Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi lớn nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển tốt của bào thai. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, bà bầu cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong thai kỳ, điều này không chỉ khiến bà bầu thoải mái, dễ chịu mà còn giúp cho sự ra đời của bé yêu khoẻ mạnh và thông minh hơn. Dưới đây là một số lưu ý về việc vệ sinh trong thai kỳ bà bầu nên biết cùng xét nghiệm trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !
Một vài lưu ý quan trọng trong việc vệ sinh ở thai kì
1, Vệ sinh thân thể khi mang thai
Phụ nữ mang thai cần luôn giữ vệ sinh thật tốt. Bà bầu cần giữ da sạch hàng ngày để tăng độ hô hấp cho da, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi, giảm nhẹ hoạt động của thận.
Tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, sạch. Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non. Nơi tắm phải kín đáo, tránh gió lùa, không tắm vào sáng sớm và đêm khuya. Đặc biệt không tắm nước quá nóng, bởi nhiệt độ nước quá nóng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Không được ngâm mình trong nước nóng hoặc nước lạnh, vì chúng có khả năng gây ra các cơn co thắt tử cung.
Quần áo nên mặc rộng rãi, thoáng, hút ẩm (tốt nhất là bằng vải sợi bông, không pha nylon). Khi gội đầu nên ngồi trên ghế vì đứng và cúi sẽ mau mỏi do máu dồn xuống chân quá nhiều. Những tháng cuối nên chọn tư thế gội đầu sao cho thuận tiện nhất.
Cách tắm an toàn dành cho bà bầu:
- Vệ sinh vùng ngực: Lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những cơn đau, có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Khi rửa, dùng bông lau nhẹ để cặn bẩn ra khỏi đầu vú, không dùng móng tay cạy rất dễ trầy sướt nhiễm trùng. Mặc áo nịt ngực loại mềm vừa vặn, không độn, không nên có gọng kim loại, bằng cotton dễ thấm mồ hôi.
- Vệ sinh vùng rốn: Đây là phần bà bầu cần chăm sóc kỹ nhất khi tắm bởi nó là mối liên hệ trực tiếp giữa mẹ và bé. Cũng như vùng ngực, các mẹ tuyệt đối không chà mạnh mà có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch và lau rửa. Thực hiện chẩn đoán trước sinh giúp các mẹ bầu an tâm hơn khi vượt cạn và có một thai kì khỏe mạnh nhất !
- Vệ sinh vùng nách: Thường nách của thai phụ sẽ trở nên sẫm màu hơn và ra nhiều mồ hôi. Nguyên nhân là sự gia tăng các sắc tố da và sự hoạt động của các tuyến bài tiết mồ hôi. Xà phòng tắm và chanh lúc này sẽ là những trợ thủ đắc lực để bà bầu đánh bay mùi hôi và lưu lại mùi thơm mát.
- Vệ sinh vùng kín: Trong thời gian mang bầu, bộ phận sinh dục thường tiết dịch nhiều hơn bình thường vì thế cần phải thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày, nên thay ngay sau những lần đại tiện hoặc cảm thấy ướt át khó chịu. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục không nên thò tay sâu vào bên trong, rửa âm hộ trước rồi sau cùng là hậu môn. Quần lót phải khô thoáng, chỉ khi tiết dịch quá nhiều mới dùng băng vệ sinh hàng ngày và không dùng kéo dài gây ứ đọng mồ hôi dẫn đến viêm nhiễm. Nếu mẹ bầu thấy có những dầu hiệu bất thường thì nên đi khám phụ khoa để có những can thiệp kịp thời, đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
2, Vệ sinh môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh cần sạch sẽ và tuyệt dối khử trùng. Khi mang thai nên tránh xa các loài chó, mèo vì lông các loài vật này có thể gây dị ứng. Ngoài ra ký sinh trùng trên chó, mèo sẽ có thể gây bệnh Toxoplasmose dẫn đến tổn thương võng mạc hoặc não của bào thai. Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói. Trong quá trình làm việc, cần tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để bảo vệ sức khoẻ bà bầu và thai nhi. Đồng thời không tiếp xúc với người bị ốm, cảm cúm để phòng lây bệnh.
3, Vệ sinh răng miệng và đường hô hấp
Thời kỳ mang bầu, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi lớn và thường xuyên xuất hiện các vấn đề về răng miệng như chảy máu chân răng, sưng lợi…Do đó, bà bầu nên đến bác sĩ nha khoa để lấy cao răng, và thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Trường hợp, bị nghén nặng dẫn đến nôn mửa nhiều, cần đánh răng nhiều lần trong ngày hơn và súc miệng sạch để vi khuẩn ra ngoài. Xúc miệng, nhỏ mắt, nhỏ mũi thường xuyên để bảo đảm vệ sinh đường hô hấp.
4, Vệ sinh trong dinh dưỡng
Dinh dưỡng đối với các bà bầu luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng tốt và có lợi cho sức khỏe bà bầu. Dưới đây là những thức ăn cần tránh khi mang thai bà bầu có thể tham khảo để đảm bảo vệ sinh trong khi ăn uống nhằm tránh nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến thai nhi:
- Các món ăn chưa nấu chín kỹ: Sushi, các món gỏi và lẩu không nên ăn trong thời kỳ mang thai. Các món ăn chưa được nấu chín kỹ có thể tiền ẩn rất nhiều nguy cơ đối với bà bầu cũng như bé. Chúng có thể làm bà bầu bị ngộ độc thức ăn, đau bụng hay bị nhiễm khuẩn và sán.
- Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao: Cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá mú biển có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển trí não của thai nhi, cụ thể gây ra hiện tượng não không phát triển. Vì vậy các bà bầu tránh ăn các loại cá này.
- Các loại thực phẩm khác nên tránh: Đồ hộp và các loại thức ăn nhanh, các chế phẩm từ thịt như xúc xích, jambon, thịt muối hay các chế phẩm khác từ thịt, gan động vật, các chế phẩm từ bơ, sữa chưa qua tiệt trùng, thực phẩm gây dị ứng… bà bầu cần tránh sử dụng khi mang thai, bởi đây là những thực phẩm thường không đảm bảo vệ sinh và không an toàn cho mẹ và bé.
Tóm lại, để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, các bà bầu nên lưu ý về việc vệ sinh trong thai kỳ. Việc đảm bảo vệ sinh khi mang thai sẽ giúp các chị em tránh được những căn bệnh nguy hiểm, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ bé yêu an toàn trong suốt thai kỳ. Là tiền đề cho bé thông minh, khỏe mạnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Đọc thêm: chọc ối là gì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét