Nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ qua các dấu hiệu như: mẹ bầu cảm thấy rất khát nước dù đã uống rất nhiều nước mỗi ngày, sụt cân, mệt mỏi thiếu năng lượng, xuất hiện nhiều tưa lưỡi,... Mẹ bầu cần xét nghiệm đường huyết để có thể phòng tránh và điều trị kịp thời. Xem chi tiết hơn cùng sàng lọc trước sinh gentis nhé !
Những dấu hiệu tiểu đường thai kì rõ rệt
Tiểu đường thai kỳ là gì, có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thai kỳ. Cũng giống như các hình thức khác của bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến cách thức cơ thể sử dụng đường (glucose), đây là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra mức đường huyết cao mà không có khả năng gây ra vấn đề cho bản thân, nhưng có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi.
Ai dễ bị tiểu đường thai kỳ?
Ngày nay, bệnh tiểu đường không chỉ có ở người bình thường mà những phụ nữ mang thai cũng dễ dàng mắc bệnh tiểu đường. Nhưng bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện cao hơn ở các mẹ bầu trong những trường hợp sau:
Những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đó. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.
Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.
Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
Lưu ý: Để có thể chắc chắn là mình có bị tiểu đường hay không, các bà mẹ hãy kiểm tra sức khỏe thai và đường máu định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?
4 dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý
Bà bầu luôn thấy khát nước đến khô họng
Phụ nữ mang thai sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là chế độ ăn uống. Điều này khiến cho biểu hiện của việc mang thai thông thường và triệu chứng tiểu đường thai kỳ dễ bị lẫn với nhau.
Nếu mẹ bầu cảm thấy dù đã uống rất nhiều nước mỗi ngày mà vẫn thường xuyên khát nước thì hãy đề cập với bác sỹ về biểu hiện này.
Mẹ bầu mắc tiểu liên tục
Cũng dễ dàng hiểu khi mang thai các mẹ bầu uống nước nhiều hơn thì quá trình đào thải nước tiểu sẽ diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, việc buồn tiểu liên tục lại có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nhưng nếu để ý thấy sự thay đổi lớn về tần suất đi tiểu một cách bất thường, mẹ bầu cần chia sẻ thông tin này với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
Chắc chắn mang bầu sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi là chuyện bình thường. Nhưng bạn mệt đến kiệt sức và mật độ xảy ra dồn dập thì đó là dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu sắt.
Xuất hiện nhiều tưa lưỡi
Khi mắc tiểu đường thai kỳ thì lượng đường thừa trong cơ thể sẽ là nguồn nuôi dưỡng cho nấm candida sinh sôi, điều đó dẫn tới hình thành tưa lưỡi. Kết quả là nếu mẹ bầu bị tưa lưỡi dày và liên tục thì khả năng mắc tiểu đường thai kỳ là rất cao.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.
Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L).
Chỉ số đường huyết được đo ở 3 thời điểm, nếu ở mức dưới đây thì là bình thường, còn nếu chỉ số đường huyết mẹ bầu vượt mức dưới có nghĩa là mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, khi đó mẹ bầu cần đến bác sĩ để làm xét nghiệm chính xác:
– Khi đói: < 5,1 mmol/L
– Sau ăn 1 tiếng: < 10 mmol/L
– Sau ăn 2 tiếng: < 78.5 mmol/L
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Đối với những phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế những thực phẩm có nhiều đường và tinh bột, vì những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết của bạn do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
Carbonhydrates là thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu của bạn, bao gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản. Carbonhydrates đơn giản sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, làm mẹ no nhanh và ăn nhiều hơn.
Mẹ bầu nên đặc biệt hạn chế những thực phẩm dạng này trong chế độ ăn hằng ngày. Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản bao gồm bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt, hủ tiếu…
Ngược lại với carbonhydrates đơn giản, carbonhydrates phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định, do tốc độ hấp thu đường diễn ra chậm hơn. Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng của bà bầu nên có nhiều carbonhydrates phức tạp và ít chất béo bão hòa.
Một số thực phẩm có carbonhydrates phức tạp:
- Bánh mì làm từ lúa mì
- Táo, cam, lê, đào
- Đậu
- Bắp
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Nếu với chế độ ăn uống có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể thì thai nhi vẫn phát triển bình thường không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ.
Sinh mổ hay sanh ngã âm đạo phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa khó có thể dự đoán được trong thai kỳ sớm. Khi gần sanh, và vào chuyển dạ thì dự đoán sẽ đúng hơn.
Tiểu đường thai kỳ suy cho cùng vẫn không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và kiểm soát tốt bởi chế độ ăn uống trong suốt quá trình mang thai. Đừng quá lo lắng mẹ nhé!
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào những thông tin cơ bản trên đây để tham khảo và nhận biết về bệnh tiểu đường thai kỳ để có cách phòng tránh bệnh cho mình. Đồng thời, khi có dấu hiệu của bệnh lý này, bạn nên đến bệnh viện khám tìm rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị đúng.
ĐỌc thêm: xét nghiệm double test và những điều cần biết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét