Trong thai kỳ, không ít bà bầu bị ngứa ngáy, khó chịu toàn thân, từ bụng, cổ, ngực, tay, chân đến cả vùng kín. Có đến 14% bà bầu bị ngứa và ngứa thường xuất hiện vào tháng thứ 2 của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa như: biến đổi về sinh lý, hormone thai kỳ, do nóng trong thai kỳ… Tuy nhiên, nó cũng có thể là chứng bệnh da liễu kéo dài gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, bà bầu không nên chủ quan bỏ qua mà cần theo dõi để tránh những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Bài viết này hãy cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !
Ngăn ngừa nguy cơ bị ngứa khi mang thai
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mẩn ngứa trong thai kỳ. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự thay đổi hormone từ quá trình mang thai cùng với sự phát triển của thai nhi làm cho tử cung phát triển và khiến da bị giãn, khô và trở nên khó chịu, ngứa ngáy. Ngoài ra, bà bầu có thể bị ngứa vì có tiền sử da khô, hoặc bị dị ứng các loại thức ăn nạp vào cơ thể, thời tiết thay đổi, căng thẳng tinh thần,…
Do phản ứng miễn dịch của cơ thể nên khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng thì cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian nên sẽ xuất hiện các nốt mẩn ngứa trên da. Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ) trong da khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy. Thông thường, các mẹ bị ngứa trong trường hợp này sẽ tự động hết sau khi sinh và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, bị ngứa khi mang thai còn do mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ngứa hậu môn; bị rạn da quá mức,… Viêm nang lông trong thai kỳ cũng có thể tạo nên cơn ngứa, với dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, thường nổi ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng,…
“Ngứa” thế nào là nguy hiểm?
Nếu chỉ là những xáo trộn, thay đổi hormone thai kỳ gây ra những cơn ngứa thì mẹ bầu không cần phải lo lắng. Nhưng ngược lại, cũng có những trường hợp bà bầu bị ngứa bất thường do những nguyên nhân về bệnh lý. Trong đó, mẹ bầu có thể bị khô da và ngứa do chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông). Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da. Nếu mẹ bầu bị chứng ứ mật thì phải kịp thời đến bệnh viện điều trị bởi vì khi mắc bệnh này mẹ bầu có nhiều nguy cơ sinh non, thai bị ngạt trong tử cung và mất máu nhiều sau sinh, tỷ lệ thai nhi tử vong cao. Bệnh cũng gây ra các cơn ngứa khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.
Nhiều mẹ bầu bị cơn ngứa quá mức nên cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người, gãi nhiều dẫn đến trầy xước da, chảy máu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của mẹ bầu và ảnh hưởng đến cả thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu bị ngứa cũng có thể do mắc chứng thủy đậu, herpes… Lúc này sẽ có kèm theo triệu chứng phát ban và sốt. Cũng có khả năng các mẹ bị ngứa kèm với tổn thương ngoài da do mắc chứng chàm bội nhiễm, vảy nến,… hay thậm chí ngứa vùng kín kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo thì có thể mẹ bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Tìm hiểu thủ thuật chọc ối là gì ?
Khi nào nên đi thăm khám da liễu?
Khi bị ngứa bà bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống trị ngứa khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám để được kê toa phù hợp trong thai kỳ. Khi bị ngứa kèm theo một số biểu hiện dưới đây bà bầu nên đi khám da liễu để bác sĩ đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời:
- Bà bầu bị ngứa khắp người kèm dấu hiệu vàng da. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh mật kém lưu thông.
- Bà bầu bị ngứa, phát ban và kèm sốt. Đây thường là dấu hiệu của bệnh thủy đậu, herpes…
- Ngứa kèm tổn thương ngoài da là dấu hiệu của bệnh da liễu như chàm, vẩy nến.
- Bị ngứa kèm cảm giác nóng rát âm đạo: Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.
Bà bầu bị ngứa cần làm gì?
Khi bị ngứa bà bầu cần theo dõi xem có kèm theo những biểu hiện nóng sốt nào không, tình trạng ngứa có trầm trọng hay không. Nếu cơn ngứa càng kéo dài thì cần điều trị sớm vì nó dễ tạo cảm giác khó chịu, bứt rứt cho thai phụ.
Nếu như không nằm trong trường hợp nguy hiểm thì mẹ có thể sử dụng thuốc kem bôi theo chỉ định của bác sĩ và tăng cường ăn nhiều trái cây giàu vitamin và rau tươi, uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng cho máu lưu thông tốt. Mẹ bầu cần hạn chế các loại đồ ăn cay nóng như: ớt, tỏi, hẹ… Đặc biệt cần tránh gãi, cào vào chỗ ngứa bởi càng gãi thì lớp da càng bị kích thích và dẫn đến ngứa ngáy hơn
Ngăn ngừa nguy cơ bị ngứa khi mang thai
-Bà bầu nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là trong mùa nóng. Lựa chọn trang phục thông thoáng, thấm hút mồ hôi.
-Tránh tắm nước nóng quá lâu, cách này chỉ làm tình trạng khô và ngứa trở nên trầm trọng hơn.
-Chọn sữa tắm với độ pH vừa phải, không gây kích ứng, phù hợp với làn da nhạy cảm. Sữa tắm không phù hợp có thể tăng cảm giác ngứa ngáy. Bầu cũng có thể tắm với bột yến mạch, vừa giúp mịn da vừa giúp giảm ngứa hiệu quả.
-Không nên dùng xà phòng, các loại mỹ phẩm làm đẹp dễ gây kích ứng, chứa nồng độ xút cao.
-Dùng khăn mát hoặc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa nhằm giảm cảm giác khó chịu.
-Tuyệt đối không cào, gãi hay tác động lực mạnh khi ngứa, bởi nó chỉ làm vùng da ở đó thêm ngứa ngáy, tổn thương. Bầu cũng nên cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với chỗ da ngứa.
-Nếu bà bầu bị ngứa vùng kín, cần giữ vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng. Bầu có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để giữ vùng kín khô thoáng hằng ngày. Nhớ đừng nên lạm dụng, vì nó có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.
-Tình trạng ngứa khi mang thai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bầu ăn phải những thực phẩm gây dị ứng. Nếu nhạy cảm với bất cứ món nào, tuyệt đối tránh xa. Thay vào đó, tăng cường nạp thực phẩm giàu vitamin A, uống nhiều nước đều đặn hằng ngày.
-Để làm dịu cơn ngứa, mẹ bầu có thể dùng kem vitamin E, chống rạn da để thoa lên vùng da khó chịu. Khi xoa ở vùng bụng dưới hay bầu ngực, massage nhẹ nhàng, không tác động mạnh dễ kích thích co bóp tử cung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét