Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Tháng thứ 6 tuần thứ 2 của thời kì mang thai

Bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu cần cẩn trọng hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, các loại thuốc uống, … là các điều mẹ bầu cần tuyệt đối lưu ý để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Tháng thứ 6 tuần thứ 2 của thời kì mang thai

Bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi rõ rệt. Cụ thể là:
  • - Từ tháng thứ 6 trở đi, cân nặng của người mẹ sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì lý do này mà mẹ bầu sẽ cảm thấy nhanh đói hơn so với các tháng trước đó. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung thêm 500 ca-lo vào chế độ ăn hàng ngày.
  • - Lượng máu trong cơ thể mẹ bầu cũng tăng lên
  • - Một số mẹ bầu có thể gặp hiện tượng co bóp tử cung nhưng không có hiện tượng đau nhức. Do đó hiện tượng này được xem là bình thường ở tháng thứ 6 của thai kỳ.
  • - Một số mẹ bầu sẽ bị chuột rút vào thời gian này. Các mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên đổi tư thế khi làm việc và đừng quên mát xa chân trước khi đi ngủ.
  • - Kích thước của thai nhi càng ngày càng lớn hơn và bé đạp nhiều sẽ khiến mẹ bầu dễ bị đau nhức xương chậu.
  • Với nhiều thay đổi về mặt thể chất như trên, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý trong sinh hoạt thường ngày để đảm bảo cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh và an toàn. Dưới đây là 7 điều mẹ bầu cần nhớ kỹ khi bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ.

Những loại thức ăn cần kiêng khem kĩ càng

Vào thời gian này mẹ bầu nên chú ý để không ăn các loại thực phẩm như:
  • - Thịt tái, sống, trứng sống và các món ăn có trứng sống
  • - Các sản phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng
  • - Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá kiếm, ..
  • Ngoài những loại thức phẩm cần tuyệt đối tránh nói trên, mẹ bầu cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đủ chất, hợp lý, trong đó chú trọng vào rau củ quả, thực phẩm giàu protein và uống nước thường xuyên.
  • Không tự ý uống thuốc
Mặc dù có những loại thuốc có thể tìm mua dễ dàng ở các cửa hàng thuốc nhưng khi mang bầu, nhất là vào thời kỳ này, mẹ bầu nên tuyệt đối tránh việc tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Các loại thực phẩm chức năng cũng như thảo dược cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.( ĐỌc thêm các loại thực phẩm dễ gây dị tật thai nhi)

Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại

Với mẹ bầu, những nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc lá, nơi giết mổ súc vật, các khu công nghiệp hóa chất hoặc công việc nhà phải tiếp xúc với hóa chất như nước tẩy rửa nhà vệ sinh, thuốc xịt muỗi, … đều là những nơi có tỉ lệ rủi ro cao, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Tuyệt đối không hút thuốc, nước uống có cồn và các chất gây nghiện
Không chỉ đối với mẹ bầu 6 tháng mà với bất kỳ người mang thai nào thì những điều này là tuyệt đối không nên. Tránh xa thuốc lá, chất uống có cồn và các chất gây nghiện để thai nhi được phát triển an toàn và khỏe mạnh.

Hạn chế căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng rất dễ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi trong bụng mẹ, làm gia tăng nguy cơ sảy thai, kích thích các chất và hoóc môn trong cơ thể khiến máu khó lưu thông, giảm lượng ôxy cần cung cấp cho cho tử cung nuôi thai nhi, do đó làm chậm quá trình phát triển của bé. Những bà mẹ luôn ở trong trạng thái căng thẳng thường sinh non, trẻ sinh ra thường nhỏ bé, yếu ớt.

Không đi giầy cao gót

Mẹ bầu nên đi các loại giầy có đế bằng phẳng, thoải mái. Bước vào tháng thứ 6, tăng cân và bụng lớn hơn sẽ ảnh hưởng tới sức nặng cơ thể mẹ, do đó đi giầy cao gót sẽ dễ bị vấp ngã, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Đừng bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải chú ý, quan sát kỹ lưỡng các thay đổi ở cơ thể mình. Nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường thì mẹ bầu nên hết sức lưu ý và tư vấn với bác sĩ chuyên môn sớm nhất có thể. 
Ngoài ra trong quá trình mang thai các mẹ hãy tham khảo thêm 1 số gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh để phát hiện và chuẩn đoán sớm các dị tật thai nhi nếu có nhé !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét