Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Một số nguyên nhân gây nên trầm cảm khi mang bầu

 Trầm cảm khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ở mỗi mẹ bầu, nguyên nhân gây nên bệnh lý này lại khác nhau tùy hoàn cảnh, suy nghĩ và thái độ của mỗi người. Cùng sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu 8 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai mẹ nhé.

Những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai

Áp lực tài chính

Khi mang thai, mẹ bầu cần có tâm lý thoải mái và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi lớn thai nhi. Thế nhưng, không ít mẹ bầu luôn phải đau đầu suy nghĩ làm cách nào để kiếm đủ tiền cho một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, rồi tiền sinh đẻ, tiền chăm sóc nuôi dưỡng sau khi sinh… 
Áp lực tài chính khiến mẹ luôn phải sống trong suy nghĩ, mệt mỏi, lo toan. Hơn nữa, nếu như trước đây phụ nữ thường ở nhà nội trợ thì ngay nay, trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ vẫn phải ra ngoài kiếm tiền, tự chủ tài chính. Những áp lực ấy cũng là nguyên nhân dễ khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai.

Thiếu sự hỗ trợ

Tính tự lập của phụ nữ hiện đại đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng có mặt tiêu cực. Phụ nữ tự lập hay chính do áp lực và sự bận rộn của tất cả mọi người mà sự quan tâm, hỗ trợ dành cho nhau cũng ít dần.
Những ngày bình thường sẽ không sao nhưng khi mang bầu, phụ nữ sẽ suy nghĩ nhiều hơn, cần sự hỗ trợ nhiều hơn. Nếu không được đáp ứng, không nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của những người xung quanh thì mẹ bầu dễ bị trầm cảm hơn.

Mang thai ngoài ý muốn

Trái ngược với những cặp vợ chồng đang mong ngóng con, phụ nữ mang thai ngoài ý muốn thường sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của mẹ.
Lúc này, mẹ không chỉ lo lắng vì lỡ có thai mà còn phải dè dặt, nhòm ngó ánh mắt, thái độ của những người xung quanh. Mẹ sợ hãi, lo lắng vì cái thai “không muốn mà đến” của mình. Những suy nghĩ tiêu cực ấy khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai.

Thay đổi hoocmon

Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể mẹ thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng đây chính là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu.
Sự thay đổi hoocmon khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn, cảm xúc của mẹ cũng thay đổi theo hướng mạnh hơn với những vấn đề xoay quanh cuộc sống của mình. “Chuyện bé xé ra to” là tình trạng rất thường gặp ở mẹ bầu khiến mẹ suy nghĩ nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn và mệt mỏi cũng nhiều hơn. Những cãi vã thường ngày của vợ chồng cũng trở nên căng thẳng hơn trong thời gian mẹ mang bầu. xét nghiệm double test khi mang thai là gì ?

Mang thai ngoài ý muốn cũng có thể khiến mẹ bầu bị trầm cảm

Áp lực xã hội

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngày nay việc mang thai khó hơn rất nhiều so với trước đây. Không chỉ khó khăn để có bầu mà quá trình mang thai cũng chịu nhiều áp lực.
Ngày nay, mẹ bầu phải chịu nhiều căng thẳng và áp lực khi vừa đi làm vừa nuôi con. Cuộc sống với nhiều lo toan, bận rộn, gấp gáp hơn trước đây rất nhiều nên mẹ bầu không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Bên cạnh đó, mạng xã hội, công nghệ hiện đại cũng gây nhiều á lực và là một tác nhân gây trầm cảm mà mẹ bầu cần hạn chế.

Di truyền

Trầm cảm khi mang thai do sự rối loạn cảm xúc của mẹ gây ra nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết bệnh lý này có thể chịu tác động do sự di truyền.
Nếu mẹ bạn, chị gái hay em gái, hoặc người thân trong gia đình từng bị trầm cảm khi mang thai thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này cũng khá cao.

Phụ nữ bị lạm dụng

Khi mang thai, nếu phụ nữ bị lạm dụng sức lao động, tình sục hay bị đối xử thiếu công bằng, thiếu sự tôn trọng cũng sẽ khiến họ nhạy cảm, dễ suy nghĩ tiêu cực hơn. Mẹ bầu cảm thấy bị cô lập, thấy không được tôn trọng. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai.

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi sản sinh ra hormone liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai. Do đó, nếu tuyến giáp bị rối loạn, nội tiết tố của chị em cũng bị ảnh hưởng và đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị trầm cảm khi mang bầu.

Dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai không có dấu hiệu rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những thay đổi bình thường ở phụ nữ mang thai. Vì vậy rất khó phát hiện nếu không thật sự để ý.
Khi có một trong những biểu hiện dưới đây, mẹ bầu không được chủ quan mà cần lưu ý bởi rất có thể mẹ đã bị trầm cảm:

  • Luôn cảm thấy buồn bã, buồn nhiều hơn vui, tâm trạng không thoải mái, hay chán nản, bực tức
  • Dễ nổi giận vô cớ dù chuyện xảy ra không quá to tát để giận dỗi
  • Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng
  • Dễ khóc là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai
  • Cảm thấy không còn hứng thú với những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích
  • Dễ kích động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước đây
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài
  • Ngại tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả bạn bè, người thân trong gia đình, có xu hướng cô lập bản thân
  • Có ý chống đối sự hướng dẫn của bác sĩ, không đi khám thai định kỳ
  • Có xu hướng thích sử dụng các chất độc hại như rượu bia, hút thuốc
  • Nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất
  • Đôi khi còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này

Có một vài triệu chứng của trầm cảm rất giống với ốm nghén ở bà bầu. Mẹ hãy quan sát thật kỹ, nếu những triệu chứng này xuất hiện với tần suất nhiều và kéo dài thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Mẹ bầu bị trầm cảm luôn cảm thấy buồn bã, chán nản

Biến chứng của trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm sau sinh tuy chỉ là các rối loạn tâm lý ở mẹ nhưng nó lại gây ra hậu quả rất lớn đối với mẹ bầu và cả thai nhi nếu không được điều trị và diễn biến nặng.
Nếu mẹ bầu mắc trầm cảm ở 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao gây sinh non, sảy thai, thai nhi phát triển kém, coi cọc, nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ… Trường hợp nặng, bé có thể bị chậm phát triển sau khi sinh. Rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển ngôn ngữ, thậm chí bị tự kỷ là những nguy cơ mà trẻ có thế gặp nếu mẹ bị trầm cảm khi mang thai.
Ngoài ra, khi bị trầm cảm, mẹ bầu sẽ có những suy nghĩ, lời nói, hành động thiếu tỉnh táo. Thậm chí có những mẹ bị trầm cảm nặng còn tự tìm đến cái chết trong một phút thiếu suy nghĩ.
Do đó, khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh (đã nếu trên), mẹ nên đi khám bác sĩ ngay. Đừng chủ quan để bệnh tình diễn biến nặng hơn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Biện pháp giải quyết trầm cảm khi mang thai

  • Điều trị bằng thuốc
  • Liệu pháp tâm lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Vai trò của người thân, bạn bè

Người thân, bạn bè, đặc biệt là người chồng hãy dành cho phụ nữ mang thai sự quan tâm, động viên, chia sẽ mỗi ngày. Hãy trò chuyện với họ, lắng nghe họ để mẹ bầu không cảm thấy bị bỏ rơi. Chỉ cần nhận được sự quan tâm của những người xung quanh, chứng trầm cảm của mẹ sẽ dần biến mất.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét