Bà bầu bị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng không hiếm gặp ở các chị em khi chuẩn bị “lâm bồn”. Vậy nếu gặp trường hợp này cần phải làm sao? Có cách gì giúp các mẹ bầu trị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối? Mời bạn cùng xét nghiệm trước sinh gentis đi tìm hiểu nhé.
Bà bầu bị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là một dạng thường gặp của bệnh trĩ. Chúng có thể xuất hiện trên mọi đối tượng nam giới, nữ giới và cả trẻ em nhưng phụ nữ mang thai và nam giới uống nhiều bia rượu là hai đối tượng dễ gặp hơn cả.
Trĩ nội hình thành trên đường lược (ảnh minh họa)
Bệnh trĩ nội là bệnh xuất hiện do sự phình giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong, từ đây tạo thành các búi trĩ nội ở phía trên đường lược – “con đường tiếp nối” giữa vùng trực tràng và hậu môn. Các búi trĩ nội ban đầu có kích thước nhỏ nhưng theo thời gian chúng phát triển lớn dần và sa ra bên ngoài gây ra hiện tượng sa búi trĩ nội.
Nguyên nhân nào khiến bà bầu dễ bị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối?
Theo một báo cáo năm 2016, có tới hơn 50% phụ nữ mang thai bị mắc bệnh trĩ (thường gặp nhất là 2 dạng trĩ nội và trĩ ngoại) và tỉ lệ các mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối chiếm khoảng 22%. Những nguyên nhân khiến bà bầu dễ dễ bị bệnh trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối cần phải kể tới như:
- Do chứng táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân bên ngoài tác động khiến bệnh trĩ nội hình thành. Chứng táo bón kéo dài trong suốt thời gian mang bầu là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nội ở các mẹ bầu.
- Do chế độ ăn uống thiếu chất sơ khi mang thai: các mẹ bầu ăn nhiều món ăn bổ dưỡng, tẩm bổ nhiều loại loại thuốc bổ, sắt, canxi… cho em bé nhưng lại bổ sung ít lượng rau xanh và chất xơ khiến chứng táo bón nặng nề hơn.
- Khi mang thai các nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều, chúng phần nào tác động gây ra sự lỏng lẻo, trùng nhão ở các mô trong đó có bao gồm thành tĩnh mạch trĩ trong. Thời điểm 3 tháng cuối là thời điểm cực kì nhạy cảm, các tĩnh mạch trĩ trong bị trùng nhão do chịu những tác động nhất định từ đó làm gây ra bệnh trĩ nội. Độ mờ da gáy được đo ở tuần thai bao nhiêu ?
- 3 tháng cuối thai kì là thời điểm thai nhi phát triển cân nặng nhanh nhất, túi thai nhi lớn gây chèn ép, tạo áp lực trực tiếp nên các tĩnh mạch vùng chậu trong thời gian dài từ đó khiến các tĩnh mạch trĩ trong bắt đầu giãn nở và hình thành các búi trĩ nội.
Bà bầu bị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối có dấu hiệu gì?
Những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ các mẹ bầu đã mắc bệnh trĩ nội khi mang thai:
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu đầu tiên ở bệnh trĩ nội mà các mẹ bầu cần đề phòng
- Bị đi ngoài ra máu: Đây là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên ở bệnh trĩ nội. Một buổi sáng thức dậy bạn phát hiện mình “đi nặng” có kèm theo máu tươi. Xin đừng coi thường vì rất có thể bạn đã mắc bệnh trĩ nội. Ban đầu, lượng máu chảy rất ít và không thường xuyên, người bệnh thường phát hiện qua giấy vệ sinh hoặc vô tình nhìn thấy. Nhưng lượng máu chảy sẽ nhiều dần khi bệnh nặng trĩ lên theo các cấp độ .
- Bị sa búi trĩ: Sa búi trĩ là dấu hiệu thứ 2 và cũng là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ nội. Có thể hiểu sa búi trĩ là hiện tượng có “cục thịt hồng” lòi ra bên ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Cũng giống như đi ngoài ra máu, mức độ sa búi trĩ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ nặng hay nhẹ.
- Có dịch nhày ở hậu môn và có cảm giác đau: Dịch nhày thường xuất hiện khi bệnh trĩ phát triển đến cấp độ 2. Dịch nhày gây cảm giác ẩm ướt rất khó chịu ở vùng hậu môn, số lượng dịch nhày cũng tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó người bệnh còn có cảm giác nhói đau khi người bệnh đi đại tiện.
Bà bầu bị trĩ nội khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?
Do không thể dùng thuốc điều trị bệnh trĩ nội từ bên trong nhưng các mẹ bầu vẫn có thể áp dụng một số mẹo giúp làm giảm cảm giác khó chịu, đau rát do bệnh trĩ gây ra từ bên ngoài như:
Cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày
Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng giữa các thực phẩm bổ dưỡng với chất xơ và rau xanh không chỉ giúp các mẹ làm giảm chứng táo bón mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn, tình trạng đi ngoài ra máu giảm nhẹ hơn và bệnh trĩ cũng được cải thiện đáng kể.
Cân bằng lượng rau xanh và chất xơ hàng ngày giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trĩ nội cho bà bầu
Ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng để giảm bớt cơn ngứa rát
Không chỉ hữu hiệu trong việc làm sạch hậu môn, nước ấm pha muối loãng còn có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu cảm giác khó chịu, đau rát hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Các mẹ hãy tiến hành hậu môn với nước ấm pha muối loãng đều đặn 2 lần sáng – tối/ngày hoặc ngâm ngay khi bị đau rát khó chịu và cảm nhận hiệu quả nhé.
Dùng nước ấm pha muối loãng vệ sinh sạch hậu môn sau khi “đi nặng”
Sau khi đi đại tiện bạn không nên dùng giấy vệ sinh, hãy dùng vòi xịt xịt rửa nhẹ nhàng sau đó ngâm rửa lại hậu môn với nước ấm pha muối loãng giúp hậu môn được sạch sẽ, tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng xảy ra khiến bệnh nặng hơn.
Chườm lạnh
Bên cạnh dùng nước ấm pha muối loãng, chườm lạnh vùng hậu môn trong những ngày hè cũng là cách làm rất tốt giúp giảm bớt các dấu hiệu bệnh trĩ và ngăn viêm nhiễm búi trĩ nội từ bên ngoài.
Vận động nhẹ nhàng
Dành 30 – 60 phút mỗi ngày để đi lại, vận động nhẹ nhàng. Việc này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe các mẹ bầu, giúp tinh thần thoải mái, giảm stress mà còn giúp hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh trĩ.
Không ngồi trong thời gian quá lâu
Việc ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng áp lực lên khu vực trực tràng – hậu môn, từ đó có thể khiến bệnh trĩ nội độ nhẹ trở lên trầm trọng hơn. Đối với bệnh trĩ nội giai đoạn nặng (cấp độ 3 và 4) việc ngồi quá lâu có thể khiến người bệnh bị sa búi trĩ mất kiểm soát và bị chảy máu hậu môn (dù không đi đại tiện).
Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày các mẹ bầu mắc trĩ nội nhớ hạn chế ngồi quá lâu. Thay vào đó các mẹ có thể đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi (nên nằm nghiêng về phía bên trái) để dòng máu dễ dàng lưu thông xuống nửa dưới cơ thể và đồng thời làm giảm sức ép lên các đám rối tĩnh mạch trĩ trong.
Xem thêm: chọc ối là gì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét