Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Mới mang bầu cần ăn gì thuận tự nhiênhay theo khoa học

Không có chế độ dinh dưỡng nào là tốt 100% và cần tuân theo một cách tuyệt đối. Giữa tự nhiên và khoa học luôn có sự chọn lọc cần thiết để phù hợp riêng với cách mà cơ thể mỗi mẹ bầu hấp thụ.>> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina

Mới mang bầu cần phải ăn gì thuận tự nhiênhay theo khoa học

Giai đoạn đầu mang thai, mẹ thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn do ốm nghén là chính. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn tiền đề về dinh dưỡng để bé cưng phát triển. Mới có thai nên ăn gì, theo lời khuyên từ dân gian cho thuận tự nhiên hay cần thêm những thông tin khoa học đều phụ thuộc vào việc mẹ ăn được những gì.
Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không cần ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Nếu ốm nghén là bạn đồng hành ngay từ những ngày đầu thì mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn công thức: 3 bữa chính + 3 bữa phụ để tuy nôn nhưng vẫn hấp thụ đủ lượng thức ăn cần thiết.
Nếu thèm đồ ăn nhanh trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ hoàn toàn có thể ăn, chỉ là đừng quá nhiều
Dưới đây là bảng dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu theo từng ngày trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên mà Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo:
Tổng kcal/ngày 2550
Chất đạm 87- 92g
Chất béo 40-45g
Axit folic 600mcg
Sắt 40-62mg
Canxi 1000mg
Magie 205mg
Photpho 700mg
Kẽm 15mg
I-ốt 200µ
Vitamin A 800mcg
Vitamin D 5mcg (200IU)
Vitamin E 12mg
Vitamin K 51mcg
Vitamin C 80mg
Vitamin B1 1,4mg
Vitamin B2 1,4mg
Vitamin B3 18mg
Vitamin B6 1,9mg
Vitamin B9 600mcg
Vitamin B12 2,6mcg

Ăn theo chế độ dân gian nên hay không?
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều phụ nữ mang thai có quan niệm rằng phải ăn một số thực phẩm có lợi và hại để mong sinh con được lanh lợi, xinh đẹp:
Trứng ngỗng
Kinh nghiệm dân gian cho rằng ăn mẹ bầu ăn trứng ngỗng sinh con sẽ thông minh nên mặc dù trứng không hề dễ nuốt chút nào nhưng vì con mẹ nào cũng cố găng ăn thật nhiều.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng trong trứng ngỗng ít hơn so với trứng gà. Xét về hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng là 0.33 mg% so với trứng gà là 0.7mg%. Do vậy các nhà dinh dưỡng khuyên phụ nữ có thai nên tẩm bổ bằng trứng gà sẽ tốt hơn nhiều so với trứng ngỗng.
Cá chép
Chắc hẳn khi biết tin mình có thai, người lớn trong nhà sẽ dặn dò rằng phải thường xuyên cá chép để em bé thông minh, da trắng trẻo.
Bản thân cá chép nhiều thịt, ít xương và có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein và các acid min quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Để tăng thêm phần ngon miệng, mẹ linh động thay đổi thực đơn bằng có món cá hấp, cháo cá hoặc nấu canh…đều rất thơm ngon và bổ dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.
Uống nước dừa
Các mẹ truyền tai bảo nhau rằng uống nước dừa để em bé có làn da trắng hồng ngay từ trong bụng. Ngoài ra, các mẹ được biết uống nước dừa để em bé sinh ra sạch sẽ không có đờm nhớt.
Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa chứa nhiều khoáng chất có lợi như Magie, Natri, Clorua, Kali và lượng đường với Protein vừa phải nên rất dễ uống và bổ dưỡng nhưng chỉ nên uống bắt đầu tháng thứ 4 thai kỳ.>> Dịch vụ xét nghiệm NIPT
Nước dừa cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C và Canxi giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, tăng cường hệ miễn dịch và uôi dưỡng làn da mẹ và bé đẹp hơn. Vấn đề màu da của bé được quyết định phần lớn là do di truyền từ bố mẹ, các dưỡng chất chỉ có tác dụng chăm sóc và cải thiện làn da tốt hơn mà thôi nên các mẹ cũng quá kì vọng.
Các loại ốc
Nhiều người cho rằng, phụ nữ khi mang thai thì không nên ăn nhiều ốc vì sau này khi sinh em bé sẽ có nhiều nhớt. Nhưng đây thực chất là một quan niệm không đúng.
Nhưng sự thật, thịt ốc vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa một số bệnh như phù thũng, gan, vàng da, thủy đậu, nhiễm khuẩn, trĩ…Tuy nhiên, những mẹ hay rối loạn tiêu hóa kéo dài, có vết loét lâu không lành…nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
Mẹ không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Trước và trong khi mang thai, mẹ bầu cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt để không ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ và bé. Phải nhắc đến ngay là thói quen ăn mặn, mẹ ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù.
Bà bầu không nên hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm…), thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên sử dụng các loại thức ăn tái, sống vì nó có thể chứa vi khuẩn gây hại cho hệ đường ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Các loại trái cây tươi theo mùa nên được trưng dụng thay vì trái mùa dễ ngâm tẩm hóa chất
Giai đoạn 3 tháng đầu, để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ bầu tăng cân đều đặn thì nhất thiết mẹ nên kiêng những thực phẩm sau:
Khoai tây mọc mầm: Solanin trong khoai tây mọc mầm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến bà bầu bị sảy thai.
Quả đào: Đây là loại quả ngọt nhưng lại có tính nóng nên mẹ bầu ăn nhiều có thể bị chảy máu dẫn đến sảy thai. Vỏ quả đào còn có lông, khiến mẹ bị ngứa và rát cổ họng.
Rau má: Bà bầu ăn rau má hoặc uống nước rau má có thể bị sảy thai do chướng bụng và làm lạnh bụng.
Lô hội: Phụ nữ mang bầu không nên ăn, uống nước từ lô hội bởi có thể khiến xuất huyết vùng chậu, thậm chí gây sảy thai.
Dứa: Trong dứa có chứa bromelain có thể làm mềm tử cung, gây co thắt và dẫn đến sảy thai.
Đu đủ xanh: Nguyên nhân là trong đu đủ xanh có chứa các enzyme có thể gây co thắt và dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn.
Sữa chưa tiệt trùng: Khi sữa chưa được tiệt trùng có chứa loại vi khuẩn có tên Listeria có khả năng đi qua nhau thai và làm em bé bị nhiễm bệnh, dẫn đến nhiễm trùng máu làm mất thai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét