Tình trạng cao huyết áp ở phụ nữ có thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của sản phụ. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Cùng sàng lọc trước sinh không xâm lấn GENTIS tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Phụ nữ mang thai nên dùng thuốc cao huyết loại nào ?
Các loại cao huyết áp khi mang thai
Ở phụ nữ mang thai khi bị cao huyết áp chủ yếu do đường truyền máu nuôi kém nên thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân, suy dinh dưỡng và có thể dẫn đến tình trạng sinh non.
Trong quá trình khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành đo kiểm tra huyết áp. Nếu huyết áp được đo vượt ngưỡng 130/80mm Hg (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương) thì được nhận định là tình trạng cao huyết áp.
Huyết áp cao có thể xuất hiện trước khi mang thai hoặc xảy ra trong quá trình mang thai. Vì thế, tình trạng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai có thể chia làm các nhóm sau đây:
Cao huyết áp mãn tính: tình trạng cao huyết áp mãn tính đã xuất hiện từ trước khi có thai hoặc xảy ra trước tuần 20 của thai kỳ. Nhưng vì huyết áp cao thường không có quá nhiều triệu chứng nên khó có thể xác định khi nào bắt đầu và đôi khi chỉ được biết đến khi đi khám thai định kỳ.
Tăng huyết áp thai kỳ: tình trạng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ nhưng không có các biểu hiện của tiền sản giật. Nếu phụ nữ mang thai mắc phải chứng bệnh này thì không cần quá lo lắng vì huyết áp sẽ trở về bình thường sau khi sinh em bé.
Tiền sản giật: đây được xem là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ lẫn bé với các biểu hiện: cao huyết áp, phù, protein niệu. Tiền sản giật thường xảy ra ở sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Huyết áp cao có thể xuất hiện trước khi mang thai hoặc xảy ra trong quá trình mang thai
Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật sẽ chuyển sang cơn sản giật: thai phụ sẽ chuyển sang hôn mê do nhiễm độc huyết tiến triển, gây ra những biến chứng ở não (đau đầu, co giật), ở mắt (mờ mắt), ở gan (đau vùng bụng)… và có thể dẫn đến tử vong.
Trước đây, tiền sản giật chỉ được chẩn đoán nếu một phụ nữ mang thai bị cao huyết áp và xuất hiện protein trong nước tiểu. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nay đã nhận định phụ nữ có thể bị tiền sản giật ngay cả khi không có protein trong nước tiểu. đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cao huyết áp ở sản phụ
Có một số nguyên nhân có thể gây ra huyết áp cao khi mang thai, bao gồm:
- Tình trạng thừa cân hoặc béo phì
- Không hoạt động thể chất
- Thói quen hút thuốc lá và uống rượu
- Phụ nữ mang thai lần đầu
- Tiền sử gia đình bị tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ
- Mang thai đôi hoặc đa thai
- Mang thai khi tuổi cao (trên 35)
- Mắc bệnh tiểu đường
- Áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản
Huyết áp cao ảnh hưởng như thế nào đối với mẹ và thai nhi?
Phụ nữ gặp huyết áp cao khi mang thai có nhiều rủi ro khác nhau.
Trong đó:
- Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Nếu nhau thai không nhận đủ máu, em bé có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm, nhẹ cân hoặc sinh non. Sinh non có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác cho em bé.
- Nhau bong non: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ về tinh trạng nhau thai tách ra khỏi thành bên trong tử cung trước khi sinh, nguy hiểm hơn có thể gây chảy máu nặng và đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Em bé phát triển chậm: Tăng huyết áp có thể dẫn việc tăng trưởng chậm hoặc giảm sự phát triển của em bé.
- Tổn thương đến các bộ phận cơ thể của mẹ: Tình trạng cao huyết áp còn gây tổn thương tới các cơ quan chức năng khác của cơ thể người mẹ. Nếu không kiểm soát không tốt tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương não, tim, phổi, thận, gan và các cơ quan khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể đe dọa đến tính mạng.
- Sinh non: Đôi khi việc sinh nở sớm là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng của cao huyết áp, trong đó có khả năng đe dọa đến tính mạng của sản phụ.
- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai: Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch trong tương lai. Tỷ lệ mắc bệnh càng cao nếu sản phụ bị tiền sản giật nhiều lần hoặc sinh non do bị huyết áp cao.
Phụ nữ gặp huyết áp cao khi mang thai có nhiều rủi ro khác nhau
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc để điều trị cao huyết áp không?
Dù dùng thuốc trong quá trình mang thai có thể đem tới những biến chứng không thể lường trước cho sức khỏe của sản phụ và thai nhi, thì đối với những trường hợp cao huyết áp, bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn một vài loại thuốc để điều trị. Điều quan trọng nhất là sản phụ phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tùy ý sử dụng thuốc nếu không muốn xảy ra những nguy cơ đáng tiếc.
Những loại thuốc cao huyết áp được sử dụng
Các thuốc cao huyết áp sau đây là những thuốc được ưu tiên chọn lựa hàng đầu trong điều trị cao huyết áp cho PNCT, do những thuốc này có tính an toàn, không gây những tác hại cho thai nhi và thai phụ.
– Methyldopa (aldomet): thuốc cao huyết áp tác động trên hệ thần kinh trung ương; được chỉ định điều trị cao huyết áp và cao huyết áp ở phụ nữ mang thai. Thuốc thường ở dạng viên với hàm lượng 250mg hoặc 500mg.
– Labetalol (trandate): thuốc cao huyết áp chẹn đồng thời ức chế thụ thể ở mạch ngoại vi, làm giảm sức cản ngoại vi gây hạ huyết áp.Thuốc dùng an toàn cho phụ nữ mang thai. Thuốc có thể ở dạng viên thường với hàm lượng 100mg hoặc 200mg hay ở dạng thuốc tiêm.
– Hydralazin (Apresolin): thuốc giãn mạch và giảm sức cản ngoại vi nên có tác dụng hạ huyết áp. Thường dùng dưới dạng thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch trong điều trị cao huyết áp cấp ở phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
Các loại thuốc cao huyết áp không được sử dụng
Các thuốc cao huyết áp thuộc các nhóm sau đây không được sử dụng trong điều trị cao huyết áp cho PNCT, do các thuốc này khi vào cơ thể sẽ vượt qua nhau thai gây tác hại cho thai nhi như: hạ huyết áp, vô niệu, suy thận… và nghiêm trọng hơn là gây ra dị dạng, quái thai, thậm chí tử vong thai nhi.
– Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) như: captopril, enalapril…
– Nhóm thuốc đối kháng canxi như: nifedipin, amlodipin…
– Nhóm thuốc chẹn như: atenolol, propanolol…
– Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin như: losartan, ibersartan…
– Nhóm thuốc lợi tiểu như: furosemid, hydrochlorothiazid…
Điều thai phụ nên làm để ngăn ngừa các biến chứng
Chăm sóc tốt bản thân là cách giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.
– Đi khám thai đầy đủ.
– Dùng thuốc hạ huyết áp theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
– Nghỉ ngơi theo khuyến nghị của bác sĩ.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
– Kiểm soát cân nặng.
– Tránh rượu, hút thuốc.
Cao huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thời kỳ mang thai nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vậy nên các sản phụ nên chú ý kiểm tra huyết áp thường xuyên và thực hiện chế độ dưỡng thai thật khoa học để ngăn ngừa được những nguy cơ xấu có thể xảy ra.
Đọc thêm: chọc ối là gì ? Vì sao nên chọc ối ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét