Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Giấc ngủ của bà bầu qua các giai đoạn

 Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến khi mang thai mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Tuy nhiên, nếu bạn đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể có được phút giây chợp mắt trọn vẹn thì hãy tham khảo các cách giúp bà bầu ngủ ngon mà sàng lọc nipt gentis sẽ gợi ý qua bài viết sau nhé.

Giấc ngủ của bà bầu qua các giai đoạn của thai kì

Tam cá nguyệt thứ nhất

Phụ nữ có xu hướng thèm ngủ khá nhiều trong 3 tháng đầu mang thai, nguyên nhân do nhau thai vẫn đang phát triển. Theo các chuyên gia, bạn sẽ cảm thấy nhu cầu được nghỉ ngơi tăng lên nên luôn muốn được chợp mắt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Ở giai đoạn này, điều tốt nhất bạn có thể làm là đáp ứng mong muốn của cơ thể bằng cách lên giường sớm hơn vào buổi tối cũng như tranh thủ nghỉ ngơi vào giữa trưa sau khi ăn xong. hội chứng patau là gì ?

Tam cá nguyệt thứ hai

Khi thai nhi lớn dần và chèn ép lên một số bộ phận như bàng quang, bạn sẽ cảm thấy khó ngủ trọn giấc hơn do nhu cầu đi vệ sinh tăng cao.

Tam cá nguyệt thứ ba

Bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy thường xuyên bị mỏi mệt, kéo theo chất lượng giấc ngủ suy giảm. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Đau lưng
  • Tăng cân
  • Khó thở khi mang thai
  • Chuột rút khi mang thai
  • Những cú đạp của thai nhi
  • Đi tiểu thường xuyên hơn.

Cách giúp bà bầu ngủ ngon

bà bầu ngủ ngon

Một số mẹo để hỗ trợ bạn có thể ngủ thẳng giấc hơn vào ban đêm gồm:

1. Ngủ trễ một chút

Mặc dù có vẻ hơi vô lý nhưng các chuyên gia đã chia sẻ rằng nếu mẹ bầu gặp khó khăn khi ngủ thì thay vì đi ngủ sớm, bạn có thể trì hoãn thời gian lên giường. Nếu cố gắng ép bản thân phải ngủ, mẹ bầu sẽ cảm thấy căng thẳng và khó chịu. Do vậy, hãy thử làm “cú đêm” trong một vài ngày để báo hiệu cho cơ thể biết mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn vào đêm hôm sau.

Tuy nhiên khi thức khuya, bạn hãy chọn những hoạt động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đọc sách, may vá quần áo, ngâm bồn nước ấm. Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều nhất có thể bởi sóng điện từ sẽ ngăn cản giấc ngủ đến với bạn đấy.

2. Ngủ ngắn nhiều lần

Mẹ bầu thường rất dễ bị mất sức và mỏi mệt vào ban ngày. Do vậy, hãy tranh thủ chợp mắt khi nào bạn có thể, chẳng hạn như sau giờ ăn trưa hoặc chỉ đơn giản là nhắm mắt trong khoảng 5-10 phút những lúc cảm thấy mỏi mệt. Tuy nhiên, hãy cố gắng không nằm một chỗ quá lâu sau 6 giờ tối bởi sẽ gây khó khăn cho giấc ngủ ban đêm. xét nghiệm double test là gì ?

3. Vận động nhẹ

Sau khi ăn, bạn hãy thử vận động nhẹ bằng cách đi bộ hoặc tập một vài động tác yoga cho bà bầu đơn giản. Thói quen này được các chuyên gia khuyến khích bởi sẽ ngăn ngừa tình trạng chuột rút, một trong những nguyên nhân làm cho bạn thức giấc về đêm.

4. Chú ý đến nhiệt độ phòng

Một cách khác giúp bà bầu ngủ ngon là hãy chỉnh nhiệt độ máy lạnh sao cho mát mẻ nhất có thể. Khi mang thai, thân nhiệt của bạn sẽ tăng cao hơn mức bình thường, do đó càng dễ gây mất ngủ nếu thời tiết nóng bức. Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo có chất liệu thoáng mát để cơ thể cảm thấy thoải mái, từ đó dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

5. Tập tư thế ngủ đúng

Tư thế ngủ an toàn và dễ chịu cho bà bầu nhất là ngủ nghiêng về bên trái. Tư thế này sẽ hỗ trợ máu và oxy truyền đến thai nhi tốt hơn.

Bên cạnh đó, tư thế nằm nghiêng cũng làm giảm áp lực lên bụng, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua các loại gối dành cho bà bầu để có được điểm tựa và độ nghiêng phù hợp.

6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Việc uống một ly sữa ấm, ăn các thực phẩm giàu carbohydrate chẳng hạn như bánh quy giòn là cách giúp bà bầu ngủ ngon rất đơn giản mà lại mang đến hiệu quả.

Ngoài ra, một bữa ăn nhẹ giàu protein có thể giữ cho lượng đường trong máu ở mức cân bằng, từ đó ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị đau đầu và bốc hỏa.

Cuối cùng, bạn hãy cố gắng uống đủ nước mỗi ngày nhằm tạo điều kiện để các cơ quan được hoạt động một cách hiệu quả, điều hòa thân nhiệt và giảm thiểu nguy cơ nhức mỏi do chuột rút nhé.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, mẹ bầu đã có thể có được những giấc ngủ ngon, xua tan tình trạng mệt mỏi khi mang thai.

Đọc thêm: xét nghiệm nipt ở đâu uy tín chất lượng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét