Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Nên cảnh giác với những cơn gò dạ con cuối thai kỳ

Không phải tất cả những cơn gò tử cung đều là dấu hiệu nguy hiểm, dọa sinh non, sảy thai. Một số chỉ là những con gò sinh lý bình thường. Làm cách nào để nhận biết?>> xét nghiệm quốc tế gentis

Cần phải cảnh giác đối với những cơn gò tử cung cuối thời kỳ thai nghén

Cùng với hiện tượng thai máy, thỉnh thoảng mẹ sẽ cảm thấy bụng gò lên một cục cứng ngắc, thậm chí có thể làm “méo” bụng. Đặc biệt, càng cuối thai kỳ, những cơn gò khi mang thai càng suất hiện nhiều hơn, và điều này làm nhiều mẹ lo lắng.
Cơn gò tử cung là gì?
Những cơn gò cứng bụng hay còn gọi là cơn gò tử cung thường diễn bắt đầu từ cuối tam cá nguyệt thứ hai đến khoảng tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể xảy ra sớm hơn ngay từ tuần 12 trở đi.
Chỉ kéo dài khoảng 30 giây nhưng một khi xuất hiện, gò tử cung sẽ khiến các cơ bắp của tử cung thắt chặt, thậm chí làm “đông cứng” bụng bầu của bạn. Không có tần xuất nhất định, những cơn gò có thể xuất hiện 1-2 lần trong 60 phút hoặc chỉ “ló mặt” vài lần 1 ngày hay sẽ “lặn mất tăm” trong cả chu kỳ.
Luôn có những cơn gò tử cung giả và thật trong những tháng cuối thai kỳ
Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)
Cơn gò Braxston Hicks (gò cứng cũng như cuộn lại từ khoảng 30- 60 giây) là một số cơn gò dạng tập cho việc sinh nở. Cơn gò này cũng được gọi là biểu hiện sắp sinh giả.
Những dấu hiệu nhận biết:
Không xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất có thể diễn ra 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần/ ngày
Sẽ dùng lại nếu tư thế thay đổi
Không kéo dài, thường sẽ ít hơn 1 phút
Không thể dự đoán và không có nhịp điệu
Không tăng cường độ
Cơn gò tử cung sinh non
Cứ 10 phút là lại có một cơn gò tử cung, không giảm dần ngay cả khi bạn thay đổi vị trí, tư thế.
Cơn gò tử cung chuyển dạ sắp sinh
Trong những tháng cuối thai kỳ, nếu nhận thấy những cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất liên tục, nhịp nhàng cứ mỗi 10-20 phút, bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Triệu chứng có thể là:
Tần suất cao, xuất hiện nhiều lần và liên tục
Cường độ mạnh hơn, thậm chí có thể gây đau đớn cho mẹ
Tăng dần tần suất và cường độ
Có nhịp điệu riêng
Cơn gò cứng bụng thường xảy ra lúc nào?
Không có tần suất cố định như thai máy, những cơn gò tử cung có thể xuất hiện 1-2 lần/phút hoặc chỉ xuất hiện 1 lần và “lặn mất tăm. Theo các chuyên gia, những cơn gò cứng bụng có thể xuất hiện từ tuần thai thứ 7. Tuy nhiên, phải đến tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3, bà bầu mới nhận biết rõ ràng.>> Gói NIPT - illumina VIP
Gò cứng bụng khi mang thai do đâu?
Bụng bầu co cứng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, phần lớn không đáng lo. Tuy nhiên, một số trường hợp bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.
Sự phát triển của thai nhi
Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển và tăng dần về chiều dài. Bé phải xoay chuyển nhiều hơn để tìm được tư thế thoải mái trong bụng mẹ, và mỗi lần bé xoay người có thể tạo thành những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ. Đó là nguyên nhân mẹ thấy những cơn gò xuất hiện nhiều hơn từ tam cá nguyệt thứ 2.
Táo bón
Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất xơ, không bổ sung đủ nước là nguyên nhân dễ làm mẹ bầu bị táo bón. Hệ tiêu hóa làm việc quá tải sẽ gây ảnh hưởng đến tử cung, tạo thành những cơn gò nhất định.
Những cơn gò do cảm xúc
Gò cứng bụng có thể xuất hiện khi mẹ vui, buồn hay căng thẳng quá mức, bởi tâm trạng của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tạo tâm lý thoải mái để giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
Gò sinh lý Braxston Hicks
Thường xuất hiện từ tuần thai 22, gò sinh lý không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nếu những cơn gò sinh lý làm mẹ cảm thấy đau, bầu có thể hít thở nhẹ nhàng và thử thay đổi tư thế.
Cơn đau chuyển dạ
Cơn gò tử cung có thể là dấu hiệu chuyển dạ, cho thấy bé cưng đã sẵn sàng để chào đời. Khác với những cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ xuất hiện theo tần suất và có cường độ mạnh hơn. Trong những tuần thai cuối, nếu nhận thấy những cơn gò cứng bụng kèo dài 5-10 phút gây đau, thậm chí chảy máu âm đạo, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu dọa sinh non.
Cách giúp mẹ bầu giảm cơn gò tử cung khi mang thai
Khi cơ thể xuất hiện cơn gò chuyển dạ hoặc chỉ là gò tử cung khi mang thai giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giảm đau:
Nếu là cơn gò Braxton-Hicks mẹ nên tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu. Để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.
Uống một ly nước ấm lúc này sẽ khiến giảm cơn đau hiệu quả
Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế.
Đôi khi, cơn gò tử cung không xuất hiện ngẫu nhiên mà do có sự tác động từ bên ngoài. Những cái xoa chạm ở bụng có thể kích thích tử cung co thắt nhiều hơn. Việc se đầu vú trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến co thắt. Vì vậy, không nên xoa bụng hoặc se đầu vú nếu mang thai vào những tuần nhạy cảm, dễ có nguy cơ sinh non.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét