Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có sao không

 Hầu hết bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ đều lo ngại chẳng biết tình trạng này có ảnh hưởng gì đến bé cưng hay không và làm thế nào để khỏi. Mẹ đừng quá lo lắng vì câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây.

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có bị sao hay không

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có sao không là thắc mắc mà nipt gentis nhận được rất nhiều thời gian gần đây. Bởi tiêu chảy là một trong những vấn đề đường ruột khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải không loại trừ các bà mẹ tương lai. Triệu chứng này gây ra không ít phiền toái và có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe người mẹ nếu chủ quan và không có biện pháp xử lý đúng đắn.

Hiểu rõ những trăn trở của mẹ, chúng tôi xin tổng hợp và chia sẻ những thông tin về chủ đề này nhằm giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm cho hành trình mang thai được suôn sẻ.

Giải mã hiện tượng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa thực ra là vấn đề khá phổ biến. Hiện tượng này sẽ còn xuất hiện nhiều hơn nữa vào cuối tam cá nguyệt thứ 3 khi mà thời điểm sinh nở đã gần kề. Mẹ bị tiêu chảy thường có biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày kèm theo tình trạng đau vùng quanh rốn (cơn đau có khi bộc phát dữ dội khiến mẹ khó chịu vô cùng).

Quay lại với thắc mắc đầu bài liệu “bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có nguy hiểm hay không?”, câu trả lời là “Có” bạn nhé. Tiêu chảy vốn đã là triệu chứng gây nhiều phiền toái cho người bình thường. Với sản phụ thì tiêu chảy khiến mẹ dễ bị mất nước từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cả bản thân lẫn bé cưng trong bụng. Chưa kể, triệu chứng này nếu kéo dài mà không có biện pháp can thiệp sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, bé chậm phát triển hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ mất thai ở nhiều trường hợp.

Chính vì thế mà việc nắm bắt được nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai là rất cần thiết. Bởi đó là cơ sở để bạn tìm ra giải pháp phòng ngừa và điều trị triệu chứng này hiệu quả.

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa do đâu mà ra?

Theo giới chuyên gia cho biết, mẹ bầu bị tiêu chảy có thể kéo dài 1 – 10 ngày tùy vào căn nguyên gây ra triệu chứng này. Trong vô số những nguyên nhân làm khởi phát tiêu chảy khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2, phổ biến nhất đó là:

  • Ăn phải thực phẩm bẩn: Thói quen tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn, chứa nhiều chất phụ gia độc hại hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ nhiễm phải các loại vi trùng gây tiêu chảy chẳng hạn staphylococcus aureus, salmonella (có trong trứng gia cầm), e. coli (thường nhiễm vào thịt chưa nấu chín), rotavirus, adenovirus… Các loại vi trùng trên thường dẫn tới ngộ độc thức ăn với biểu hiện đau bụng, đi ngoài sau khi ăn kèm nôn mửa, sốt cao…
  • Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý: Điển hình như việc ăn quá nhiều chất đạm hay dầu mỡ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy hay do ăn thực phẩm nhiều nước làm cho phân bị loãng. Còn một lý do khác liên quan đến việc ăn uống khiến bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa là sự thay đổi thói quen ăn uống đột ngột làm cho hệ tiêu hóa không kịp thích ứng.
  • Sự thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hóa của thai phụ. xét nghiệm double test là gì ?

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày hay uống nhiều vitamin hoặc một số bệnh lý thuộc hệ tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột cũng là những yếu tố nguy cơ góp phần đưa đến triệu chứng tiêu chảy khi mang thai.

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Tiêu chảy dù là triệu chứng đường ruột phổ biến nhưng bạn không nên xem nhẹ, đặc biệt là khi nó xuất hiện trong thời kỳ mang thai. Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa muốn khỏi bệnh thì hãy áp dụng ngay những hướng dẫn điều trị sau đây:

  • Bù nước và điện giải: Đây được coi là mục tiêu quan trọng trong điều trị tiêu chảy nói chung. Việc bù nước không gây hiện tượng đi ngoài phân lỏng như nhiều người vẫn nghĩ, trái lại là để giữ cho cơ thể không bị mất nước. Mẹ bầu có thể bù nước bằng cách uống nhiều nước, sử dụng oresol pha loãng hoặc dùng nước trái cây nhằm bổ sung năng lượng, vitamin và khoáng chất để mẹ mau chóng hồi phục.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Mẹ bầu bị tiêu chảy nên ăn chín, uống sôi, đồng thời sử dụng các thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp và bổ sung thêm sữa chua nhằm cung cấp lợi khuẩn giúp củng cố hoạt động cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa cần lưu ý tránh xa các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu), hải sản và đồ uống có gas nếu không muốn triệu chứng tiêu chảy thêm nghiêm trọng hơn.
  • Áp dụng chế độ ăn BRAT: BRAT là viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn này đã được chứng minh là có ích cho trường hợp rối loạn tiêu hóa (cụ thể là tiêu chảy) bởi nó cung cấp nhiều chất xơ làm phân rắn hơn, từ đó cầm tiêu chảy. Chưa kể chuối giàu kali sẽ hạn chế nôn mửa hiệu quả.

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa khi nào mới cần gặp bác sĩ?

Sản phụ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có biểu hiện tiêu chảy kèm theo bất kỳ các triệu chứng nào khác dưới đây:

  • Bà bầu đi ngoài phân có máu hoặc mủ
  • Tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ mà các biện pháp điều trị tại nhà không có hiệu quả
  • Sốt từ 39ºC trở lên
  • Nôn mửa liên tục
  • Đau dữ dội ở vùng bụng hoặc có các biểu hiện mất nước nghiêm trọng như nước tiểu sẫm màu, khô miệng, khát nước, cảm giác lâng lâng hoặc đi tiểu ít.

Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa tình trạng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa bằng cách:

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn uống ngoài hàng quán
  • Không ăn quá nhiều hải sản nếu mẹ được chẩn đoán dễ bị đau bụng, tiêu chảy sau khi dùng những thực phẩm này
  • Nên sử dụng thực phẩm còn tươi mới, mua tại các cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

Vừa rồi là những chia sẻ về chủ đề bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa có sao không. Suốt hành trình mang thai còn lại, nếu phát hiện bản thân có những biểu hiện bất thường, mẹ hãy lập tức liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để có biện pháp can thiệp ngay nhé.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào là tốt nhất ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét