Chi phí từ khi mang thai đến khi sinh con bao gồm các khoản chi phí như: khám thai, siêu âm, xét nghiệm, sữa bầu, viện phí, đồ dùng cho mẹ và bé,... là những khoản chi không nhỏ với các thông tin chia sẻ bên dưới. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Đi sinh cần chuẩn bị bao nhiêu tiền ?
Chi phí khám thai định kỳ
Nếu bạn có một thai kỳ bình thường thì tốt nhất bạn nên tuân theo lịch khám thai định kỳ như sau:
- 6 tháng đầu khám thai 1 lần/tháng.
- Tháng thứ 7, 8 mỗi tháng khám 2 lần/tháng
- Tháng thứ 9 trở đi: mỗi tuần khám 1 lần
Tổng cộng có khoảng 15 lần khám thai trong suốt thai kỳ. Khám thai ở bác sĩ tư hay ở bệnh viện phụ sản dao động từ 80.000 đồng đến 200.000 đồng/lần khám. Tổng chi phí cho việc khám thai cả thai kỳ là khoảng 1,5 triệu đến 3 triệu đồng.
Chi phí siêu âm 2D, 3D, 4D
Bạn nên đi siêu âm 4 mốc quan trọng suốt thai kỳ, đó là siêu âm đầu dò mốc 6-8 tuần (xem thai về tử cung chưa, có tim thai chưa), siêu âm 3D ở mốc 12 tuần (đo độ mờ da gáy), siêu âm 4D ở mốc 22 tuần (siêu âm hình thái học thai nhi) và siêu âm 3D ở thời điểm thai 32 tuần (xem dị tật thai và ngôi thai).
Hiện nay chi phí các loại siêu âm ước tính như sau: siêu âm đầu dò – 170.000 đồng, siêu âm 2D (đen-trắng) – 150.000, siêu âm 3D-4D – 300.000 (nếu có chép đĩa thì khoảng 350.000 đồng).
Chi phí thuốc/vitamin
Bạn cần phải bổ sung các loại thuốc men sau trong suốt thai kỳ: acid folic và vitamin E trước khi mang thai; acid folic ở 3 tháng đầu của thai kỳ; vitamin A, sắt và canxi gần suốt thai kỳ; viên bổ tổng hợp có thể thay thế như Nature Made Prenatal ( bổ sung tất cả vitamin cần thiết cho mẹ và bé).
Tổng cộng chi phí thuốc men mỗi tháng khoảng 100.000-200.000 đồng; cả thai kỳ tốn khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng. hội chứng edwards là gì ?
Chi phí các xét nghiệm trong khi mang thai
Bạn cần phải xét nghiệm máu và nước tiểu ở tuần thai thứ 12 và trước khi sinh (xem có dương tính với viêm gan và HIV không). Nếu thực hiện các xét nghiệm này trong bệnh viện phụ sản thì chi phí khoảng 500.000-600.000 đồng; nếu xét nghiệm tại phòng khám tư chi phí khoảng 1 triệu đến 1,4 triệu/lần cho cả 2 xét nghiệm.
Nếu bạn phải thực hiện xét nghiệm Double Test và Triple Test hoặc phải chọc dò ối thì chi phí cho mỗi xét nghiệm này khoảng 500.000-1 triệu đồng/lần.
Chi phí các mũi chích ngừa mẹ bầu cần tiêm
Trước khi mang thai, bạn nên đi chích ngừa mũi: 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella), chi phí khoảng 350.000 đồng.
Trong thai kỳ, bạn cần chích ngừa 02 mũi viêm gan B (nếu sinh con thứ thì chỉ cần chích thêm 1 mũi nhắc) và 1 mũi ngừa uốn ván, chi phí chiếm khoảng 200.000-500.000 đồng trong ngân sách sinh con.
Chi phí cho sữa bầu
Cho dù bạn ăn đầy đủ các chất suốt thai kỳ thì cũng nên bổ sung sữa bầu để con có đủ chất (dĩ nhiên nếu bạn quá nghén sữa bầu, sợ sữa bầu thì không cần phải cố gắng).
Mỗi ngày bạn nên uống khoảng từ 1-3 ly sữa bầu mỗi ngày. Chi phí cho sữa bầu khoảng 3 triệu – 4 triệu đồng cả thai kỳ.
Chi phí trang phục bầu
Tốt nhất bạn nên tận dụng những váy áo rộng trong thời gian đầu thai kỳ – khi bụng vẫn còn thon gọn; hoặc dùng ké đồ bầu của người thân đã sinh con trước đó. Nếu không bạn phải sắm đồ bầu với chi phí dao động từ 300.000-600.000/bộ, thậm chí hơn.
Những đồ dùng mẹ bầu cần chuẩn bị cho lần vượt cạn
1. Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ
2. Vớ chân: 4-5 đôi
3. Dép đi trong nhà
4. Băng vệ sinh cho bà đẻ: 1 gói (vì vào bệnh viện đã được phát 1 gói rồi)
5. Quần lót giấy: vài cái (vì vào bệnh viện cũng được phát 1 gói)
6. Sữa bột hoặc sữa tươi
7. Ly thủy tinh (pha sữa/nước nóng uống cho mau xuống sữa mẹ) + muỗng
8. Nghệ tươi (dùng khi về nhà, bôi mặt+ toàn thân)
9. Dầu tràm/dầu khuynh diệp: bôi vào bàn chân, sau tai sau khi tắm cho ấm người.
Chi phí mua sắm cho con
Những vật dụng cần thiết như quần áo, vớ tay chân, khăn các loại, sữa tắm, dầu gội, tã bỉm, xà bông giặt đồ cho bé…, những thứ có thể cần đến như sữa, bình sữa, núm ti, thau tắm, ghế ăn dặm, xe tập đi, xe đẩy, giường cũi, đồ chơi… của con cũng là những khoản rất tốn kém. Nếu tiết kiệm mẹ có thể sắm được những sản phẩm thiết yếu này cho con trong khoảng 5 triệu đồng
A. Đồ vải:
1. Áo cho bé sơ sinh: tối thiểu 10 cái size nhỏ, 10 cái size lớn hơn
2. Tã vải (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo
3. Miếng tã lót để dán vào tã vải: 1 gói newborn 1 (em bé mau lớn nên không cần mua nhiều newborn 1), nhiều gói newborn 2 (bình quân 1 ngày sẽ dùng 8-10 miếng)
4. Tả bỉm (mặc khi đi ngủ, ra ngoài đi chích ngừa): 2 gói
5. Vớ tay, vớ chân: 10 đôi
6. Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái
7. Khăn lông lớn (để quấn người em bé, kê đầu cho em bé nằm, lau khô sau khi tắm): hơn 10 cái
8. Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng khi cho bú, lau người em bé, …)
9. Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp nilong không thấm): loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn: hơn 15 cái
10. Yếm (đắp ngực em bé khi ngủ): 10 cái
11. Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn: khoác cho bé khi đưa đi ra ngoài, đi chích ngừa (cu Bảo dùng áo này từ sơ sinh đến 18 tháng vẫn còn vừa)
B. Dụng cụ ăn uống:
12. 1 bình sữa mini, núm cao su mềm: cho bé bú trong những ngày đầu chưa có sữa mẹ, sau đó làm bình cho bé uống nước
13. 1 bình sữa cỡ vừa bằng thủy tinh, cổ to (sau này kết hợp làm ly pha bột cho bé): mình chỉ thấy bình Nuk của Đức được bán ở VN
14. 01 hộp sữa bột cho trẻ từ 0 tháng: cho bé bú khi sữa mẹ chưa xuống kịp
15. Ly + muỗng cho em bé uống nước (dùng đồ có sẵn trong nhà)
16. Bình thủy/hoặc bình giữ nhiệt: lấy nước ấm pha sữa cho bé, nước ấm cho mẹ uống
C. Dụng cụ vệ sinh:
17. Cây rữa bình sữa: không nên lựa loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra chỉ còn cái lõi phía trước khó chùi đáy bình sữa
18. Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố, hoặc cái võng mắc vào chậu tắm)
19. Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)
20. Chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau
21. Chậu đựng đồ dơ để giặt
22. Rơ lưỡi: 40 cái (khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mình tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng)
23. Gạc băng rốn: 10 cái (khoảng 2 hộp)
24. Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn/hoặc 2 hộp nhỏ
25. Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm
26. Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm
27. Nước muối nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ
28. 1 bình xịt nước biển (Sterimar-Pháp) để xịt cho bé hơn 3 tháng: dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về
29. Ống hút mũi: loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi bé, 1 đầu cho mẹ hút
30. Nhiệt kế: đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi chích ngừa
31. Cồn 70 độ (lau rốn sau khi tắm, lúc rốn chưa rụng)
32. Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.
33. Kem chống hăm (không nên dùng phấn rôm): tốt nhất là chỉ dùng miếng lót cho bé 1-2 tháng đầu, sau đó tập xi tè cho bé+giảm dần miếng lót
34. Dầu khuynh diệp/hoặc dầu chàm: nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da)
35. Dầu gội+ tắm cho bé
36. Dầu baby oil: 1 chai nhỏ (dùng khi em bé bị cứt trâu trên đầu)
37. Bô cho bé, nên lựa loại có lưng tựa, bô thấp vừa, tập ngồi bô khi bé biết ngồi
D. Những đồ linh tinh khác:
38. Rổ chữ nhật cỡ vừa để đầu giường: sắp sẵn những thứ bé cần dùng hàng ngày để thuận tiện thay đồ cho bé ngay trên giường, hoặc khi tắm cho bé thì đem cả rổ theo luôn: áo, tả vải, miếng lót, vớ tay chân, nón, kem chống hăm,…
39. Rổ chữ nhật lớn có nắp và quai xách: thuận tiện với mô hình nuôi con kiểu du mục (xách đi nơi khác)
40. Chiếu mỏng cho em bé nằm, bằng vải bố: để khi di chuyển em bé trên giường mà em bé đang ngủ thì chỉ cần kéo chiếu xịch qua.
41. Móc phơi đồ cho em bé: 20 móc cỡ nhỏ, 1 treo phơi đồ linh tinh
42. Nước giặt + xả đồ dành riêng cho trẻ sơ sinh: 1 bình giặt + 1 bình xả
Chi phí đi đẻ tùy theo sinh thường hay sinh mổ
Nhắc đến chuyện đi đẻ, điều đầu tiên các mẹ cần tính đến đó là việc lựa chọn bệnh viện. Với chi phí bình dân các mẹ có thể chọn các bệnh viện công với khoảng 3-5 triệu cho sinh thường và 5-7 triệu cho sinh mổ. Đây chính là lựa chọn tiết kiệm nhất.
Nếu lựa chọn các bệnh viện tư, chi phí cho mỗi lần sinh nở có thể lên đến 10-50 triệu đồng tùy vào bệnh viện và gói dịch vụ.
Chi phí sau khi sinh
“Cuộc chiến” của các mẹ lúc này mới bắt đầu. Có hàng trăm thứ các mẹ thấy mình cần phải sắm cho mình và cho con sẽ chiếm không ít trong ngân sách sinh con. Cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi sau khi sinh, có những trường hợp các mẹ phải thay cả tủ quần áo vì không còn mặc vừa những bộ đồ từ hồi con gái.
Lúc này mẹ hãy bình tĩnh và vạch ra một kế hoạch chi tiêu thông thái nhất. Thay vì ngay lập tức mua các bộ quần áo mới, mẹ có thể tận dụng lại các bộ đồ lúc mang bầu, vì lúc này dáng người mẹ vẫn chưa trở về như cũ ngay. Mẹ có thể chọn cho mình những chiếc quần co dãn, những chiếc áo rộng thoải mái. Mẹ cũng nên chú ý về những chiếc áo cho con bú,thấm sữa, trợ ti và những chiếc gen bụng phù hợp.
Và tốt nhất mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt cho sức khỏe của hai mẹ con, vừa giảm bớt chi phí cho sữa công thức (vô cùng tiết kiệm luôn ạ, mỗi tháng có thể bỏ ống heo ít nhất 1 triệu nếu mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu).
Tóm lại, việc mang thai, sinh con và nuôi con là một quá trình vô cùng vất vả của những ông bố bà mẹ cả về mặt thể chất, tinh thần và tiền bạc. Do đó, để chuẩn bị cho đứa con yêu bé nhỏ một sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tài chính xin gợi ý những khoản chi phí trên để các bạn có thể tham khảo nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét