Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Lường trước được hậu quả của trầm cảm sẽ giúp cho thai phụ có những cách phòng và chữa bệnh lý tốt nhất.
Phát hiện trầm cảm khi mang thai là một điều rất khó khăn, nhiều thai phụ không biết hoặc giấu đi việc mình mang bệnh, nên khi bệnh được phát hiện thì thường đã ở mức độ nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết hơn nhé !
Trầm cảm khi mang thai không nên coi thường
Dấu hiệu thai phụ mắc trầm cảm
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà thai phụ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện bệnh lý trầm cảm khi mang thai phổ biến như:
- Hay quên và giảm khả năng tập trung công việc cũng như các vấn đề cuộc sống
- Không quyết đoán: Đứng trước một vấn đề thai phụ khó có thể đưa ra quyết định hay sự lựa chọn của mình.
- Tâm trạng lo lắng: Giống như những bệnh nhân mang bệnh lý trầm cảm thì phụ nữ khi mang thai cũng luôn thường trực tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ở phụ nữ mang thai thì những lo lắng bắt nguồn từ tưởng tượng về đứa con trong bụng, lo lắng xem con có khỏe không, có bình thường không.. tạo nên áp lực quá lớn cho thai phụ
Tâm trạng lo âu, lo lắng là những biểu hiện của trầm cảm khi mang thai
- Tê liệu cảm xúc bản thân: Thai phụ thường không thể hiện rõ ràng về cảm xúc vui buồn của bản thân, không muốn gần gũi những người xung quanh kể cả chồng. điều này ảnh hưởng không nhỏ, làm cho bệnh ngày càng trầm trọng.
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ là vấn đề bình thường của phụ nữ khi mang thai, nhưng khi có những dấu hiệu như mộng du, ác mộng thì cần xem xét đến bệnh lý trầm cảm.
- Dễ cáu gắt, thay đổi cảm xúc
- Mệt mỏi, căng thẳng lo âu kéo dài do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong quá trình mang thai.
- Nhạy cảm, cảm giác tội lỗi bao trùm lên thai phụ
- Thường xuyên nghĩ đến cái sự bỏ cuộc, cái chết để giải thoát cho bản thân.
Nguyên nhân của trầm cảm khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Hiểu được các nguyên nhân gây ra bệnh lý sẽ giúp phòng và tránh được bệnh lý trầm cảm khi mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:
- Do thay đổi hormone: Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi về nội tiết tố Estrogen gây ra những rồi loạn, thay đổi trong cảm xúc và tâm lý, thai phụ nhạy cảm hơn với các vấn đề xảy ra, thường đây là những suy nghĩ tiêu cực do chính bản thân thai phụ nghĩ ra, nếu không được định hướng và giải tỏa tâm lý thai phụ sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm.
- Do chưa chuẩn bị tâm lý để làm mẹ: Những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn khi còn quá trẻ sẽ phải đối mặt với áp lực tâm lý rất lớn đó là làm mẹ. Do bản thân thai phụ chưa sẵn sàng tâm lý hoặc chưa đủ chín chắn, va vấp để làm tốt thiên chức của mình.
- Do yếu tố di truyền: Có nhiều nghiên cứu đã cho biết ADN là tác nhân gây ra bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm khi sinh thì thai phụ sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn người bình thường. Nên trước khi mang thai cần hiểu và biết vấn đề di truyền của gia đình để chuẩn bị những tâm lý tốt nhất để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.
- Do khó khăn trong các mối quan hệ: Trong mối quan hệ gia đình, nếu việc mang thai không nhận được sự đồng tình của người thân đặc biệt là chồng thì sẽ khiến cho người phụ nữ dễ mắc bệnh lý trầm cảm hơn. Vấn đề này thường đẩy người phụ nữ vào cảnh không có lối thoát, dễ hình thành những hành vi tự làm hại bản thân của người bệnh.
- Do những vấn đề không tốt xảy ra với thai nhi : Đối với thai phụ có thai nhi gặp vấn đề không tốt như chậm phát triển, dị tật, động thai thì khả năng bị trầm cảm của thai phụ là rất cao. Xuất phát từ sự thương con, bế tắc và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều dẫn đến những tổn thương tâm lý và trí não của thai phụ. Điều này là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai của thai phụ.
- Do những biến cố trước đó thai phụ gặp phải: Những vấn đề vô sinh hoặc sảy thai trước đó gây ra cho thai phụ những lo lắng, và sợ hãi về sự an toàn của thai nhi. Từ đó sẽ gây những tổn thương nhất định về tâm lý khi mang thai dễ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.
- Do bị lạm dụng tình dục và những vấn đề tâm lý trước đó : Những thai phụ có quá khứ bị lạm dụng tình dục hoặc bị bố mẹ, người thân bỏ rơi sẽ dễ bị tổn thương về tâm lý. Đã sẵn mang những vấn đề bản thân từ trước, cộng với sự thay đổi về tâm sinh lý khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, không lối thoát. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?
- Vấn đề kinh tế và tài chính: Đối với những gia đình không có đầy đủ về kinh tế và tài chính thì vấn đề này gây cho thai phụ những lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Suy nghĩ không có tiền, sợ con khổ, sợ không nuôi được con luôn thường trực trong đầu thai phụ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh lý trầm cảm.
Hậu quả của trầm cảm khi mang thai
Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
Dẫn đến nguy cơ sảy thai, đẻ non trước 36 tuần, thai nhi phát triển không tốt, những dị tật thai nhi đặc biệt là tật hở hàm ếch ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này
Thai nhi kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất mà điều thường thấy là cân nặng của trẻ sau sinh thường thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này như khả năng thích ứng với môi trường thấp, gia tăng nguy cơ mắc các bênh suy hô hấp và đau nhức cơ thể.
Đối với thai phụ
Thai phụ mang bệnh lý trầm cảm dễ gây ra những rủi ro như tự tử, từ bỏ thai nhi. Tâm lý lo lắng bất an rất dễ đưa thai phụ vào những ý nghĩ tiêu cực gây hại cho chính bản thân và thai nhi
Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một số áp lực quá lớn khiến thai phụ có thể sử dụng bia rượu và các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và trí não của người phụ nữ
Trải qua những rối loạn về tâm lý khiến thai phụ không tự chăm sóc tốt cho bản thân minh gây ra nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mà nặng nề nhất là ly hôn.
Không có khả năng chăm sóc tốt cho con, không gần gũi gắn bó với con, gây ra ảnh hưởng đến cả tính cách của con trẻ sau này.
Cách phòng chống bệnh trầm cảm khi mang thai
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý trầm cảm, phụ nữ mang thai có dấu hiệu trầm cảm cần được phát hiện sớm để có những phác đồ điều trị trầm cảm phù hợp. Trước khi để bệnh lý tấn công mình, thai phụ cần tìm hiểu rõ về biểu hiện, nguyên nhân của bệnh để giúp bản thân mình có những biện pháp phòng chống tốt nhất cho bệnh. Dưới đây là một số biện pháp các thai phụ có thể tham khảo:
T
- Nâng cao tình cảm gia đình: Đây là điều quan trọng giúp thai phụ luôn giữ được tinh thần tốt, lạc quan để chiến đấu với thời kì mang thai nhiều áp lực tiềm tàng
Điều chỉnh hành vi, lối sống giúp thai phụ cân bằng những áp lực trong cuộc sống nhất là tránh xa bệnh lý trầm cảm. Những việc làm hàng ngày tuy đơn giản nhưng giúp thai phụ cân bằng cuộc sống hiệu quả như: Đọc sách, nghe nhạc,làm những điều mình thích, rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp….
Hãy luôn nhớ mình đang sống trong hiện tại, không nên lo lắng về những vấn đề của tương lai, sẽ tránh được việc gây áp lực cho mình ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Khi có bất kỳ những suy nghĩ tiêu cực nào thì cần tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa lo lắng, căng thẳng, giúp định hướng bản thân vào những việc cho lợi cho bản thân và thai nhi.
Trầm cảm là một trong những vấn đề thai phụ thường gặp phải khi mang thai. Chớ xem thường bệnh lý này vì nó gây ra rất nhiều hệ lụy cho bản thân gia đình và xã hội. Hơn hết thai phụ cũng như gia đình cần chuẩn bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Đọc thêm: Bảng giá sàng lọc trước sinh nipt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét