Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Kĩ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn giảm dị tật ở thai

Sàng lọc trước sinh là bước quan trọng giúp thai phụ biết tình trạng sức khỏe thai nhi có dị tật bẩm sinh hay không để có cách xử trí kịp thời. Kĩ thuật mới sàng lọc trước sinh không xâm lấn sẽ giúp thai nhi sinh ra được khỏe mạnh.

Kĩ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn giảm dị tật ở thai

Các chuyên gia cho biết, trẻ em sinh ra mắc dị tật bẩm sinh thường rất khó điều trị. Tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống, sinh hoạt, tuổi thọ và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, số trẻ em mắc dị tật bẩm sinh ngày càng gia tăng với tỉ lệ 1/33, có nghĩa là cứ 33 trẻ em sinh ra thì có 1 trẻ mắc dị tật bẩm sinh.
Để giảm thiểu con số này, thai phụ nên sàng lọc trước sinh ngay từ tuần thai thứ 10 trở đi, tức là tháng thứ 3 của thai kỳ. Tránh để thai đã lớn mới thực hiện các sàng lọc, nếu không may thai mắc dị tật bẩm sinh thì việc bỏ thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ.
Việc sàng lọc trước sinh là rất quan trọng để loại trừ các dị tật ở thai nhi. Ảnh minh họa
ThS.BS Nội trú Nguyễn Bá Sơn - Trưởng phòng Di truyền, cho biết, sàng lọc trước sinh có vai trò rất quan trọng, có rất nhiều dị tật cần được sàng lọc, đặc biệt những dị tật nên được sàng lọc phổ biến trong cộng đồng như: Hội chứng Down (Trisomy 21), Hội chứng Edwards (Trisomy 18), Hội chứng Patau (Trisomy 13) và Dị tật ống thần kinh.
Để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể dựa vào 3 yếu tố:
+ Dựa vào tuổi mẹ: Tuổi mẹ càng cao nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, Edward, Patau và sảy thai càng lớn.
+ Dựa vào một số chất hóa sinh trong máu mẹ: Bằng cách sử dụng Double test, Triple test sẽ phát hiện những bất thường ở thai nhi.
+ Dựa vào ADN tự do của thai trong máu mẹ (cfDNA): Thực hiện xét nghiệm NIPT giúp phát hiện nhiều nhất các bất thường ở các cấp độ từ gen, NST thường, NST giới tính.
Trong đó, dựa vào ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ thông qua xét nghiệm NIPT là phương pháp tối ưu nhất cho các thai phụ.
Với một lần thực hiện xét nghiệm này có thể phát hiện được nhiều dị tật bẩm sinh như: Hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18), Patau (Trisomy 13); Lệch bội của tất cả NST thường; Lệch bội NST giới tính: XO, XXY, XXX, XYY… ; Phát hiện tới 84 hội chứng vi mất đoạn (Microdeletion).
Bằng những ưu điểm vượt trội này, xét nghiệm NIPT giúp khắc phục những hạn chế của các phương pháp sàng lọc cổ điển: siêu âm, double test, triple test,… Hơn nữa, phương pháp này chỉ cần lấy mẫu máu tĩnh mạch của mẹ, thai nhi từ tuần thứ 10 có thể phát hiện dị tật bẩm sinh và chỉ từ 7 - 10 ngày là có kết quả.
Để sinh ra những trẻ khỏe mạnh, thông minh, trước hết mẹ bầu cần có sức khỏe tốt, chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khám thai định kỳ.
Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm NIPT:
- Tất cả các thai phụ đều có thể làm xét nghiệm NIPT;
- Thai phụ siêu âm: theo dõi dị tật bẩm sinh, khoảng sáng sau gáy tăng;
- Thai phụ xét nghiệm Sinh hóa (Double test , Triple test) nguy cơ cao sinh con dị tật;
- Thai quý, thai hiếm;
- Thai hỗ trợ sinh sản: IVF, PGS/PGD;
- Hạn chế chọc ối: nhiễm HIV, nhau tiền đạo, bất đồng nhóm máu;
- Tuổi mẹ lớn (từ 35).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét