Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Mẹ bầu bị trĩ có nên ăn rau muống không ?

 Rau muống có mặt trong các món ngon của nhiều gia đình như salad, nấu lẩu, canh chua, xào… và cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cho người dùng. Tuy nhiên, bà bầu bệnh trĩ có nên ăn rau muống không, liệu ăn rau muống có nguy hiểm cho sức khỏe không cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé ?

Bà bầu bị trĩ có nên ăn rau muống không ?

Đông y khẳng định rau muống có tính hơi lạnh, hơi có vị cay, đắng nhẹ. Rau muống chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm tốt.

Với những đặc tính này thì bà bầu bệnh trĩ có nên ăn rau muống không? Câu trả lời cho bạn là có. Nhờ hoạt tính tiêu viêm, rau muống hỗ trợ nhiều trong việc điều trị mụn nhọt, đặc biệt là giảm cảm giác đau nhức, sưng tấy mà bệnh trĩ gây ra. Hơn thế nữa, cộng thêm những ưu điểm sau, rau muống có thể giúp bà bầu đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả.

Thành phần dinh dưỡng của rau muống

Rau muống có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của phụ nữ khi mang thai. Cụ thể, tác dụng của rau muống được kể đến gồm:

  • Nhiều chất xơ: giúp nhuận tràng, rất tốt cho đường tiêu hóa, nhờ vậy hạn chế được chứng táo bón thai kỳ. Táo bón thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu mắc bệnh trĩ ngày càng nặng hơn. Vì vậy, bà bầu ăn rau muống là cách bổ sung chất xơ rất hiệu quả đấy.
  • Dồi dào chất sắt. Đây là khoáng chất rất cần thiết để cơ thể hình thành huyết sắc tố, sản sinh tế bào máu đỏ. Vì vậy, việc ăn nhiều rau muống có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng thiếu máu và càng hữu ích đối với những mẹ bầu bị bệnh trĩ gặp tình trạng thường xuyên bị chảy máu tươi từng giọt trong quá trình đại tiện.
  • Nhiều chất oxy hóa: giúp bài tiết độc tố, phòng chống các chất có hại cho gan, ngăn ngừa ung thư ruột, da và ung thư vú.
  • Nhóm vitamin C, A, threonin, protein, canxi, valin, leucin… giúp giải nhiệt, hạ sốt và rất tốt cho mẹ bầu có sức đề kháng kém, mỏi mệt.

Rau muống chữa bệnh trĩ, bà bầu nên dùng ra sao?

1. Bà bầu có thể dùng rau muống thường xuyên, xen kẽ với các loại rau, củ, quả khác trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

2. Dùng dưới dạng bài thuốc

  • Bài thuốc ăn rau muống kết hợp lòng lợn: 40g rau muống hầm cùng 450g lòng lợn để ăn 2 lần/ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Bài thuốc uống nước rau muống: 150g rau muống nấu với 1,5 lít nước để uống dần trong ngày.

Ngoài cách ăn rau muống, bà bầu chữa bệnh trĩ bằng rau muống có thể tham khảo thêm các cách sau đây:

  • Đắp rau muống: Đem giã nhuyễn một nắm nhỏ rau muống rồi đắp các búi trĩ ở hậu môn. Cách này có thể giúp hạn chế tình trạng búi trĩ sa giãn. Ở trường hợp bị bệnh trĩ nặng hơn, bà bầu không nên áp dụng phương pháp này.

Bà bầu ăn rau muống chữa bệnh trĩ cần lưu ý gì?

Không phải bà bầu nào cũng có thể ăn rau muống để chữa bệnh trĩ. Để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, bà bầu bị bệnh trĩ cần lưu ý như sau:

1. Bà bầu bị tiêu chảy: Rau muống có tính hàn nên bà bầu bị tiêu chảy không nên dùng vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.

2. Mẹ bầu đau nhức xương khớp: Rau muống có tính phong, không tốt cho mẹ bầu đang gặp chứng đau nhức, mỏi xương khớp.

3. Không nên ăn rau muống sống: Cũng như các loại rau, củ, khác, bà bầu nên ăn rau muống xào, luộc, hấp và không nên ăn rau muống sống vì có thể bị nhiều loại ký sinh trùng bám vào. Nếu không được rửa kỹ, nấu chín, chúng có thể gây hại cho mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi.

Chú ý: Đặc biệt, khi dùng rau muống chữa trĩ cho mẹ bầu, bạn nên rửa rau sạch, ngâm với nước muối để hạn chế vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.

Tới đây, hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bệnh trĩ có nên ăn rau muống rồi phải không nào! Bên cạnh dùng rau muống chữa bệnh trĩ, bà bầu cũng nên có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, uống 2-3 lít nước/ngày để giữ gìn sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi nhé!

Tham khảo thêm : Đo độ mờ da gáy và xét nghiệm triple test ở tuần bao nhiêu ?

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

5 Tác dụng của quả dâu tằm với bà bầu

 Quả dâu tằm có nhiều giá trị dinh dưỡng nên thường được khuyến khích đưa vào chế độ ăn uống thường ngày. Đặc biệt nếu người dùng biết sử dụng hợp lý, tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu và trẻ nhỏ là vô cùng quý giá. cùng sàng lọc nipt gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé !

5 Tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu

Trước khi bàn về tác dụng của quả dâu tằm, bạn nên hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng phong phú của loại quả quen thuộc này. Quả dâu tằm có chứa nhiều protein hoạt tính, đồng thời còn có vitamin C, axit amin, khoáng chất và anthocyanidin…
Bà bầu nên ăn quả dâu tằm vì quả này có thể thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào hồng cầu, ngăn ngừa hiện tượng giảm bạch cầu. Ngoài ra, loại quả này còn có công dụng làm giảm mệt mỏi cho đôi mắt, trị chứng khô mắt và cải thiện tuần hoàn máu cho da. Quả dâu tằm khi chín sẽ chuyển màu đen, dùng tươi là lý tưởng nhất đối với mẹ bầu.

1. Bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, thậm chí còn cao gấp 5 lần so với dinh dưỡng trong táo nên quả dâu tằm được xếp vào loại trái cây mà bà bầu nên ăn. Khi bạn ăn uống đúng cách với sự đa dạng nguyên liệu và kiểm soát tốt liều lượng thì quả dâu tằm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thai nhi lẫn mẹ bầu.

2. Công dụng của quả dâu tằm giúp kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa

Trong quả dâu tằm còn chứa thành phần axit béo và axit malic, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein, tinh bột. Đối với những thai phụ mắc chứng giảm khẩu vị khi bầu bí thì ăn dâu tằm sẽ kích thích vị giác, cải thiện chứng biếng ăn, giảm khó chịu của cơn nghén, đồng thời còn hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu cho cơ thể.

3. Tác dụng của quả dâu tằm giúp dưỡng nhan

Dâu tằm chứa nhiều vitamin C, axit alpha hydroxy và chất làm đen tóc. Vì vậy, tác dụng của quả dâu tằm còn phải kể đến hiệu quả cải thiện tuần hoàn máu, duy trì trạng thái khỏe mạnh của làn da. Đặc biệt với một số bà bầu lớn tuổi, quả dâu tằm còn có công dụng dưỡng nhan, kháng lão hóa một cách tự nhiên, không lo tác dụng phụ.

4. Nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bạn đều suy yếu hơn bình thường. Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, quả dâu tằm còn có thể giúp tăng cường hai yếu tố này: giúp bà bầu phòng ngừa bệnh tật tốt hơn và đảm bảo sự khỏe mạnh cho bản thân lẫn thai nhi.

5. Công dụng của quả dâu tằm giúp phòng ngừa ung thư

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, quả dâu tằm còn có công hiệu ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào khối u, thật sự là loại thực phẩm thiên nhiên hỗ trợ phòng ngừa và kháng ung thư. Mặc dù vậy, đây là loại quả có tính hàn, thành phần đường cũng cao nên mẹ bầu cần sử dụng có liều lượng.

Mẹ bầu ăn dâu tằm cần chú ý gì?

Mặc dù quả dâu tằm có giá trị dinh dưỡng phong phú nhưng cũng không thể ăn nhiều. Một số thành phần đặc thù trong dâu tằm có thể gây tác dụng kích thích đối với đường tiêu hóa, sẽ làm ức chế nhiều loại men tiêu hóa bên trong đường ruột, hậu quả là có thể dẫn đến chảy máu mũi hoặc viêm ruột. Dâu tằm chưa chín hoàn toàn thì mẹ bầu cũng không nên ăn vì hàm lượng axit tannic trong đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu canxi, sắt, kẽm của cơ thể.

Khi chọn mua, bạn nên chú ý lựa những quả có các hạt li ti bên ngoài căng đầy nhưng không rỉ nước, hình dáng quả ngay thẳng là tốt nhất. Dâu tằm khi còn xanh hoặc mới chuyển màu đỏ vẫn còn khá chua, chỉ những quả chuyển hẳn sang màu đen mới ngọt. Bạn nên mua ở những địa điểm uy tín để tránh tình trạng nhuộm màu cho quả.

Bề mặt quả dâu tằm bởi vì có nhiều hạt nhỏ nên không bằng phẳng, dễ bám đất cát, chất bẩn nên cần rửa kỹ khi ăn sống. Đầu tiên bạn mở vòi nước trực tiếp rửa qua một lượt, sau đó ngâm trong nước thêm vài phút, có thể cho một ít muối ăn nhưng nhớ chỉ ngâm tối đa 15 phút là có thể vớt ra để ráo. sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?

Một số cách chế biến dâu tằm thích hợp với mẹ bầu

1. Nước ép hoặc sinh tố dâu tằm

Nguyên liệu: Dâu tằm, sữa bò

Cách làm: Nếu mẹ bầu thích uống nước ép thì chỉ cần rửa sạch dâu tằm chín và ép lấy nước cốt để uống, chú ý mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly nhỏ. Nếu thích hương vị sinh tố thì có thể xay dâu tằm cùng với sữa bò để giảm bớt vị chua.

2. Trà chanh dâu tằm

Nguyên liệu: Nước đun sôi để nguội 1 ly, chanh tươi 1 miếng, dâu tằm chín vừa đủ

Cách làm: Cho dâu tằm vào ly, dầm nhuyễn cho ra nước cốt, sau đó cho nước vào vừa đủ uống rồi đặt cả miếng chanh vào ly (không cần vắt nước chanh). Nếu vị quá chua thì có thể thêm một ít mật ong vào cho dễ uống.

3. Canh xương bò hầm dâu tằm

Nguyên liệu: Dâu tằm vừa đủ, xương bò 300g

Cách làm: Dâu tằm rửa sạch, thêm ít rượu trắng và đường rồi chưng cách thủy. Xương bò rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi, vớt bọt và cho thêm gừng, hành. Khi thấy xương bò chuyển màu trắng nghĩa là các thành phần dinh dưỡng đã dung giải vào nồi canh thì vớt xương ra, cho phần dâu tằm đã hấp chín vào, nấu tiếp cho sôi trở lại rồi nêm gia vị là dùng được.

Tác dụng của quả dâu tằm đối với trẻ nhỏ

Bà bầu có thể ăn dâu tằm, vậy trẻ nhỏ có thể dùng hay không? Thực tế, trẻ cũng có thể sử dụng dâu tằm nhưng cần chú ý liều lượng. Tốt nhất là đợi trẻ bắt đầu ăn dặm và thích ứng với các loại nước ép trái cây thông thường khác rồi mới đưa dâu tằm vào khẩu phần.

Dâu tằm có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, gồm nhiều vitamin, khoáng chất như fructose và đặc biệt là anthocyanidin và carotene. Hai chất này giống như một chất kháng oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng thúc đẩy sự tái sinh rhodopsin ở giác mạc, cải thiện mức độ nhạy cảm thị giác của trẻ, giúp sáng mắt và giảm các vấn đề về thị lực.

Tác dụng của quả dâu tằm còn thể hiện ở ưu điểm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Một số thành phần có tính axit như axit tannic, axit béo, axit malic trong dâu tằm có thể kích thích ruột tiết ra dịch vị, nâng cao khả năng tiêu hóa chất béo, protein và tinh bột. Tuy nhiên, mẹ cần chia nhỏ lượng dâu tằm ra nhiều ngày mới cho trẻ ăn, mỗi ngày chỉ cần 2-3 quả là đủ vì ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến tỳ vị của trẻ. Tham khảo thêm: hội chứng down và những điều mẹ bầu cần biết !

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Bật mí bà bầu cách uống bột nghệ với sữa

 Uống tinh bột nghệ với sữa rất tốt cho bà bầu. Lý do là vì từ lâu đời, củ nghệ đã được cả Đông y và Tây y coi là một loại thảo dược quý, có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ, chữa bệnh và làm đẹp cho phụ nữ. Tinh bột nghệ là chế phẩm từ củ nghệ cũng có những tác dụng như vậy.

Có rất nhiều cách để làm đẹp và bồi bổ với tinh bột nghệ, chẳng hạn như uống tinh bột nghệ với mật ong, dùng tinh bột nghệ trong các món ăn thường ngày. Song uống tinh bột nghệ với sữa thì đã bao giờ mẹ bầu nghe đến chưa? Đây thật sự là một loại đồ uống bổ dưỡng, tốt cho thai kỳ mà bà bầu nào cũng nên thử. Uống tinh bột nghệ với sữa tốt như thế nào và cách uống ra sao? Mẹ bầu hãy cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis khám phá trong bài viết này nhé.

Mách mẹ bâu cách uống bột nghệ với sữa


Tinh bột nghệ là gì?

Tinh bột nghệ là phần cốt yếu của củ nghệ tươi, sau khi loại bỏ hết chất xơ, dầu, nhựa nghệ, tạp chất thì còn lại phần tinh bột.

1. Giá trị dinh dưỡng của tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, niacin, vitamin C, E, K, khoáng chất kali, canxi, đồng, sắt, magiê, kẽm và các chất oxy hóa. Đặc biệt, tinh bột nghệ rất giàu curcumin, một chất chống oxy hóa cao đã được chứng minh là có tác dụng chống lại các tế bào ung thư.

Ngoài ra, tinh bột nghệ còn có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đau dạ dày, giảm cân, làm vết thương mau lành, nhanh mờ sẹo thâm, hỗ trợ điều trị viêm khớp, tiểu đường, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh gan, bổ máu, trị mụn, đẹp da. 

2. Những cách dùng tinh bột nghệ phổ biến trong đời sống

♦ Trong ẩm thực: Tinh bột nghệ là nguyên liệu tạo hương vị và màu vàng đặc trưng cho các món ăn.

♦ Trong làm đẹp: Tinh bột nghệ làm mặt nạ đắp mặt có tác dụng làm sáng da, trị mụn, mờ thâm, nám, ngăn ngừa nếp nhăn và cải thiện sắc tố da.

♦ Trong công nghiệp: Tinh bột nghệ được dùng làm nguyên liệu sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm khô, gia vị nhà bếp.

♦ Trong y học: Tinh bột nghệ được chế biến thành thuốc dạng bột hoặc viên nang để điều trị bệnh.

♦ Trong pha chế: Tinh bột nghệ được dùng để làm sinh tố nghệ, làm trà nghệ, sữa nghệ tươi. xét nghiệm double test là gì ?

 Bà bầu có thể uống tinh bột nghệ với sữa tuyệt ngon theo cách sau đây để bồi bổ cho thai kỳ nhé.

Mách mẹ bầu uống tinh bột nghệ với sữa theo cách mới toanh

♦ Nguyên liệu

  • 2 cốc sữa nguyên chất, hoặc sữa dừa, hạnh nhân tùy chọn
  • 1/2 thìa cà phê tinh bột nghệ
  • 1/2 thìa cà phê quế
  • 1 lát gừng tươi
  • 1 thìa mật ong
  • 1 nhúm hạt tiêu đen

♦ Cách thực hiện

  • Cho các nguyên liệu vào nồi đun lửa nhỏ cho đến khi sữa ấm thì tắt bếp.
  • Bạn dùng thìa khuấy cho đều các nguyên liệu, sau đó cho sữa ra ly và thưởng thức.

Những lưu ý cho bà bầu uống tinh bột nghệ với sữa

Mặc dù sữa và tinh bột nghệ đều là các thực phẩm an toàn và bổ dưỡng. Song nếu bạn dùng không đúng cách, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe thai kỳ. Vì vậy, bạn cần chú ý các điều dưới đây nhé.

  • Mỗi ngày, bà bầu chỉ nên dùng 1/2 thìa cà phê tinh bột nghệ.
  • Nếu uống sữa với tinh bột nghệ một lần không hết, bạn không nên giữ lại. Sữa đã mở hộp nếu để ở môi trường bên ngoài vài giờ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Bà bầu uống sữa này sẽ dễ bị đi tiêu chảy.
  • Bà bầu có tiền sử dị ứng hạt thì không nên uống sữa hạnh nhân hoặc sữa từ các loại hạt pha với tinh bột nghệ.
  • Bà bầu nên uống sữa tinh bột nghệ khi đói, cách này sẽ rất tốt cho dạ dày.
  • Sữa tinh bột nghệ cũng có thể dùng cho mẹ sau sinh và trẻ em.
Nghệ cũng như tinh bột nghệ rất giàu dinh dưỡng. Ngoài việc bồi bổ cho cơ thể thì tinh bột nghệ còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa ung thư, mụn trứng cá, chứng ợ nóng thai kỳ, ngăn ngừa rạn da, làm sáng da. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng tinh bột nghệ hàng ngày ngoài da hoặc thông qua ăn uống để làm đẹp và bồi bổ. Uống tinh bột nghệ với sữa là một thức uống ngon, lạ để mẹ bầu bồi bổ cho thai kỳ. Mẹ bầu  nên đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì ?

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Mang bầu uống nước hòe có tốt không ?

 Cây hoa hòe mọc nhiều ở nước ta và là một loại thuốc quý. Hoa giúp trị một số loại bệnh. Nhưng liệu bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không? sàng lọc trước sinh gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu thêm nhé!

Mang thai uống nước hòe có tốt hay không ?

Cây hoa hòe là gì?

Cây hòe họ đậu, cao tối đa 7 mét và có lá kép. Hoa hòe là cơ quan sinh sản của cây, thường mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả hòe có dạng chuỗi hạt và lớn bé không đều nhau. Cây hòe có nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Thái Bình, Hưng Yên và Hải Dương.

Hoa hòe chứa các hoạt chất như rutin, quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose. Đây đều là những chất có thể sử dụng để làm thuốc rất tốt. Thông thường, Đông y sẽ dùng hoa hòe dưới dạng hoa đã được phơi khô để tiện sử dụng.

Hoa hòe có tác dụng gì?

Muốn biết bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không, bạn cần biết công dụng của hoa hòe nói chung. Đây là một loại thuốc rất tốt với sức khỏe, cụ thể có một số công dụng nổi bật sau:

1. Tác dụng của hoa hòe: chữa các bệnh xuất huyết

Hoạt chất rutin chiếm tới 34% trong hoa hòe có tác dụng giảm tính thẩm thấu và tăng cường độ bền các mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả. Để cầm máu, bạn sao hoa hòe thành than, sau đó sử dụng đắp trực tiếp lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy ngay tức thì.

2. Hoa hòe – dược liệu tốt cho tim mạch

Dược liệu từ hoa hòe có khả năng làm giảm huyết áp và kích thích nhẹ với tim. Khi nghiên cứu trên ếch, việc sử dụng glucozit (có trong hoa hòe) giúp giãn mạch vành và tăng lực co bóp của tim.

3. Uống nước hoa hòe có tác dụng gì? Hoa hòe có tác dụng hạ mỡ máu

Dược liệu từ hoa hòe được chứng minh là có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cụ thể, các loại cholesterol xấu trong gan và động mạch sẽ giảm rõ rệt nếu sử dụng hoa hòe trong một thời gian nhất định. Nhờ đó, dùng nước hoa hòe mỗi ngày còn có thể hạ mỡ trong máu về mức bình thường.

4. Hoa hòe tốt cho đường tiêu hóa

Uống nước hoa hòe có tốt không? Nước của hoa hòe sẽ giúp làm giảm co cơ trơn tại phế quản và đại tràng. Ở đây, chất rutin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm co thắt tới 5 lần so với bình thường. Cho nên, hoa hòe cực kỳ có ích với các bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.

Ngoài ra, hoa hòe còn được coi là có thể phòng trừ tiêu chảy. Theo một nghiên cứu mới nhất, những người uống hoa hòe thường xuyên ít có nguy cơ bị các chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi hoa hòe có công dụng kích thích đường ruột, giúp các cơ quan này khỏe mạnh hơn. xét nghiệm double test và những điều cân biết !

5. Hoa hòe giúp ngủ ngon

Hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, an thần vì vậy giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Uống nước hoa hòe có tốt không? Nếu bạn bị khó ngủ, mất ngủ nên uống nước hoa hòe chữa mất ngủ để có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.

6. Hoa hòe điều trị cao huyết áp

Một số người bị cao huyết áp nên dùng nước hoa hòe vì nó có công dụng hạ huyết áp tốt. Hoạt chất rutin trong loại hoa này là một loại vitamin P không những giúp giảm huyết áp mà còn có vai trò phòng các biến chứng của huyết áp cao như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

7. Hoa hòe chữa bệnh trĩ

Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trĩ thì nên uống nước hoa hòe vì các hợp chất trong hoa tốt cho người bệnh trĩ. Cụ thể, chất troxerutin và oxymatrine có trong hoa hòe có đặc tính vận mạch, giảm viêm sưng do các mạch máu suy yếu, do vậy là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không?

Như chúng ta đã biết công dụng của hoa hòe khô lẫn nụ hoa hòe tươi. Đây thực sự là một dược liệu có ích cho sức khỏe. Nhưng uống nước hoa hòe có tốt không? Bà bầu uống nước hoa hòe được không? Sau đây là giải đáp đầy đủ nhất từ gentis bạn nhé!

Nước hoa hòe cũng có vị thanh mát, thơm ngon nên bạn có thể dùng thay trà để giải khát rất tốt cho cơ thể. Song hãy chú ý tới tác hại của hoa hòe, không phải ai cũng nên uống loại nước này.

Đặc biệt bà bầu không nên uống nước hoa hòe. Lý do là vì tác dụng của hoa hòe khô lẫn hoa hòe tươi đều có thể làm tăng co bóp tử cung. Đối với phụ nữ mang thai, việc uống nước hoa hòe thường gây động thai hoặc nặng hơn là sẩy thai. Kể cả phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cũng không được dùng nước hoa hòe, bởi hoa có tính hàn không tốt cho trẻ nhỏ.

Bên cạnh bà bầu, những đối tượng sau đây cũng không nên dùng hoa hòe:

Hoa hòe có tính lạnh nên những người có vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, chậm tiêu, đi ngoài phân lỏng, bị thiếu máu không nên dùng.

Người bị huyết áp thấp cũng không được sử dụng trà hoa hòe vì có thể gây hạ huyết áp, nguy hiểm cho cơ thể.

Lưu ý khi dùng nước hoa hòe

Đối với người có thể uống được loại nước này, bạn cần lưu ý khi dùng:

  • Tránh sử dụng hoa hòe kém chất lượng. Nụ hoa hòe kém chất lượng, biến chất gây ảnh hưởng xấu tới tính mạng, vì vậy tuyệt đối không dùng. Thay vào đó, bạn nên chọn mua ở những cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trước khi uống nước hoa hòe, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hoặc nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc Tây nào thì cũng cần phải thận trọng vì nước hoa hòe có thể tương tác và làm giảm chức năng của thuốc.
  • Trong thời gian chữa bệnh bằng nước hoa hòe, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn cần ngưng sử dụng ngay và tìm phương pháp khác phù hợp hơn.

Cách pha trà hoa hòe

Nước hoa hòe hay trà hòe là một loại đồ uống khá dễ làm. Bạn có thể thực hiện đơn giản tại nhà theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị nụ hoa hòe khô rồi cho vào ấm trà
  • Cho nước sôi vào để hãm qua, lắc nhẹ, sau đó đổ nước đi
  • Lại cho khoảng 300ml nước sôi vào ấm và đậy nắp lại. Đợi 15 phút cho tinh chất trong hoa hòe ngấm ra nước
  • Uống mỗi ngày, tuy vậy bạn chỉ nên uống tối đa trong một tháng thôi bạn nhé!

Cách sử dụng hoa hòe chữa bệnh như thế nào?

Hoa hòe là một loại dược liệu chữa bệnh hiệu quả trong Đông y. Cụ thể hoa hòe khô sẽ được chỉ định trong những trường hợp bệnh sau đây:

  • Người bị chảy máu cam, xuất huyết do bệnh trĩ: Sử dụng nụ hoa hòe, trắc bách diệp, ngải diệp mỗi vị thuốc 10g. Sao cháy và sắc uống 1 thang/ngày.
  • Người bị huyết áp, đau mắt và giảm thị lực: Dùng nụ hoa hòe kết hợp lá sen, mỗi vị 10g. Cho thêm 4g cúc hoa vàng rồi sắc uống 1 thang/ngày.
  • Người bị tiểu tiện ra máu: Dùng hoa hòe và trắc bách diệp, mỗi vị 20g. Kèm theo đó là hoàng liên và kinh giới, mỗi vị 8g nữa. Bạn sắc uống 1 thang/ngày, chia hai lần sáng, tối.
  • Người bị đi ngoài ra máu, mao mạch giòn, huyết áp cao: Chuẩn bị hoa hòe và thảo quyết minh, mỗi vị 10g, sao vàng rồi uống dưới dạng thuốc hãm, chia thành nhiều ngày.
  • Người bị trĩ nội, viêm ruột: Dùng quả hòe và kim ngân hoa, mỗi thứ 100g. Kết hợp cam thảo, nghệ vàng 10g nữa. Sau đó bạn tán bột, một ngày dùng 3 lần.

Hy vọng bài viết về nước hoa hòe đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không? Bà bầu tuyệt đối không nên dùng và ngay cả phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng vậy. Tuy nhiên, những người mắc bệnh mà trong bài có nhắc tới, hoặc người hoàn toàn khỏe mạnh có thể sử dụng bình thường, bạn nhé! THam khảo thêm: Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì ?

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

Ăn bưởi như thế nào là đúng cách với bà bầu

 Bà bầu ăn bưởi đúng cách sẽ khỏe, đẹp. Vậy bạn đã biết nguyên tắc để ăn bưởi đúng cách chưa? dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis mời bạn cập nhật ngay nhé!

Ăn bưởi như thế nào đúng cách với bà bầu

Ăn bưởi đúng cách là điều quan trọng cho những mẹ bầu thích ăn bưởi. Dù lợi ích của quả bưởi rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng có thể biến thành “thuốc độc” đối với mẹ bầu nếu bạn ăn sai cách.

Đừng hỏi bầu ăn bưởi có tốt không, ăn bưởi có giảm cân không vì hầu như câu hỏi này “xưa như trái đất”. Khoa học đã chứng minh loại trái cây này rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu. Nhiều phụ nữ mang thai còn coi ăn bưởi giảm cân đúng cách là phương pháp kiểm soát cân nặng thai kỳ hiệu quả. Song, điều bạn cần quan tâm hơn chính là việc ăn bưởi đúng cách là như thế nào

1. Ăn bưởi đúng cách: Ăn bưởi buổi sáng có tốt không?

Thời điểm ăn bưởi tốt nhất là vào buổi sáng. Song, bạn nên dùng sau khi ăn sáng 30-60 phút. Bưởi có nhiều vitamin, buổi sáng được cho là thời điểm vàng để cơ thể hấp thụ hết các vitamin này.

Vậy ngoài buối sáng thì ăn bưởi buổi tối có tốt không? Câu trả lời cho bạn là mẹ bầu có thể ăn bưởi bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, chỉ có buổi sáng, cơ thể mới hấp thụ tối đa các vitamin trong trái cây này.

2. Không nên ăn bưởi khi bụng đói

Bưởi có hàm lượng axit citric rất cao. Chất này có thể làm dạ dày bị tổn thương nếu bạn ăn bưởi khi bụng đói.

3. Bà bầu bị tiêu chảy: Không nên ăn bưởi

Theo Đông y, bưởi có tính hàn, mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng không thích hợp để dùng. Ngoài ra, nếu bị đau dạ dày, tá tràng, bạn cũng không nên ăn bưởi.

4. Dùng chất kích thích: Không nên ăn bưởi

Mẹ bầu không nên dùng chất kích thích. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đã hoặc đang uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá thì càng không nên ăn bưởi. Lý do là bưởi có chứa pyranocoumarin. Chất này làm men ruột hoạt động hiệu quả, khiến cơ thể tăng khả năng hấp thụ chất độc từ các chất kích thích, gây hại cho mẹ bầu và thai nhi.

5. Uống kháng sinh: Không nên ăn bưởi

Mẹ bầu hạn chế dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ bầu cũng nên lưu ý khi ăn bưởi. Vitamin C trong bưởi sẽ cản trở việc ruột hấp thụ thuốc kháng sinh. Muốn ăn bưởi đúng cách trong trường hợp này, mẹ bầu chỉ nên ăn bưởi khoảng 2 giờ sau khi uống thuốc. gói xét nghiệm sàng lọc ung thư uy tín chất lượng tại Hà Nội.

6. Nên ăn cả phần cùi bưởi

Phần cùi trắng trong quả bưởi chứa rất nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Khi ăn bưởi, bạn có thể giữ lại phần cùi trắng làm chè bưởi để bổ sung chất xơ. Mẹ bầu lưu ý đừng cho quá nhiều đường vì sẽ không tốt nhé. 

7. Uống nước bưởi nhiều có tốt không?

Ăn bưởi tốt hơn uống nước ép bưởi. Múi bưởi có nhiều chất xơ, chất xơ này sẽ bị tách đi khi làm nước ép. Do đó, hãy ăn bưởi để tận dụng hết thành phần này bạn nhé!

8. Ăn bưởi ngay sau khi tách múi

Nếu bạn để lâu, bưởi có thể bị mất nước, khô, thậm chí bị ôi thiu. Lúc này, khi bạn ăn vào, bưởi sẽ kém ngon và còn ảnh hưởng tới sức khỏe trong thai kỳ.

9. Không nên ăn bưởi buổi tối nếu khó ngủ

Nếu mẹ bầu bị khó ngủ và bị chứng ợ nóng thì không nên ăn buổi tối. Lý do là bưởi có tính axit và ăn bưởi vào ban đêm có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng ở một số người. Tình trạng này thường nặng hơn khi nằm xuống. Bưởi cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc mà bạn có thể dùng trước khi đi ngủ. Trong trường hợp đó, bạn nên chọn một món ăn nhẹ khác.

Mẹ bầu cũng không nên uống nước ép bưởi trước khi đi ngủ. Nước ép trái cây chứa nhiều đường. Khi bạn uống nước trái cây, đường được hấp thụ nhanh chóng vào máu của bạn, giúp tăng cường năng lượng, dẫn đến khó ngủ.

10. Ăn bưởi xen kẽ với các loại trái cây khác

Như những thực phẩm khác, bạn không nên ăn một thứ quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên xen kẽ với các loại trái cây khác để chó chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể.

Ăn bưởi đúng cách là điều rất quan trọng. Như bạn đã thấy là thông thường, thực phẩm luôn có các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể trong điều kiện được dùng đúng cách. Còn ngược lại, việc sử dụng sai cách có thể khiến thực phẩm thành thuốc độc đấy bạn ạ. Và với những phân tích trong bài viết thì bưởi cũng không ngoại lệ.

Tham khảo thêm : sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất 

Tim thai yếu trong khi mang thai có đáng lo

 Giống như thai máy, nhịp tim thai cũng là dấu hiệu cho mẹ thấy sự phát triển của thai nhi. Vậy, nhịp tim thai như thế nào là bình thường? Tim thai yếu có nguy hiểm? Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu, mẹ bầu nhé!

Tim thai yếu trong khi mang bầu có đáng lo

Nhiều mẹ thường phỏng đoán giới tính thai nhi dựa trên nhịp tim thai. Bé cưng sẽ là con gái nếu tim thai trên 140. Ngược lại, nếu tim thai dưới 140, bé sẽ là con trai. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Theo các chuyên gia, nhịp tim thai là dấu hiệu cho thấy sự phát triển cũng như sức khỏe của bé cưng trong bụng mẹ. Vì vậy, khi thấy tim thai yếu bất thường, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Khi nào có tim thai?

Bạn đã từng bao giờ thắc mắc thai bao nhiêu tuần thì có tim thai? Không chỉ bạn, đây là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những người lần đầu lên chức.

Tim là một trong những cơ quan phát triển sớm nhất. Cuối tuần thứ 5 của thai kỳ, một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai và bắt đầu những nhịp đập đầu tiên của mình. Bạn có thể lắng nghe những tiếng đập này trong những buổi khám thai với sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên, phải đến tuần thai 14, nhịp tim thai mới rõ ràng hơn. Và phải đến tận tuần thai 20, mẹ mới có thể dùng tai nghe bình thường để lắng nghe nhịp tim của con.

Nhịp tim thai thông thường dao động từ 120-160 nhịp/phút. Tại tuần thai 5-6 của thai kỳ, nhịp tim trung bình có thể đạt 110 nhịp/phút và tăng dần ở tuần thai thứ 9-10, khoảng 170 nhịp/phút.  Đến tuần thai 14, nhịp tim thai có xu hướng giảm dần, còn khoảng 150 nhịp/phút. Tuần thai 20, tim thai còn khoảng 140 nhịp/ phút và khoảng 130 nhịp/phút trong những tháng cuối thai kỳ.

Nếu có bất thường, chẳng hạn tim thai yếu, tim thai nhanh bất thường, mẹ đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé cưng đang gặp nguy hiểm. Theo các chuyên gia, so với nhịp tim nhanh, bầu nên đặc biệt lưu ý trường hợp tim thai yếu, bởi đó có thể là dấu hiệu suy thai.

Tim thai yếu có nguy hiểm không?

Tim thai yếu, nhất là trong 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu dự báo nguy cơ sảy thai sớm. Tốc độ nhịp tim của thai nhi dưới 70 nhịp/ phút trong tuần thai 6-8 có tỷ lệ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, bạn có 50% nguy cơ sảy thai.

Nếu tốc độ nhịp tim thai dưới 110 nhịp/ phút, thai nhi được xác định có nhịp tim chậm. Triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn:

– Khả năng lưu thông máu đến tử cung kém

– Bà bầu bị huyết áp thấp

– Bất thường về nhau thai

– Vỡ tử cung

– Dị tật thai nhi, bao gồm dị tật tim thai hoặc dị tật thần kinh

Tùy thuộc nguyên nhân và tuổi thai, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Bạn có thể được đề nghị thực hiện siêu âm thai để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch của thai nhi. Với những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm. sàng lọc trước sinh là gì ?

Phòng ngừa tim thai yếu như thế nào?

Không thể ngăn chặn 100% nguy cơ dị tật tim cũng như các vấn đề dẫn đến tim thai yếu, nhưng với những việc làm sau đây, mẹ có thể giảm thiểu tối đa các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra với bé cưng.

– Duy trì một chế độ dinh dưỡng, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ, đặc biệt là a-xít folic. Nghiên cứu cho thấy, tăng cường bổ sung folic trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến tủy sống và não. Tim thai yếu cũng có thể xuất phát từ các khiếm khuyết thần kinh.

– Tiêm phòng trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi.

– Từ bỏ những thói quen xấu có hại cho sức khỏe mẹ và bé như hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với các loại chất gây nghiện hay hóa chất độc hại…

– Không sử dụng thuốc bừa bãi. Nếu muốn sử dụng bất kỳ thuốc gì khi mang thai, kể cả thuốc bổ sung vitamin, bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

– Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y khoa tháng 2-2003 cho thấy, tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim thai nhi.

– Tập thể dục khi mang thai. Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, bà bầu tập thể dục thường xuyên, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh tim mạch ở trẻ.

Mẹ bâu có thể tham khảo thêm : xét nghiệm triple test và những điều cần biết

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Bật mí 5 cách nghe tim thai mà không cần siêu âm

 Chắc chắn rất nhiều bạn mong được nghe thanh âm hạnh phúc của nhịp tim thai này ở mọi lúc, mọi nơi mà không phải mất công đến phòng khám. Hiểu được điều này, dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn một vài “chiêu” đơn giản nhất. Mời bạn tham khảo ngay nhé!

Chia sẻ 5 cách nghe tim thai không cần siêu âm

Nghe tim thai không cần siêu âm: Khi nào mới có thể thực hiện được?

Muốn nghe tim thai không cần siêu âm, trước hết bạn phải nắm rõ đâu là thời điểm phù hợp. Hơn nữa, việc hiểu về nhịp tim thai cũng là một trong những kiến thức thai sản quan trọng.

Khi nào nghe được tim thai? Thực tế, thời điểm để nghe tim thai rõ nhất ở mỗi mẹ là không giống nhau. Nhưng về lý thuyết, tim thai đã xuất hiện và bắt đầu đập kể từ ngày thứ 22 của thai kỳ. Sang đến các tuần thứ 6–7, mẹ đã có thể nghe được “nhịp sống” của bé cưng lần đầu nhờ vào kỹ thuật siêu âm hiện đại. Đây hứa hẹn sẽ là kỷ niệm đáng nhớ, vì vậy mẹ đừng quên đưa cả bố vào phòng khám để ghi lại khoảnh khắc thú vị này nhé!

Nhiều trường hợp mẹ phải chờ đến khoảng tuần thứ 8–10 mới nghe thấy tiếng tim của con đập. Nguyên nhân dẫn đến việc này có thể là do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt hoặc liên quan đến sự phát triển của thai nhi.

Khi nào nghe được tim thai chính xác mà không cần siêu âm? Để nghe tim thai không cần siêu âm, bạn phải đợi đến giai đoạn thai nhi 20 tuần tuổi trở đi. Lúc này, nhịp tim của thai nhi đã đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn (120–160 nhịp/phút) đến mức bố chỉ việc áp tai vào bụng mẹ đã có thể nghe thấy rồi.

Lưu ý, nếu nghe được nhịp đập tim thai to, rõ thì điều này cho thấy “thiên thần nhí” đang phát triển rất tốt và bố mẹ có thể an tâm.

Bật mí 5 cách nghe tim thai không cần siêu âm tại nhà

Không phải ai cũng có điều kiện và thời gian đến phòng khám thường xuyên chỉ để… nghe tim con đập. Vì vậy, hãy áp dụng ngay cách nghe tim thai tại nhà mà gentis gợi ý sau đây để cảm nhận sự phát triển của con mỗi ngày mẹ nhé!

1. Sử dụng ống nghe của bác sĩ

Ống nghe của bác sĩ không chỉ dùng để kiểm tra huyết áp, nhịp tim cho người lớn mà còn có thể khuếch đại tiếng tim đập của thai nhi trong bụng mẹ nữa đấy. Đây cũng được xem là phương pháp nghe tim thai không cần siêu âm cực an toàn, sản phụ có thể áp dụng.

Thiết bị y tế này khá dễ sử dụng và mẹ có thể tìm mua ở hiệu thuốc hay bất kỳ cửa hàng bày bán những sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Nếu chưa biết phải làm thế nào, bạn hãy yên tâm thực hiện theo các bước mà gentis hướng dẫn để rõ cách nghe tim thai ở nhà sau đây:

  • Nằm hoặc ngồi trên bề mặt phẳng có điểm tựa như nệm hoặc ghế sofa.
  • Xác định vị trí của thai nhi (có thể hỏi bác sĩ từ những lần khám thai trước), đặc biệt là phần lưng vì đây là điểm tốt nhất để bạn nghe rõ được tim thai.
  • Đặt ống nghe lên vị trí đã định trước đó rồi từ từ cảm nhận tim thai đập.

Để nghe chính xác, mẹ nên làm việc này ở không gian yên tĩnh, không có bất kỳ âm thanh gây nhiễu nào khác.

2. Dùng máy Doppler để nghe tim thai không cần siêu âm

Thực tế, có hẳn một thiết bị phục vụ cho việc nghe tim thai tại nhà đấy. Dòng máy nghe Doppler rất được “hội bà bầu” ưa dùng. Máy bao gồm bộ phận đầu dò dùng để nghe nhịp tim và máy chủ hiển thị kết quả. Tổng thể thiết bị này hoạt động chẳng khác gì một máy siêu âm mini.

Cách sử dụng máy cũng khá đơn giản. Đầu tiên, mẹ dùng tay thoa đều một lớp gel, loại dùng cho siêu âm, lên bụng. Kế đến, bạn rà phần đầu dò xung quanh, nếu thấy vị trí nào bắt được tiếng tim thai đập, màn hình máy chủ sẽ lập tức hiển thị số cùng âm thanh và ngược lại. xét nghiệm triple test là gì ?

3. Dùng ống nghe Pinard Horn

Pinard Horn là thiết bị dùng để nghe tim thai không cần siêu âm đã xuất hiện từ lâu. Nó gồm phần đầu phẳng là vị trí để đặt tai của người nghe và phần đầu to hơn dùng để di chuyển xung quanh vùng bụng của thai phụ. Bạn có thể sắm Pinard Horn để nghe tiếng tim con đập từ khoảng tuần 18–20 của thai kỳ.

Dụng cụ này khá gọn nhẹ (thường làm bằng gỗ) và không phải sử dụng điện năng hay pin để hoạt động. Vì vậy, bạn có thể mang theo bên mình đến bất kỳ đâu. Tuy nhiên, máy này có một bất lợi đó là người mẹ sẽ không thể trực tiếp nghe được tim thai mà các thành viên khác trong gia đình mới có thể làm điều này. Cách dùng là người nghe đứng bên phải thai phụ, đặt ống nghe vuông góc với thành bụng, di chuyển liên tục cho đến khi xác định được tim thai rồi nghe bằng tai phải.

4. Nghe tim thai không cần siêu âm bằng ống Fetoscope

Dụng cụ này kết hợp đầy đủ ưu điểm của ống nghe khám bệnh của bác sĩ và Pinard Horn. Thay vì làm bằng gỗ, thiết bị này được chế tác bằng kim loại cho cảm giác cầm nắm chắc chắn hơn.

Theo các chuyên gia, Fetoscope cho kết quả chính xác hơn hẳn những loại vừa nêu. Song, nó đòi hỏi người dùng phải có một chút kiến thức y khoa để phân biệt rõ đâu là tiếng tim thai và đâu là những âm thanh khác trong bụng mẹ. Kinh nghiệm từ những mẹ đi trước là tiếng tim thai sẽ gần giống với âm thanh của một chiếc đồng hồ đặt dưới gối. Nhiều bác sĩ sản khoa còn dùng thiết bị này để xác định tim thai từ tuần thứ 12 nữa đấy.

5. Dùng các ứng dụng hiện đại trên thiết bị di động

Điện thoại di động ngày nay không chỉ đáp ứng nhu cầu nghe gọi mà còn mang lại nhiều tiện ích không ngờ. Ngoài tính năng theo dõi sức khỏe, nhịp tim, một vài ứng dụng hiện đại còn cho phép bạn nghe được nhịp tim của thai nhi. Khi sử dụng chúng như một cách nghe tim thai ở nhà, mẹ vừa có thể lắng nghe và quan sát nhịp tim thông qua màn hình điện thoại, vừa có thể ghi âm lại tiếng tim đập thú vị này.

Thực tế, nhiều ứng dụng như vậy thường có thể tải về miễn phí, nhưng bù lại bạn phải đầu tư một khoản tiền vào việc mua thiết bị đầu dò để dùng kèm.

Trên đây là những chia sẻ về cách nghe tim thai không cần siêu âm mẹ có thể thực hiện tại nhà. Bên cạnh áp dụng biện pháp này, bạn cũng nên khám thai định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe và phát hiện kịp thời những bất thường có thể xảy đến với con. Mẹ bầu đừng quên làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết cho thai nhi để có thai kì khỏe mạnh nhé !

Tham khảo thêm: bảng giá sàng lọc trước sinh nipt tại gentis