Khi bạn đang mang thai, bạn đang tạo máu cho hai người, điều này khiến bạn dễ bị thiếu sắt hơn. Vậy bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày? Bổ sung sắt đúng cách như thế nào? Hôm nay Dinh dưỡng bà bầu sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn các vấn đề này trong bài viết sau đây cùng nipt illumina gentis nhé.
Chia sẻ lượng sắt mỗi ngày dành cho bà bầu
Tại sao bà bầu cần bổ sung sắt?
Ngay cả trước khi mang thai, sắt vẫn luôn cần thiết với cơ thể bạn vì các nguyên nhân sau:
- Sắt tạo ra hemoglobin, protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy đến các tế bào khác
- Là một thành phần quan trọng của myoglobin – một loại protein cung cấp oxy cho cơ bắp của bạn, collagen – một protein trong xương, sụn, và các mô liên kết khác và nhiều enzym
- Sắt góp phần duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
- Và sắt đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai, đây là lý do tại sao:
- Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên cho đến khi bạn có nhiều máu hơn 50% so với bình thường. Sắt là khoáng chất cần thiết lúc này để tạo hemoglobin.
- Bạn cần thêm sắt cho thai nhi đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ ba.
- Một số phụ nữ cần nhiều sắt hơn do họ từ khi bắt đầu mang thai đã không đủ lượng sắt cung cấp.
- Thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ có liên quan đến sinh non, trẻ sinh thiếu cân và tử vong ở trẻ sơ sinh.
Mẹ lưu ý các biểu hiện phổ biến nhất của thiếu sắt khi mang thai là thở hổn hển và thấy mệt mỏi. Nếu có các dấu hiệu này mẹ nên đến bệnh viện để có cách xử lý vấn đề sớm tránh kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?
Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể mẹ cần ít nhất là 27 mg mỗi ngày. Đối với người có ý định mang thai bạn nên kiểm tra sức khỏe trước để xác định có cần phải bổ sung sắt không. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bạn nên bổ sung sắt khoảng 30 mg mỗi ngày từ trước khi có ý muốn mang thai từ 3-6 tháng.
Nguồn thực phẩm giàu sắt dành cho bà bầu
Có 2 dạng sắt phổ biến heme iron và nonheme iron. Sắt heme chỉ được tìm thấy trong các nguồn động vật và cơ thể bạn dễ hấp thụ hơn. Nonheme sắt có trong thực vật và các chất bổ sung sắt. Thêm vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu sắt là cách bổ sung sắt cho bầu hiệu quả và an toàn. Các thực phẩm tiêu biểu cho nhóm giàu sắt như gan, thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, lòng đỏ trứng, các loại rau lá xanh, các loại đậu đỗ, nhóm ngũ cốc, một số loại hạt,… Lưu ý là một thực phẩm có thể bổ sung nhiều chất, nên cân đối liều lượng để tạo nguồn cung cấp dinh dưỡng hợp lý nhất. Ví dụ Gan cung cấp nồng độ sắt rất cao, nhưng nó cũng chứa một lượng lớn vitamin A, vì vậy tốt nhất bà bầu nên hạn chế ăn một hoặc hai phần ăn mỗi tháng trong thai kỳ.
Các thực phẩm tiêu biểu cho nhóm giàu sắt như gan, thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, lòng đỏ trứng, các loại rau lá xanh, các loại đậu đỗ, nhóm ngũ cốc, một số loại hạt,…
Để tăng cường quá trình hấp thụ sắt, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:
- Sử dụng chảo gang khi chế biến thức ăn. Một số thực phẩm có độ ẩm và tính axit như nước sốt cà chua, đặc biệt tốt khi ngâm sắt theo cách này.
- Kết hợp thêm một nguồn vitamin C khác như nước cam, dâu tây, hoặc bông cải xanh trong mỗi bữa ăn sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu sắt tốt hơn.
- Nhiều loại thực phẩm lành mạnh có chứa “chất ức chế sắt”, là những chất tự nhiên có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt. Ví dụ về các chất ức chế sắt bao gồm phytates trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu , polyphenol trong cà phê và trà , oxalat trong thực phẩm đậu nành và rau bina, và canxi trong các sản phẩm sữa.
Phụ nữ mang thai có nên uống bổ sung sắt không?
Trường hợp chế độ dinh dưỡng không giúp bạn nhận đủ sắt hoặc phụ nữ bắt đầu mang thai mà thiếu hụt sắt và không thể tăng lượng sắt thông qua chế độ ăn uống. Bạn nên có một cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa và tham khảo thêm về việc bổ sung khoáng chất. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc bổ sung chất sắt khi chưa có tư vấn từ bác sĩ.
Thiếu hoặc thừa sắt đều nguy hiểm với bà bầu
- Khi cơ thể bà bầu không có đủ chất sắt, sẽ ảnh hưởng đến việc tạo hemoglobin dẫn đến thiếu máu. Tình trạng này làm mẹ bầu mất năng lượng, khó chống nhiễm trùng và gây nhiều triệu chứng khác nếu bạn bị nặng.
- Nguy hiểm hơn là nó ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn: Thiếu máu do thiếu sắt đặc biệt là trong giai đoạn sớm hoặc trung gian có liên quan đến nguy cơ sinh non cao, có thai nhẹ cân và tử vong ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Thiếu sắt cũng làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển nhận thức của bé sau này. giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh là bao nhiêu ?
- Nếu bạn thiếu máu khi sinh, bạn sẽ cần phải truyền máu và gặp nhiều vấn đề khác. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tình trạng thiếu sắt của người mẹ và trầm cảm sau sinh.
- Ngược lại nếu bạn bổ sung quá nhiều sắt, (lớn hơn 45 mg mỗi ngày) có thể làm lượng sắt trong máu tăng cao gây ra vấn đề cho bạn và con bạn như tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, stress oxy hóa, sự mất cân bằng trong cơ thể – nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật và sẩy thai, có liên quan đến bệnh tim và huyết áp cao.
- Do đó, hãy bổ sung sắt khi mang thai dưới sự kiểm tra và theo dõi của bác sĩ để chăm sóc tốt cho sức khỏe của chính bạn và con.
Thiếu sắt hay thừa sắt đều tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe người mẹ
Tác dụng phụ của bổ sung chất sắt
Chất bổ sung sắt có thể làm khó chịu đường tiêu hóa của bạn điển hình là táo bón, vốn đã một vấn đề với nhiều phụ nữ mang thai. Bạn có thể thử nước ép mận nếu bị táo bón. Buồn nôn, tiêu chảy do bổ sung sắt hiếm khi xảy ra nhưng nếu bạn gặp phải triệu chứng này hãy nói với bác sĩ của bạn để tìm cách ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày phù hợp. Bác sĩ của bạn có thể thay đổi chất bổ sung có ít chất sắt hơn và dần dần tăng lên đến liều bạn cần. Hoặc thay đổi các chất bổ sung sắt khác nhau để tìm được loại thích hợp với dạ dày của bạn.
Cuối cùng, đừng lo lắng quá nếu phân của bạn trông tối hơn khi bạn bắt đầu uống sắt. Đó là một tác dụng phụ bình thường và vô hại.
Như vậy, trung bình mỗi ngày bà bầu cần bổ sung ít nhất 27 mg sắt. Phụ thuộc tư vấn bác sĩ chuyên khoa mà mẹ bầu có thể bổ sung sắt từ thực phẩm hoặc thuốc uống bổ sung. Cần bồ sung sắt đúng cách, đúng liều lượng để ngăn ngừa tình trạng thừa sắt hoặc thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Đọc thêm: độ mờ da gáy là gì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét