Các mẹ bầu nào chuẩn bị lâm bồn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về sự khác nhau của 2 phương gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng giúp cho quá trình sinh nở đầy vất vả trở nên dễ dàng hơn.
Tuy đều là những phương pháp giảm đau trong quá trình sinh nở, nhưng gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng lại khác nhau, điều này không phải mẹ bầu nào cũng biết. cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nhé !
Mẹ bầu nên phân biệt được gây tê tủy sống và gây tê màng cứng
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng; Thuốc thường có hiệu quả sau 15 phút. Trong khi đó, gây tê tủy sống sẽ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào dịch não tủy và sẽ có tác dụng ngay sau 5 phút.
Hiện nay nhiều mẹ chọn phương pháp đẻ không đau gây tê ngoài màng cứng (Ảnh minh họa).
Gây tê tủy sống thường được áp dụng khi phẫu thuật mổ lấy thai, còn gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên (hay còn gọi là đẻ không đau).
So sánh gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng thường được tiến hành khi các mẹ đã có những cơn co tử cung mạnh hơn và cổ tử cung đã mở khoảng 2-3cm. Trong khi đó, kỹ thuật gây tê tủy sống lại được thực hiện theo chỉ định của các bác sỹ khi phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu hoặc theo yêu cầu của thai phụ từ ban đầu (đẻ mổ chủ động).
Gây tê ngoài màng cứng vẫn cho phép các mẹ nhận biết được khi có cơn co tử cung và đặc biệt là vẫn rặn đẻ được bình thường. Còn gây tê tủy sống sẽ khiến các mẹ bất động hoàn toàn nửa thân dưới trong nhiều giờ dù em bé đã được các bác sỹ nhấc ra khỏi bụng mẹ (cho đến khi thuốc tê hết tác dụng).
Gây tê tủy sống là phương pháp giảm đau phổ biến trong sinh mổ (Ảnh minh họa).
Sự khác nhau của hai phương pháp gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng
Gây tê tủy sống
– Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp hơn.
– Thời gian chờ tác dụng của thuốc ngắn.
– Ít tác động lên tim mạch và hệ thần kinh trung ương do thuốc hấp thụ vào tuần hoàn ít hơn.
– Ít gây tổn thương cơ, dây chằng.
– Có thể liệt cơ, suy hô hấp, suy thở.
– Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
– Khó kiểm soát mức độ giảm đau, phụ thuộc tư thế bệnh nhân khi gây tê, tỷ trọng thuốc.
– Tác dụng thuốc không lâu. Nếu phẫu thuật kéo dài, phải gây tê lại từ đầu.
– Hay bị nhức đầu, nôn, buồn nôn, bí tiểu hơn.
– Có thể xảy ra tác dụng phụ liệt dây thần kinh sọ.
– Ít gây tê tủy sống toàn bộ.
– Vận động chậm hơn sau ca sinh.
– Liều lượng thuốc thấp hơn.
Gây tê ngoài màng cứng
– Kỹ thuật khó hơn.
– Thời gian chờ tác dụng của thuốc dài hơn.
– Hấp thụ vào tuần hoàn nhiều hơn nên có thể tác động lên tim mạch và hệ thần kinh.
– Ít ảnh hưởng hô hấp.
– Nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn.
– Dễ kiểm soát mức độ giảm đau, phụ thuộc vào thể tích thuốc đưa vào cơ thể mà thôi.
– Dễ kéo dài tác dụng bằng cách bơm thêm thuốc vào ống thông tĩnh mạch (catheter).
– Ít bị nhức đầu, buồn nôn và bí tiểu hơn.
– Hiếm gặp trường hợp liệt dây thần kinh sọ hơn.
– Nguy cơ tê tủy sống toàn bộ cao hơn.
– Vận động nhanh sau sinh hơn.
– Liều lượng thuốc cao hơn.
Như vậy, để yên tâm vượt cạn, việc nắm rõ các kiến thức và khái niệm y khoa sẽ giúp các mẹ vững vàng hơn trong hành trình sinh con đầy vất vả nhưng cũng vô cùng hạnh phúc.
Tham khảo thêm: bệnh edward và bệnh down khi mang thai là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét