Cảm cúm có thể sẽ gây dị tật thai nhi, tuy nhiên việc dùng thuốc khi mang thai thường kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, cách tốt nhất là cần phòng tránh nguy cơ mắc cúm để đảm bảo cho các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Cảm cúm được xem là một bệnh khá nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng đầu tiên. Virus cúm có thể là nguyên nhân gây co bóp tử cung khiến sảy thai, sinh non hoặc làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vậy nên các bà bầu cần có những biện pháp phòng tránh để làm giảm khả năng mắc cúm trong giai đoạn mang thai. Và bài viết dưới đây xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis sẽ chỉ ra 7 cách phòng cúm hiệu quả nhất dành cho bà bầu.
7 Cách giúp phòng cảm cúm ở bà bầu
Tiêm vắc xin phòng cúm
Tiêm phòng cúm là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm. Việc tiêm phòng cúm sẽ giúp truyền các kháng thể kháng cúm sang cho bé và bé sẽ được bảo vệ cho đến mấy tháng đầu sau khi sinh.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin chống cúm mỗi năm và nên tiến hành trước khi bước vào mùa cúm từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Bà bầu có thể tiến hành tiêm phòng cúm vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.
Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, chính là việc tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Theo đó trong quá trình mang thai, bà bầu cần bổ sung đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết như acid folic, vitamin A, vitamin B1, vitamin D, canxi, sắt, protein, DHA.. Đối với phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai thì lượng năng lượng cần dung nạp trong một ngày là 2.560kcal và ở giai đoạn cuối của thai kỳ con số này cần tăng thêm 475kcal.
Vì thế việc xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để mẹ bầu nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm và các loại bệnh khác.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn uống những thực phẩm lạnh vì đó là nguyên nhân rất dễ gây nên tình trạng cảm cho bạn.
Giảm thiểu tối đa các áp lực
Giai đoạn mang thai là thời điểm mà tâm trạng mẹ bầu dễ nhạy cảm nhất và thường gặp phải nhiều áp lực tinh thần khiến tình trạng sức khỏe cũng theo đó bị ảnh hưởng. Vậy nên phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần có kế hoạch phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể khiến bản thân bị áp lực. Bởi khi sức khỏe tinh thần không được đảm bảo sẽ dẫn theo hệ lụy khiến cơ thể luôn mệt mỏi, lo âu, mất ngủ… và đó cũng là lý do khiến các loại bệnh dễ dàng tấn công và xâm nhập cơ thể.
Vậy nên, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá độ cũng là một hình thức giúp mẹ bầu phòng ngừa các chứng bệnh có thể gặp phải trong thai kỳ, đặc biệt triệu chứng cúm.
Tránh tiếp xúc gần hay trực tiếp với các nguồn lây nhiễm cúm
Cúm là căn bệnh rất dễ lây truyền qua không khí, đặc biệt là khi tiếp xúc gần với người bệnh. Chỉ cần một vài hành động như hắt hơi, ho, nói chuyện cũng có thể khiến nguy cơ lây nhiễm cúm là rất cao. Ngoài ra, cúm cũng có thể lây lan thông qua việc sử dụng chung đồ với người bệnh. Chính vì thế, khi người nhà hay những người xung quanh mắc bệnh cúm, các bà bầu cần tránh tiếp xúc gần hoặc cần có những đồ vật hỗ trợ phòng ngừa như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
Ngoài ra, vào cao điểm mùa dịch, bà bầu cần hạn chế xuất hiện ở những khu vực tập trung đông người như siêu thị, chợ, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim,… vì đó là những nơi có khả năng lây nhiễm cúm rất cao.
Tập thể dục thường xuyên
Không chỉ duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng mà mẹ bầu cũng cần tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể chất để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Một số hoạt động thể dục, thể thao mà mẹ bầu có thể tham gia như bơi lội, đi bộ, tập yoga…
Ngoài có tác dụng giúp bà bầu nâng cao sức khỏe trong thai kỳ, việc tập luyện thể dục còn hỗ trợ rất nhiều trong quá trình sinh nở về sau.
Duy trì không khí thông thoáng cho nơi ở
Những tác động từ yếu tố môi trường sống cũng là tác nhân dễ gây nên tình trạng cúm cho các bà bầu. Nếu nhà bạn đang ở có độ ẩm không khí cao và không thông thoáng thì có thể cân nhắc việc sử dụng máy hút ẩm để duy trì không khí trong lành và khô thoáng.
Ngược lại nếu nơi ở có độ ẩm không khí thấp và đặc biệt vào mùa đông các gia đình có thể sử dụng lò sưởi khiến không khí trở nên khô hơn, đây chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm phát triển nên cần có máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.
Bên cạnh đó, việc sử dụng điều hòa 24/24 cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Vậy nên hãy tận dụng thời điểm thích hợp để mở cửa sổ cho nguồn gió tự nhiên có thể thổi vào nhà giúp điều hòa không khí tốt hơn.
Giữ cơ thể luôn ấm khi vào mùa đông
Đối với mẹ bầu sinh sống ở khu vực miền Bắc thì mùa đông chính là mùa có nguy cơ bị cúm cao nhất và biến chứng của cúm có thể dẫn đến viêm phổi cấp gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế điều kiện tiên quyết giúp bà bầu phòng tránh cúm khi bước vào mùa đông chính là luôn giữ ấm cơ thể. Việc giữ ấm có thể thực hiện bằng các phương pháp như:
- Vận động cơ thể như di chuyển, mát xa để giúp máu tuần hoàn và cơ thể ấm hơn
- Mặc quần áo đủ để giữ ấm, tuy nhiên không nên mặc quá nhiều vì có thể khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn, vì thế nên chọn quần áo có chất liệu mềm, nhẹ, khả năng hút ẩm tốt.
- Ngoài ra khi đi ra ngoài cần giữ ấm cho đôi, tay và chân thật cẩn thận.
- Nếu có thể mỗi ngày sản phụ nên ra ngoài tắm nắng để có thể bổ sung lượng vitamin D cần thiết.
- Chứng mất nước vào mùa đông sẽ làm bà bầu dễ cảm lạnh hơn so với thông thường nên cần bổ sung đủ nước và calo mỗi ngày để đảm cơ thể có đủ năng lượng
Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông cũng là phương pháp giúp phòng ngừa cúm
Một số mẹo trị cúm an toàn không cần dùng thuốc
Nếu không may mắc cúm, để đảm bảo tính an toàn cao nhất, các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, tuyệt đối không tự mua thuốc về uống. Ngoài ra, bạn có thể làm theo một số bài thuốc dân gian đã có kiểm chứng hiệu quả bằng thực tế sử dụng của ông bà ta từ xa xưa. hội chứng edwards là gì ?
Cháo trứng nóng
Với trường hợp bị cảm cúm nhẹ, một bát cháo trứng nóng hổi với nhiều tía tô và hành sẽ là phương thuốc tuyệt vời. Sau khi ăn xong, cơ thể sẽ toát mồ hôi khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu hơn rất nhiều. Hơn nữa, món cháo trứng này rất ngon và bổ dưỡng, giúp trị cảm cúm hiệu quả mà không ảnh hưởng tới thai nhi.
Trị cảm cúm an toàn bằng tỏi
Theo các nghiên cứu khoa học, các dưỡng chất trong tỏi tươi có khả năng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống nấm, virus là vi khuẩn rất hiệu quả. Nếu dùng tỏi thường xuyên sẽ phòng tránh và trị cảm cúm cực kỳ hiệu quả. Hơn nữa, tỏi rất có lợi và an toàn với phụ nữ mang thai nên các mẹ bầu có thể sử dụng để khắc phục chứng cảm cúm ngay từ khi bệnh mới xuất hiện.
Xông hơi bằng lá thuốc
Các mẹ bầu có thể dễ dàng tìm thấy một số lá cây như lá bưởi, tía tô, rau tần, lá bạc hà…để đun nước xông hơi mỗi khi bị cảm cúm. Mỗi lần bạn hãy chọn khoảng 100 gam với 6-7 loại lá, mang rửa sạch cho vào nồi rồi đổ ngập nước đun sôi. Sau 3-5 phút bắc nồi xuống mở hé nắp nồi và chùm kín chăn.
Cố gắng hít thở đều đặn, hơi nước nóng từ nồi bốc ra sẽ làm bạn toát mồ hôi. Khoảng 5-10 phút sau lấy khăn bông lau khô người và uống một cốc nước chanh muối sẽ thấy cơ thể khoan khái hơn. Mỗi ngày xông hơi 1 lần, liên tiếp trong 2-3 lần sẽ giúp trị cảm cúm hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối
Cách thức tưởng chừng như đơn giản nhưng mang đến hiệu quả không ngờ cho các mẹ bầu chính là sử dụng nước muối. Sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng và vệ sinh mũi sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn và có thể đẩy vi khuẩn ra bên ngoài. Mẹ bầu có thể tự pha chế nước muối tại nhà hoặc có thể tìm mua nước muối sinh lý tại các quầy thuốc.
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn
Chanh đào mật ong
Chanh và mật ong đều là hai loại thực phẩm có tính sát khuẩn cao, có thể giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ho và rát họng khi bị cảm. Nếu bạn có sẵn một bình chanh đào ngâm mật ong trong nhà thì có thể pha với nước ấm để uống sẽ có tác dụng giảm ho và đau họng tức thì. Ngoài ra nếu không có sẵn, bạn có thể ngậm một vài lát chanh cùng muối để giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu từ cúm.
Bài viết trên cung cấp các phương pháp phòng tránh cảm cúm cũng như những mẹo vặt giúp mẹ bầu trị cúm an toàn mà không cần dùng đến thuốc.
Hi vọng, thông qua những kiến thức được đề cập ở trên sẽ giúp các mẹ bầu tự tin hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé trong thời kỳ mang thai.
Đọc thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét