Dưới đây xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội Gentis sẽ chia sẻ những thông tin về cao huyết áp trong thời kỳ mang thai và cách để chăm sóc bản thân cũng như thai nhi luôn khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày.
Cao huyết áp thai kì và những điều cần biết
Thế nào là cao huyết áp trong thời kỳ mang thai?
Huyết áp cao hay tăng huyết áp được định nghĩa là khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 130/80mm Hg. Tình trạng này là mối quan tâm lớn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt thì tình trạng huyết áp cao khi mang thai không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Vì vậy, cách tốt nhất chính là việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn bé. Và bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến chứng bệnh này và những loại thuốc mà mẹ có thể sử dụng trong thai kỳ.
Những rủi ro của cao huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai dẫn tới nhiều nguy cơ khác nhau, gồm:
– Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Điều này làm giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai, có thể làm bé chậm tăng trưởng và nhẹ cân khi chào đời.
– Nhau bong non: Nhau thai sớm tách khỏi tử cung. Nhau bong non có thể làm bé ngạt thở do thiếu oxy và gây chảy máu cho mẹ.
– Sinh non.
– Tăng nguy cơ bệnh tim mạch cho mẹ về sau: Những người mẹ bị tiền sản giật (với dấu hiệu huyết áp cao và protein trong nước tiểu sau tuần 20) có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch sau sinh, dù huyết áp trở lại bình thường.
-Hội chứng HELLP: HELLP là biến chứng thai kỳ đặc trưng liên quan đến hiện tượng tan máu, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng và đây được xem là biến chứng của tiền sản giật.
Các triệu chứng liên quan đến HELLP bao gồm: buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng trên… Vì hội chứng HELLP có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, vậy nên cần sự can thiệp khẩn cấp từ bác sĩ để làm giảm huyết áp và trong một số trường hợp, sản phụ có thể phải tiến hành sinh non.
Huyết áp thai kỳ có thể mang lại những rủi ro nguy hiểm cho mẹ bầu
Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng bị cao huyết áp ở phụ nữ mang thai
Có một vài yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị huyết áp cao ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai là:
Cách sống
Lựa chọn lối sống không lành mạnh kết hợp với chế độ ăn uống không kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp khi mang thai. Thừa cân hoặc béo phì, hoặc không vận động là những yếu tố nguy cơ chính gây ra tình trạng cao huyết áp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Mang thai đôi hoặc thai đa
Phụ nữ trải qua lần mang thai đầu tiên có nhiều khả năng bị huyết áp cao. Tuy nhiên nếu kiểm soát tốt mẹ bầu sẽ có ít khả năng mắc lại ở những lần mang thai tiếp theo. Ngoài ra, những sản phụ mang thai đôi hoặc hơn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn phụ nữ mang thai đơn, bởi vì cơ thể lúc này sẽ phải hoạt động gấp nhiều lần để nuôi dưỡng các em bé.
Tuổi tác
Tuổi tác cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc cao huyết áp, cụ thể phụ nữ mang thai trên 35 tuổi sẽ có tỷ lệ bị cao hơn so với độ tuổi từ 20 đến 30.
Ngoài ra, những phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai có nguy cơ cao bị mắc các biến chứng liên quan trong thai kỳ so với những người có huyết áp bình thường.
Cách sống, tuổi tác và mang thai đa là những yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở sản phụ
Các hình thức cao huyết áp thai kỳ
Một số trường hợp, cao huyết áp xuất hiện từ trước khi mang thai. Một số trường hợp khác, cao huyết áp xuất hiện khi đã mang thai.
– Cao huyết áp mãn tính: Cao huyết áp xuất hiện từ trước khi mang thai, tiếp tục phát triển khi đã mang thai, thậm chí có thể kéo dài hơn 12 tuần sau sinh.
– Cao huyết áp thai kỳ: Cao huyết áp xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ và thường biến mất sau sinh.
– Tiền sản giật: Cao huyết áp mãn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ đều có thể dẫn tới tiền sản giật. Nếu không được điều trị, nó có thể gây biến chứng thậm chí tử vong cho mẹ và bé.
Những điều cần biết về tiền sản giật: Dấu hiệu của tiền sản giật có thể xuất hiện dần dần hoặc đột ngột, thường trong vài tuần cuối của thai kỳ, có thể gồm:
+ Liên tục đau đầu.
+ Thay đổi thị lực, gồm mờ mắt, có đốm nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng.
+ Đau bụng trên, thường dưới xương sườn ở bên phải.
+ Buồn nôn hoặc nôn mửa, khó thở
+ Chức năng gan suy giảm
+ Giảm mức độ tiểu cầu trong máu
+ Protein dư thừa trong nước tiểu (protein niệu)
+ Đột ngột tăng cân, có thể tăng tới 2,3kg một tuần và sưng phù ở mặt và tay (tuy nhiên thì triệu chứng này cũng xảy ra ở những phụ nữ mang thai bình thường nên chỉ xuất hiện dấu hiệu này thì chưa thể kết luận sản phụ bị tiền sản giật)
Nếu phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật, thai phụ sẽ được bác sĩ giám sát chặt chẽ. Nghỉ ngơi tại nhà hoặc tại bệnh viện có thể được chỉ định cho thai phụ, hoặc nghiêm trọng hơn sản phụ sẽ được chỉ định sinh sớm.
Làm thế nào để phát hiện chứng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai?
Thường xuyên theo dõi huyết áp chính là một phần quan trọng trong quá trình dưỡng thai trước khi sinh. Nếu sản phụ bị tăng huyết áp mãn tính thì các bác sĩ sẽ xem xét tiến hành đo huyết áp và dựa vào chỉ số sau để đánh giá mức độ huyết áp ở sản phụ. Theo đó:
Huyết áp cao: là trường hợp khi huyết áp tâm thu dao động từ 120-129mm Hg và huyết áp tâm trương dưới 80mm Hg.
Tăng huyết áp giai đoạn 1: Là khi huyết áp tâm thu dao động từ 130 đến 139mm Hg hoặc huyết áp tâm trương dao động từ 80 đến 89mm Hg.
Tăng huyết áp giai đoạn 2: là tình trạng nặng hơn khi huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên.
Sau 20 tuần mang thai, nếu huyết áp vượt quá 140/90 mm HG, được ghi nhận trong hai lần trở lên, cách nhau ít nhất bốn giờ, không có bất kỳ tổn thương nội tạng nào khác thì được kết luận là tăng huyết áp thai kỳ.
Lưu ý về thuốc chống cao huyết áp
Bất cứ thuốc nào bạn uống trong thời kỳ mang thai đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Mặc dụ một số thuốc hạ huyết áp được coi là an toàn khi mang thai nhưng có một số loại, chẳng hạn như angiotensin-converting enzyme (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) và thuốc ức chế renin được khuyên là cần tránh khi mang thai.
Nếu bạn cần hạ huyết áp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc thích hợp cho bạn. Nên uống thuốc theo quy định. Tránh ngưng uống thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng.
Tìm hiểu về thuốc cao huyết áp cho phụ nữ có thaiMột vài lưu ý dành cho sản phụ không may mắc chứng huyết áp cao
Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sản phụ sinh sớm trước ngày dự kiến. Thời điểm sinh sẽ được quyết định dựa trên chỉ số huyết áp, có hay không tổn thương cơ quan nội tạng ở giai đoạn cuối và liệu em bé có bị biến chứng hay không.
Nếu sản phụ bị tiền sản giật với diễn biến nghiêm trọng hơn, sản phụ có thể được cho dùng thuốc trong khi chuyển dạ để giúp ngăn ngừa co giật.
Ngoài ra, phụ nữ bị huyết áp cao, ngay cả trường hợp đang sử dụng thuốc thì vẫn khuyến khích cho em bé bú khi được sinh ra. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ và hỏi rõ thông tin liệu thuốc đang sử dụng có ảnh hưởng gì đến nguồn sữa cho em bé bú hay không.
Chuẩn bị gì khi có thai nếu đã từng bị cao huyết áp?
Nếu bạn từng bị cao huyết áp, bạn nên đi khám sức khỏe trước khi có ý định mang thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và điều trị cho bạn. Nếu bạn đang thừa cân, bác sĩ có thể khuyên bạn giảm cân trước khi muốn thụ thai. chỉ số nguy cơ hội chứng down ở thai nhi là bao nhiêu ?
Khám thai
Trong thời gian mang thai, bạn sẽ cần đi khám thai thường xuyên hơn. Trọng lượng và huyết áp của bạn sẽ được kiểm tra ở mỗi lần khám. Bạn cũng có thể cần được làm xét nghiệm máu và nước tiểu thường xuyên.
Siêu âm giúp theo dõi sự phát triển của bé. Kiểm tra nhịp tim thai cũng là cách giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe thai nhi ở người mẹ bị cao huyết áp. Bác sĩ cũng sẽ gợi ý cho bạn cách đếm chuyển động của thai hàng ngày.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với chứng huyết áp cao, chẳng hạn như béo phì, có thể được giảm thiểu thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Khi mang thai, việc tăng cân là rất bình thường và nếu quá lo lắng thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về mục tiêu tăng cân và cách duy trì cân nặng hợp lý trong suốt thai kỳ. Mỗi người phụ nữ sẽ có chế độ ăn uống khác nhau nên điều cần thiết là tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để giúp tạo ra chế độ ăn hợp lý, khoa học dựa trên chỉ số chiều cao và cân nặng cụ thể của sản phụ.
Biểu đồ chế độ ăn uống cho bệnh nhân cao huyết áp
Tránh xa thuốc lá và rượu
Cả thuốc lá và rượu đều là những tác nhân gây tăng huyết áp và các biến chứng khác khi mang thai. Vậy nên cần tránh xa hai thứ đó nếu không muốn những nguy cơ xấu xảy ra cho cả mẹ và bé.
Giảm căng thẳng
Mang thai gây ra sự thay đổi hormone cũng như thay đổi tâm lý và thể chất. Điều này có thể gây căng thẳng, khiến huyết áp cao khó kiểm soát hơn. Vì thế sản phụ có thể giảm căng thẳng bằng việc tập yoga và thiền mỗi ngày.
Nếu huyết áp cao không được điều trị trong thai kỳ, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé. Trong đó, rối loạn tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vậy nên, điều quan trọng nhất là hãy theo dõi cẩn thận và thực hiện một số thay đổi lối sống để có thể làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng do huyết áp cao.
Đọc thêm: xét nghiệm nipt là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét