Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

Những biến chứng của nôn ra máu khi có thai

 

Để chẩn đoán nôn ra máu khi mang thai có biến chứng nguy hiểm không, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm xem có điều gì bất thường trong cơ thể bạn không, chẳng hạn như:

  • Siêu âm
  • Chụp CT
  • X-quang
  • MRI
  • Nội soi dạ dày và ruột.
Vậy những biến chứng của nôn ra máu khi mang thai là gì cùng 
xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Những biến chứng của nôn ra máu khi mang bầu

1. Nghẹt thở

Đây là triệu chứng thường thấy sau khi nôn ra máu. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.

2. Thiếu máu

Nôn ra máu sẽ khiến cơ thể thiếu máu và mất năng lượng, dẫn đến sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Để khôi phục lại lượng máu đã mất, bạn cần phải ăn các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng.
Ngoài ra, nôn ra máu còn khiến bạn cảm thấy chán nản. Stress hoặc trầm cảm đều là những thứ có hại với cả bé và mẹ và thường dẫn đến những biến chứng khác như:
  • Thở nhanh
  • Da lạnh và nhợt nhạt
  • Chóng mặt khi đứng dậy
  • Đi tiểu ít.
Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này, hãy đến bệnh viện ngay. Rối loạn hô hấp hoặc căng thẳng sẽ khiến huyết áp giảm, gây ra những tác động nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe của bạn.

Điều trị nôn ra máu khi mang thai

  • Để điều trị nôn ra máu khi mang thai, bác sĩ sẽ giúp bạn bằng cách:
  • Truyền máu
  • Uống thuốc làm giảm lượng axit dạ dày
  • Thở oxy
  • Nội soi đường tiêu hóa trên và sử dụng laser để ngăn ngừa chảy máu
  • Tiêm tĩnh mạch
  • Nếu bạn bị xuất huyết hoặc viêm loét nặng thì bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Phòng ngừa nôn ra máu khi mang thai

Một số biện pháp phòng ngừa hiện tượng bà bầu nôn ra máu:
  • Tránh đồ uống có cồn
  • Không hút thuốc lá
  • Không ăn những món ăn cay, nóng vì dễ gây kích kích hoặc gây trào ngược axit khi mang thai
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc
Chăm sóc các vết thương cẩn thận sau khi phẫu thuật hoặc thương tích do tai nạn.
Những lời khuyên này sẽ giúp bạn không bị chảy máu đường tiêu hóa, dẫn đến nôn ra máu. Ngoài ra, bạn nên khám bác sĩ thường xuyên, uống nhiều nước, tạo thói quen ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng cơ thể và tập thể dục thường xuyên. 
xét nghiệm triple test là gì ?

Giải pháp giúp cơ thể hồi phục

Bà bầu nôn ra máu có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ cần phải chú ý chăm sóc cơ thể cẩn thận. Mất máu sẽ làm cho cơ thể yếu đi và điều này không hề tốt cho sức khỏe của bé. Hơn nữa, nôn ra máu cũng khiến miệng bạn vô cùng khó chịu. Để giảm tình trạng này, hãy theo dõi những phương pháp dưới đây:

1. Truyền nước biển

Sau khi nôn, cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng. Mang thai là một giai đoạn mà cơ thể cần phải được cung cấp đầy đủ nước. Nếu cơ thể mất nước nghiêm trọng, bạn phải nhập viện. Với việc tiêm tĩnh mạch hoặc truyền nước biển, cơ thể sẽ được bổ sung nước và hồi phục nhanh chóng.

2. Nước trái cây

Biện pháp giúp bạn khôi phục sau khi mất nước đơn giản nhất là uống nước lọc hoặc nước trái cây thường xuyên.

3. Nôn ra máu khi mang thai cần có chế độ ăn cân đối

Quan trọng hơn, bạn cần phải có một chế độ ăn cân đối khi mang thai, bởi điều này sẽ giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Ngoài ra, ăn uống đầy đủ giúp cơ thể bạn có đủ năng lượng.

4. Ăn nhẹ

Cảm giác buồn nôn thường xuất hiện vào lúc sáng sớm. Để giảm cảm giác này, bạn hãy ăn bánh mì nướng hoặc bánh quy vào buổi sáng. Những món ăn này vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa khiến bạn không thấy buồn nôn.

5. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Uống ít nhất 10–12 ly nước hoặc nước trái cây tươi để tránh tình trạng mất nước và giúp cơ thể hồi phục sau khi nôn.

6. Ăn ít

Đừng ăn quá nhiều một lần, thay vào đó hãy chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 giờ. Hãy nhớ không ăn nhiều trước khi đi ngủ nhé.

7. Bà bầu nôn ra máu không ăn những món dầu mỡ

Tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ vì những món ăn này thường dễ gây ra các cơn nôn mửa. Tốt hơn là nên ăn các món ăn đã được đun sôi và không quá cay.

8. Gừng

Gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn. Bạn có thể dùng gừng cùng với nước trái cây.

9. Yoga

Tập các bài tập yoga cho bà bầu nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tránh được cảm giác buồn nôn.

10. Nghỉ ngơi

Hãy nhớ nghỉ ngơi đầy đủ. Đừng để cơ thể quá căng thẳng vì như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của bé.
Khi có triệu chứng nôn ra máu, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc, thay vào đó hãy sử dụng một số phương pháp thông thường để giảm bớt tình trạng này nhé.
Các bài viết của gentis chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đọc thêm : bảng giá xét nghiệm nipt tại gentis 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét