tháng đầu (từ tuần thứ 7 trở đi), hiện tượng tăng tiết nước bọt mới giảm dần.

Thèm ăn và sợ thức ăn

Nếu lo lắng về việc ăn cùng một thứ ngày qua ngày khác, sẽ không đảm bảo đủ chất cho thai nhi. Bạn nên bổ sung viên bổ tổng hợp cho bà bầu, giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, theo khuyến nghị dinh dưỡng: DHA, EPA, beta carotene, sắt, I ốt, kẽm, magie và vitamin nhóm B & E

Ợ nóng và khó tiêu

Tránh các tác nhân gây ợ nóng: thức ăn cay hoặc nhiều mỡ, đồ uống chứa caffein hoặc bất cứ thứ gì làm bạn ợ nóng. Nên uống nước trước hoặc sau ăn. Tránh uống nước cùng thức ăn, sẽ làm phình dạ dày và làm cảm giác bỏng rát trầm trọng thêm.

3. Những điều cần biết khi mang thai

Xét nghiệm tiền sản trước sinh

Nếu bạn vẫn chưa khám tiền sản lần đầu tiên vào tuần thứ 6, bạn có thể tiến hành trong tuần này. Chuẩn bị các câu hỏi và liệt kê các ngày quan trọng (ngày đầu, cuối kì kinh) và thông tin về tiền sử sức khỏe. 

Tăng cân

Tăng cân là điều bình thường của thai kì. Phụ nữ có chỉ số BMI bình thường 18,5-24,9 (tức là cân nặng hợp lý) sẽ có khả năng tăng thêm khoảng 12-16 kg trong thai kì.

Chuột rút

Chuột rút là bình thường trong 3 tháng đầu tiên, nhưng nếu xảy ra tình trạng đau vai, cổ hoặc đi kèm co thắt thì hãy đi khám bác sĩ.

Đối phó với triệu chứng chán ăn

Sợ thực phẩm khi mang thai không chỉ rất phổ biến mà nó còn khá khó hiểu, đặc biệt khi bất chợt một món ăn yêu thích của bạn lại khiến bạn lạnh người và muốn nôn.
Lời khuyên tốt nhất: đáp ứng khẩu vị mới bằng mọi cách. Nếu thấy nhạt nhẽo và chán ngán, tìm thực phẩm thay thế cho thức ăn mà mẹ sợ (dùng các loại rau củ quả giàu protein như đậu để cung cấp protein nếu không thể chịu được mùi thịt).
 Tìm cách giảm nhẹ triệu chứng buồn nôn khi mang thai? Bác sĩ có thể đề xuất một hoặc một vài biện pháp cho bạn như sử dụng thuốc, chia nhỏ bữa ăn…
Tham khảo thêm : Biện pháp ngừa ung thư cổ tử cung 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét