Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Trà hoa cúc có gây sảy thai với người mang thai

 Phải thừa nhận rằng, nhâm nhi một tách trà nóng trong tiết trời se lạnh như thời điểm này quả là một điều hết sức tuyệt vời. Trà nóng vừa mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu, lại còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đặt trường hợp nếu bạn đang mang thai thì không phải bất kỳ loại trà nào cũng dùng được, nhất là món trà hoa cúc được các mẹ bầu cực kỳ yêu thích cũng phải thật thận trọng. Cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu xem tác dụng của trà hoa cúc có thực sự tốt cho thai kỳ hay không nhé!

Trà hoa cúc có gây sảy thai với bà bầu
Có thể nói đây là một trong những loại trà thảo mộc nổi tiếng với nhiều lợi ích sức khỏe. Thế nhưng, dù là thảo dược đi chăng nữa nó vẫn có chứa những thành phần đôi khi có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ của bạn, vì thế mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng.

Trà hoa cúc và những tác dụng có lợi mà mẹ bầu cần biết

Không phải ngẫu nhiên, mà từ ngàn xưa, người Ai Cập cổ đã xem trà hoa cúc như loại “thần dược” chữa bách bệnh. Và cho đến hiện tại thì nó đã trở nên rất phổ biến trong các loại trà thảo mộc. Về cơ bản, trà hoa cúc có thể chia làm hai loại là cúc thường hoặc cúc La Mã. Hoa cúc La Mã có vị đắng mạnh hơn, thơm hơn và các thành phần chống viêm cũng cao hơn rất nhiều so với cúc thường.

Để có được một tách trà thơm ngon, người ta thường thu hoạch những bông cúc, đem phơi khô. Sau đó khi sử dụng chỉ cần ngâm hoa khô vào nước đun sôi ở khoảng 90 – 95°C, chờ khoảng 5 phút là có thể dùng được ngay.

Nhiều bà bầu truyền tai nhau rằng, trà hoa cúc có tác dụng giúp ngủ ngon, giảm đau nhức  cũng như khắc phục tình trạng sổ mũi do cảm lạnh rất tốt. Điều đó đúng trong trường hợp mẹ bầu chỉ sử dụng một lượng vừa phải và trà hoa cúc sẽ có lợi cho bạn theo những cách dưới đây:

1. Đem lại cảm giác thư giãn cùng giấc ngủ ngon

Hương thơm thảo mộc dịu nhẹ chính là nét đặc trưng của trà hoa cúc và mùi hương này có khả năng làm dịu thần kinh, giúp bạn thư giãn tốt. Ngoài ra, hoa cúc còn nổi tiếng thường được dùng trong các bài thuốc Đông y với tác dụng an thần, chữa chứng mất ngủ. Vì vậy, nếu bạn đang phải trải qua cảm giác khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, lời khuyên dành cho bạn là bạn nên uống một tách trà hoa cúc ấm trước khi đi ngủ nhé!

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trà hoa cúc có tác dụng giúp “xua đuổi” bệnh tật và  còn hoạt động như một giải pháp phòng ngừa bệnh tuyệt vời. Bởi lẽ các thành phần trong trà có khả năng kháng lại những vi khuẩn gây hại và đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

3. Giảm tình trạng chuột rút

Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học, trà hoa cúc có đặc tính giảm đau và giảm co thắt, vì vậy rất hữu ích trong trường hợp mẹ bầu gặp phải chứng chuột rút khó chịu trong thai kỳ.

Về cơ chế giảm đau, có thể giải thích rằng, trà hoa cúc làm tăng lượng axit amin glycine trong cơ thể. Chất này hoạt động như tác nhân làm giãn cơ, đồng thời làm dịu các kích thích thần kinh hiệu quả, vì vậy mà cơn đau được xoa dịu nhanh chóng.

4. Chữa loét miệng

Trà hoa cúc có thể chữa loét miệng khi được sử dụng như một loại nước súc miệng. Bạn nên thực hiện cách này hai lần một ngày và những vết lở loét khó chịu sẽ biến mất nhanh chóng.

5. Ngăn ngừa ung thư và bệnh tim

Trong trà hoa cúc có chứa hoạt chất gọi là polyphenol có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim. Bên cạnh đó, loại tà thảo dược này cũng rất giàu chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ hình thành nên các loại ung thư khác nhau.

6. Hỗ trợ tiêu hóa và giảm ốm nghén

Một tác dụng đặc biệt khác của trà hoa cúc là làm dịu dạ dày và giảm chứng đầy hơi, táo bón. Lý do là nó có chứa các chất chống viêm để đối phó với tình trạng viêm đường tiêu hóa. Thêm một lời khuyên dành cho những mẹ bầu hay bị ốm nghén là nên uống một tách trà hoa cúc nhỏ mỗi ngày. xét nghiệm double test ở đâu chính xác nhất ?

Những tác dụng bất lợi khi tiêu thụ trà hoa cúc trong thai kỳ

Chìa khóa để có được những lợi ích từ trà hoa cúc là sử dụng nó một cách điều độ và vừa phải. Việc tiêu thụ quá nhiều loại trà này khi mang thai có thể gây ra những tác dụng phụ khó chịu và thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Một số những mặt hạn chế có thể kể đến bao gồm:

1. Nguy cơ dẫn đến sẩy thai và sinh non

Sử dụng quá nhiều trà hoa cúc trong thai kỳ có liên quan đến vấn đề sẩy thai và sinh non. Bởi lẽ, nó có thể kích thích sự co bóp ở tử cung, gây chuyển dạ sớm, từ đó dẫn đến sinh non hoặc tệ hơn có thể gây sẩy thai. Chính vì vậy mẹ bầu cần phải thật thận trọng khi dùng.

2. Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của trẻ sơ sinh

Đừng nghĩ rằng vì những tác dụng có lợi ở trên của trà hoa cúc mà bạn dùng một cách vô tội vạ. Mẹ bầu uống quá nhiều trà hoa cúc cũng có thể sẽ gây ra các vấn đề trong hệ tuần hoàn của trẻ sơ sinh rất nguy hiểm.

3. Có thể khiến bạn buồn ngủ

Với những bà bầu vẫn còn đi làm hoặc đang thực hiện những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo thì cần cân nhắc sử dụng, bởi trà hoa cúc có tác dụng an thần nhẹ. Vì vậy, nếu uống quá nhiều, bạn có thể cảm thấy rất buồn ngủ.

4. Gây ra một số vấn đề dị ứng

Một vài trường hợp bà bầu bị dị ứng với hoa cúc nói riêng hoặc những thứ thuộc về những cây họ cúc nói chung. Nếu rơi vào tình huống này, bạn chắc chắn nên tránh tiêu thụ loại trà này, vì nó có thể gây ra các phản ứng dị ứng chẳng hạn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đỏ ngứa da, chảy nước mắt… vô cùng khó chịu.

5. Có thể phản ứng với các loại thuốc khác

Trà hoa cúc cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến chức năng của một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc giảm đau và các loại thuốc kháng sinh. Các thành phần trong trà có thể phản ứng với các loại thuốc này và thay đổi chức năng của chúng. Vì vậy, khi uống thuốc nên tránh dùng chung hoặc ngưng uống trà hẳn trong thời gian bạn dùng thuốc.

6. Tương tự như vai trò của hormone estrogen

Trà hoa cúc có đặc tính tương tự như hormone thai kỳ estrogen. Do đó, tốt hơn là tránh dùng loại trà này nếu bạn có bất kỳ nguy cơ phát triển ung thư vú hoặc ung thư tử cung, vì nó có thể làm tăng khả năng bạn bị ung thư.

7. Có thể phản ứng với thuốc gây mê được sử dụng trong quá trình sinh mổ

Loại trà thảo mộc này cũng đã được biết là có phản ứng với thuốc gây mê và gây ra tác dụng phụ bất lợi. Do đó, tốt hơn là tránh việc tiêu thụ nó trước và sau khi vừa trải qua ca sinh mổ.

8. Có thể tăng cảm giác buồn nôn

Mặc dù nói rằng hoa cúc có thể làm dịu cơn ốm nghén nhưng nếu tiêu thụ quá mức cần thiết thì lại gây tác dụng ngược. Để phòng tình trạng này xảy ra, hãy hạn chế và nên uống chỉ từ một đến hai tách trà nhỏ mỗi ngày.

Những lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc

Điều quan trọng nhất bạn cần lưu tâm chính là không nên tự ý thêm trà hoa cúc vào trong chế độ ăn uống của mình mà chưa có bất kỳ sự tham khảo thông tin nào từ bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về tác dụng có lợi lẫn bất lợi của trà hoa cúc đối với thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên nắm được đâu là lượng sử dụng phù hợp nhất đối với mình. Một số điều mà bạn cần lưu ý được liệt kê ngay sau đây:

1. Nên mua trà từ một nguồn đáng tin cậy

Bạn nên mua trà từ một nguồn có uy tín và đáng tin cậy. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ trong trà có chất phụ gia có hại.

2. Nên sử dụng hoa thay vì lá

Mẹ bầu nên sử dụng hoa cúc khô thay vì lá để pha trà. Lá làm cho trà có vị đắng.

3. Tiêu thụ một cách chừng mực

Tốt hơn là mỗi ngày, mẹ bầu chỉ nên sử dụng khoảng 15 gram hoặc ít hơn lượng hoa cúc khô để pha trà. Bạn hoàn toàn có thể uống trà hoa cúc khi mang thai, tuy nhiên, giới hạn an toàn nhất sẽ là chỉ nên tiêu thụ từ một đến hai tách trà nhỏ mỗi ngày.

Mẹo để pha một tách trà hoa cúc thơm ngon không khác ở nhà hàng

Việc pha trà hoa cúc rất đơn giản, chỉ bằng những bước cơ bản sau bạn đã có ngay một tách trà nóng thơm ngon để thưởng thức:

  • Đun sôi nước, rót nước vào cốc.
  • Sau đó, nhúng túi trà hoặc một ít hoa cúc khô vào cốc.
  • Chờ vài phút, bỏ túi trà hoặc hoa cúc đi, lọc lấy nước trà.
  • Cho thêm chút mật ong để tăng thêm hương vị rồi thưởng thức.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin bổ ích về những tác dụng cùng mặt hạn chế của trà hoa cúc với thai kỳ. Nếu bạn có cho mình những cách thưởng thức trà nào khác, đừng ngần ngại chia sẻ ngay bên dưới phần bình luận nhé!

Tham khảo thêm: xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét