Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Phụ nữ mang thai bị trĩ có nguy cơ sinh thường được hay không?

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Câu hỏi rất rõ ràng này lại không thể trả lời thẳng thừng một đường được. Bởi đã bị bệnh thì phải xem bệnh ở mức độ nào thì bác sĩ mới ra "phán quyết cuối cùng".>> https://nipt.com.vn/

Phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ có thể sinh thường được hay không?

Trĩ là bệnh khi đã vướng vào thì khó nói, đi chữa cũng ngại, cực chẳng đã khi bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nhiều bầu mới tìm đến bác sĩ. Về cơ bản bệnh trĩ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai cũng như thai nhi. Chỉ là đôi khi mẹ vẫn bất an lo lắng bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Vì sinh thuận tự nhiên vẫn là lựa chọn hướng đến của nhiều mẹ.
Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản
Tuy là cơ quan nằm kiền kề với bộ phận sinh dục nhưng các bác sĩ cũng đã khẳng định bệnh này hoàn hoàn không tác động đến khả năng thụ thai và sinh con tự nhiên ở phụ nữ.
Bệnh trĩ đơn giản được hiểu là bệnh xảy ra ở khu vực hẫu mộn trực tràng, do một hoặc nhiều tĩnh mạch bị sưng phồng quá lâu tạo thành búi trĩ mà thôi! Dẫu vẫy, mang thai bị mắc bệnh trĩ, xét về một số khía cạnh nào đó là dấu hiệu không tốt.
Trĩ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày
Gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày>> phòng xét nghiệm gentis
Trĩ làm hậu môn trở nên nặng nề, gây trở ngại khi di chuyển và đi đại tiện. Tâm lý bà bầu thì thay đổi thất thường, rất dễ cáu gắt nay có thêm dị vật ở hậu môn lại lại càng bức bối và khó chịu.
Phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé
Đây là vấn đề với những bầu bị trĩ nặng. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là khiến bà bầu bị thiếu máu. Trĩ có thể gây đại tiện ra máu, máu có thể ra nhiều hoặc ít sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương của tĩnh mạch, thậm chí máu có thể phun trào thành tia hoặc tụ lại thành từng giọt, dễ gây thiếu máu cho thai phụ.
Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Tam cá nguyệt thứ ba khi mọi vấn đề đang đi vào quỹ đạo hoàn hảo, chờ ngày sinh bé cưng thì bầu bị trĩ. Đây cũng không phải là vấn đề mới lạ. Nguyên nhân là do những tháng cuối thai kỳ tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng chậu. Điều này có thể khiến sự tuần hoàn máu nửa dưới cơ thể chậm, tăng áp lực lên các tĩnh mạch phần dưới tử cung làm tử cung sưng lên.
Đồng thời, sự gia tăng nội tiết tố progesterone sẽ khiến những thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến chậm nhu động ruột và dễ gây táo bón.
Lưu ý, nếu phụ nữ đã bị mắc bệnh trĩ ngay từ trước khi mang thai thì bệnh sẽ có xu hướng nặng thêm trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ. Cụ thể bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn, lo lắng, căng thẳng,… mà còn là mối đe dọa lớn đối với sự phát triển và sức khỏe thai nhi.
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Nếu chưa thăm khám và hỏi câu này bạn sẽ nhận được câu trả lời từ các chuyên gia hàng đầu rằng: Thai phụ bị mắc bệnh trĩ có sinh thường được hay không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người.
Trường hợp thai phụ chỉ mắc bệnh trĩ ở giai đoạn chớm và nhẹ vẫn có thể sinh thuận tự nhiên. Bới lúc này mức độ bệnh hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé.
Ngược lại nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, để lâu ngày không có biện pháp can thiệp luôn được khuyên cần sự can thiệp của biện pháp mổ đẻ. Nếu cố ý muốn sinh thường thai phụ phải xác định rặn nhiều và tốn sức lên hậu môn khiến cho búi trĩ sẽ tụt xuống nhiều hơn. Từ đó, khiến bệnh nặng hơn và thậm chí có thể dẫn tới xuất huyết, nhiễm trùng.
Sống chung với bệnh trĩ khi mang thai
Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày
Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể phụ nữ phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.
Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu
Nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.
Ngoài ra cần lưu ý:
Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy
Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày
Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị
Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét