Phụ nữ mang thai nếu tiền sử dịch tễ có nguy cơ nhiễm COVID-19 cũng phải chấp hành cách ly y tế. Trong điều kiện cách ly, phụ nữ mang thai cần phải lưu ý chăm sóc như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé được tốt nhất?
Với những người tiền sử dịch tễ có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, cách ly y tế là giải pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus ra cộng đồng. Hiện nay, tại Việt Nam đang áp dụng 4 loại hình cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại nhà hoặc nơi cư trú; cách ly tại cộng đồng; cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung; cách ly tại các cơ sở y tế. Với phụ nữ mang thai, dù áp dụng hình thức cách ly nào thì các dịch vụ chăm sóc trước sinh cũng sẽ bị gián đoạn và có những điều cần chú ý đặc biệt.
Vài lưu ý khi mẹ bầu phải cách ly y tế
1. Vệ sinh, khử khuẩn phòng dịch
- Virus COVID-19 lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp người nhiễm bệnh qua đường giọt bắn hô hấp hoặc tiếp xúc với các bề mặt có chứa vi-rút.
- Phòng ở cách ly của phụ nữ mang thai cần đảm bảo thoáng khí và có nhiều ánh sáng chiếu vào. Ánh sáng vừa có tác dụng diệt khuẩn vừa giúp cho cơ thể tự tổng hợp vitamin D. Nếu không thể mở cửa (phòng không có cửa sổ, vì lý do thời tiết…) thì cần dùng quạt thông gió để thông khí.
- Phòng của phụ nữ mang thai cần đảm bảo tính riêng tư, an toàn, dễ di chuyển (không ở trên lầu cao) và gần nơi có hỗ trợ y tế.
- Trong phòng nên có nhà vệ sinh khép kín với đầy đủ nước sạch, xà phòng, nước rửa tay, dụng cụ và chất tẩy rửa, chỗ treo khăn tắm, khăn mặt riêng. Nền, tường nhà cần được vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch nước lau sàn có chứa xà phòng. Thiết bị vệ sinh cần được cọ rửa hàng ngày bằng xà phòng hoặc chất tẩy, xả kỹ bằng nước sạch.
2. Chế độ dinh dưỡng
Phụ nữ mang thai tại nơi cách ly cần có một chế độ ăn riêng, đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của thai, trong đó đặc biệt chú ý tới các khoáng chất, vi chất cần thiết như canxi, sắt, axit folic (vitamin B9), vitamin C, vitamin D…Đặc biệt, do phải hạn chế ra ngoài nên những phụ nữ mang thai đang phải cách ly cần được bổ sung thêm vitamin D – một loại viamin cần thiết cho sự hình thành hệ xương của thai nhi.
3. Bổ sung dưỡng chất để tăng cường miễn dịch
– Axít béo Omega-3 (DHA,EPA) đóng vai trò quan trọng trong màng tế bào và các vị trí gắn thụ thể liên kết các hormone, chất dẫn truyền thần kinh. Việc bổ sung DHA và EPA giúp phát triển toàn diện hệ thần kinh và miễn dịch. Tăng cường chức năng chống viêm, tăng chức năng của các tế bào B miễn dịch. Phản ứng này giúp hệ miễn dịch duy trì hoạt động cân bằng, đồng bộ và chính xác, cần thiết cho sức khỏe lâu dài.– Vitamin A, C, E và kẽm, Omega 3: hỗ trợ tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ (da/ niêm mạc, dịch tiết)
– Omega 3, các vitamin A, B6, B12, C, D, E, axit folic và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm, đồng, selen) hoạt động phối hợp để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ của tế bào miễn dịch.
– Omega 3 và tất cả các vi chất dinh dưỡng trên đều cần thiết cho việc sản xuất kháng thể.
Việc bổ sung không đủ các vitamin và nguyên tố vi lượng có thể dẫn đến ức chế miễn dịch, dễ nhiễm trùng và làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng được lựa chọn này là việc cần làm để tăng cường cả ba mức độ miễn dịch, hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
4. Chăm sóc về tinh thần
Trong thời gian cách ly, phải xa gia đình, phụ nữ mang thai rất dễ bị ảnh hưởng về tâm lý, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, chăm sóc tinh thần đối với phụ nữ mang thai trong hoàn cảnh này là rất quan trọng, không thể xem nhẹ. xét nghiệm double test vai trò quan trọng thế nào với mẹ bầu ?
Nhân viên y tế, nhân viên phụ trách tại các cơ sở cách ly, đặc biệt là gia đình cần quan tâm đặc biệt đến phụ nữ mang thai, thường xuyên hỏi han, giúp đỡ, phát hiện các dấu hiệu bất thường về tâm lý và thông báo cho các cơ sở y tế để có những xử trí hoặc trị liệu phù hợp.
Đặc biệt, các cơ sở cách ly cần giúp phụ nữ mang thai giữ mối liên hệ với gia đình, người thân, điều đó rất quan trọng.
5. Những dấu hiệu nguy hiểm cho thai kì có thể xảy ra trong thời gian cách ly
Trong trường hợp khám thai định kỳ có thể bị gián đoạn trong thời gian cách ly, phụ nữ mang thai và gia đình cần tự theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và thai nhi, và kịp thời báo cho nhân viên y tế. Các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ thường là:
- Đau bụng
Đau bụng cũng có thể là dấu hiệu của doạ sẩy thai, sẩy thai hoặc đẻ non. Nếu bất cứ lúc nào trong thai kỳ, bạn thấy đau bụng từng cơn, tăng dần (có kèm theo ra máu, ra nước âm đạo hoặc không), thì cần báo ngay cho nhân viên y tế.
- Ra máu, ra nước âm đạo
Mỗi một bệnh lý sẽ có những tính chất ra máu, ra nước và các triệu chứng kèm theo khác nhau và cần phải được thăm khám chuyên khoa mới xác định được.
- Đau đầu, nhìn mờ
Do vậy, nếu thấy có đau đầu và/hoặc nhìn mờ, phụ nữ mang thai cần được đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và thăm khám kịp thời.sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?
6. Lưu ý đối với phụ nữ có thai 3 tháng cuối
- Việc khám thai trong 3 tháng cuối rất quan trọng, vì vậy phụ nữ mang thai cần nói với nhân viên y tế phụ trách việc cách ly liên hệ giúp với cơ sở chăm sóc sản khoa để đặt lịch thăm khám phù hợp.
- Tuỳ theo từng điều kiện cách ly và tình trạng của phụ nữ mang thai, việc thăm khám có thể thực hiện tại nơi cách ly hoặc tại cơ sở y tế, nhưng dù thực hiện ở đâu cũng cần tuân thủ đầy đủ các quy định về vận chuyển người nghi nhiễm SARS-COVI-2 và áp dụng các biện pháp phòng hộ cần thiết, an toàn cho sản phụ và người thực hiện khám thai.
- Ngoài việc tự phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm như đã nêu ở phần trên, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần tự theo dõi dấu hiệu cử động thai (thai máy, thai đạp): Thai máy xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, cảm giác như “tôm búng” trong buồng tử cung; thai đạp thường xuất hiện từ tháng thứ 7. Nếu thai đạp nhiều hơn mọi ngày, có thể do người mẹ mệt mỏi, thiếu ô xy. Nhiều khi thai “ngủ quên” không đạp khiến bà mẹ lo lắng. Bạn cần liên hệ với nhân viên y tế để kiểm tra nếu theo dõi liền trong 6h không thấy thai cử động.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cũng cần theo dõi để tự phát hiện dấu hiệu chuyển dạ. Nếu có dấu hiệu đau bụng từng cơn tăng dần, kèm theo có ra dịch hồng, ra nước hoặc chất nhầy (như nhựa chuối), có thể bạn đã chuyển dạ, khi đó cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.
- Gần đến ngày sinh, phụ nữ mang thai đang trong thời gian cách ly nên được chuyển đến cơ sở sản khoa có đủ năng lực xử trí chuyển dạ cho sản phụ nghi mắc COVID-19 để theo dõi và chuẩn bị cho cuộc đẻ. Do các nhân viên y tế tham gia xử trí ca đẻ (hoặc mổ đẻ) cũng sẽ phải cách ly cùng với bà mẹ và sơ sinh nghi nhiễm cho đến khi khẳng định chắc chắn không bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 nên cơ sở y tế cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng về nhân lực và trang thiết bị phòng hộ cho nhân viên y tế trong cuộc đẻ và chăm sóc bà mẹ, sơ sinh sau đẻ.
Đọc thêm: Bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét