Những loại thuốc tây được chỉ định cho mẹ bầu: acetaminophen, chlorpheniramin, pseudoepherin. Tuy nhiên, mẹ bầu uống thuốc tây phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Mang thai uống và sử dụng thuốc tây có sao không ?
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu
Giai đoạn 3 tháng đầu là thời gian quan trọng đặt nền móng cho toàn bộ sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể thai nhi sau này. Đây là giai đoạn thai nhi sẽ bắt đầu hình thành não bộ, xương sống, hệ thần kinh, miệng, mắt, hệ tuần hoàn, lồng ngực, dạ dày.
Vào tuần thai thứ 5, tim thai được hình thành và bắt đầu đập. Cùng với đó là hệ thống mạch máu và các chồi tay, chân cũng xuất hiện. Tới tuần thai thứ 12, về cơ bản, thai nhi đã có các bộ phận và hình dáng giống con người.
Như vậy, có thể thấy, sự phân chia tế bào để hình thành lên cơ thể thai nhi được diễn ra từ những tuần đầu tiên. Chính vì vậy mà đây là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm, dễ chịu ảnh hưởng của những tác nhân nguy hiểm như: thuốc lá, rượu bia, bệnh tật, thuốc kháng sinh,…
Thuốc trị cảm cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Chắc hẳn khi rơi vào trường hợp này, mẹ sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, trước hết, mẹ cần giữ bình tĩnh, tránh tâm lý hoảng loạn vì điều đó càng khiến thai nhi bị ảnh hưởng hơn. Mẹ cần nhớ rằng không phải loại thuốc nào cũng gây hại tới sự phát triển của thai nhi.
Để biết được thuốc mẹ uống có tác động tới thai nhi không, cần phải xác định rõ loại thuốc mà mẹ dùng. Cách tốt nhất là mẹ nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám ngay khi biết mình có thai. Tại đây, mẹ hãy trình bày rõ cho bác sĩ tên đầy đủ của các loại thuốc (nếu giữ được vỏ thuốc thì tốt hơn), liều lượng và thời gian uống.
Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về mức độ ảnh hưởng của nó cũng như nguy cơ mà thai nhi có thể gặp phải (nếu như thuốc mẹ uống nằm trong mục chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai), từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất đối với mẹ.
Còn nếu thuốc mẹ uống vẫn được sử dụng cho phụ nữ mang thai thì mẹ hoàn toàn yên tâm nhé vì sẽ không gây hại gì cho thai nhi cả. Hiện nay, trên thị trường có một vài loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai, có thể kể đến như:
- Acetaminophen: Là loại thuốc thường được dùng với những mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ
- Chlorpheniramin: Thuốc kháng histamin dành cho phụ nữ mang thai.
- Pseudoepherin: Loại thuốc trị nghẹt mũi nhưng chỉ dùng khi mẹ đã qua 3 tháng đầu.
- Đây là một số loại thuốc mẹ bầu có thể dùng được khi mang thai. Nhưng trước khi uống, mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ về liều dùng cũng như thời gian uống thuốc, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng mẹ nhé.
Lưu ý những loại thuốc chống chỉ định cho mẹ bầu
Đa phần các loại thuốc trị cảm cúm hiện nay đều không dùng được cho mẹ bầu, trong đó mẹ cần đặc biệt lưu ý tới những thuốc sau:
- Thuốc diệt virus Tamiflu, Flumadine, Symmetrel, Relenza: có nguy cơ cao gây dị tật thai nhi.
- Aspirin: Thuốc có khả năng gây chảy máu ở mẹ bầu.
- Ibuprofen: Loại thuốc này chưa được nghiên cứu trên mẹ bầu nên chưa xác định được ảnh hưởng của nó với thai nhi.
- Guaifenesin: Một loại chất có tác dụng long đờm có nhiều trong thuốc trị cảm cúm. Thuốc này cũng chưa xác định được tính an toàn với phụ nữ có thai.
- Dextromethorphan: Thành phần giảm ho trong các loại siro trị ho. Thuốc này được chứng minh là có liên quan tới các biến chứng thai kỳ ở súc vật. Tiến hành đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì.
Cách chăm sóc bà bầu bị bệnh không dùng thuốc
Thực ra, việc chăm sóc bà bầu bị sốt mà không cần dùng thuốc khá đơn giản. Mẹ cần ghi nhớ các bước sau đây:
- Việc đầu tiên cần làm để hạ sốt cho bà bầu an toàn là để bà bầu trong môi trường thoáng mát, mặc trang phục mỏng, mát, dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp tăng thải nhiệt qua da.
- Lau mát hạ sốt bằng nước ấm nếu sốt 39- 40 độ C, lau cổ, ngực, hai nách, bẹn, lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơ thể bà bầu. không nên mở cửa khi có gió, nên chọn lúc không khí mát mẻ mở các cửa cho thông thoáng sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.
- Mở các cửa cho thông thoáng, không khí mát mẻ sẽ giúp chăm sóc bà bầu hạ sốt an toàn nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa vì bà bầu sẽ bị lạnh.
- Uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt. Nước cam rất tốt để tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe.
- Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Dùng thuốc xịt mũi khi cần thiết: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bà bầu thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.
- Chủ động phòng ngừa. Việc tăng thân nhiệt của mẹ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa nhiễm bệnh. Khi giao mùa, có sự thay đổi thời tiết, trở lạnh, bà bầu nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa. Khi ngủ, mẹ bầu để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh.
Mẹ cần lưu ý, tình trạng sốt cao và có thể kèm theo ớn lạnh thường xảy ra do một căn bệnh nào đó đang hình thành. Nếu mẹ đã thử tất cả các bước kể trên mà vẫn không thể hạ sốt, nên đi khám bệnh để được kê thuốc thích hợp.
Đọc thêm: Bảng giá sàng lọc trước sinh nipt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét