Nên kiểm tra sức khỏe răng miệng, tiến hành tiêm phòng và một số xét nghiệm trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Tại sao cần làm các xét nghiệm trước khi mang thai
Các xét nghiệm trước khi mang thai sẽ giúp xác định xem bố hoặc mẹ có mang một đột biến nào đó có khả năng gây ra rối loạn nghiêm trọng về di truyền cho con hay không. Một số các rối loạn thường gặp bao gồm bệnh xơ nang, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh thiếu máu di truyền Thalassemia và bệnh Tay-Sachs, ngoài ra còn hơn 100 bệnh khác có thể được xác định bằng xét nghiệm.
Đa số các bệnh nói trên đều hiếm gặp, tuy nhiên một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy 24% bệnh nhân được xét nghiệm đều mang ít nhất một đột biến. Trung bình, nguy cơ trẻ em mắc phải một trong những chứng bệnh này còn cao hơn cả nguy cơ trẻ mắc hội chứng down hay dị tật ống thần kinh. Cụ thể, nếu cả ông bố và bà mẹ đều mang gen bệnh, tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh sẽ là 25%. Việc thực hiện xét nghiệm trước khi mang thai sẽ giúp hạn chế khả năng bạn phải tiến hành các xét nghiệm chọc dò ối hay sinh thiết nhau gai trong quá trình mang thai sau này.
Các vấn đề sức khỏe phụ nữ cần kiểm tra trước khi mang thai
Kiểm tra răng miệng
Nhiều người rất coi thường sức khỏe răng miệng trong khi có đến 80% phụ nữ lây bệnh cho con khi mắc bệnh răng miệng trong thai kỳ. Các bệnh về răng miệng còn dẫn đến nguy cơ sinh non trong nhiều trường hợp. Vì thế trước khi có kế hoạch mang thai, mẹ nên được kiểm tra răng miệng và điều trị sâu răng, viêm nha chu để tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Xét nghiệm máu
Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ biết được bạn cần bổ sung sắt hay không và bổ sung bao nhiêu trước khi mang thai để tránh thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bạn không chắc chắn đã miễn dịch với rubella, hoặc thủy đậu hay chưa thì việc xét nghiệm máu sẽ cho bạn kết quả chính xác. Xét nghiệm máu còn giúp bạn kiểm tra bệnh giang mai, viêm gan B hoặc HIV. Ngoài ra, nếu bạn có nhóm máu Rh âm tính trong khi chồng bạn là Rh dương tính, bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ.
Kiểm tra tuyến giáp
Có khoảng 1% phụ nữ mắc bệnh suy giáp, tình trạng hormone tuyến giáp thyroxin có rất ít trong máu của bạn. Hormone này rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi, mẹ có vấn đề về tuyến giáp có thể gây sảy thai hoặc sinh non.
Kiểm tra cân nặng
Thừa cân hay thiếu cân đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong khi thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao.
Còn khi bạn bị thiếu cân, nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Do đó, bạn cần ăn uống nhiều hơn và theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà bác sĩ tư vấn và nên tránh các đồ ăn vặt cũng như socola.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm tiết niệu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể
Các ca sẩy thai có nguyên nhân từ sự bất thường nhiễm sắc thể. Đồng thời, xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh di truyền khi người mẹ còn trong độ tuổi sinh đẻ để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ. Xét nghiệm này nên được thực hiện trước 3 tháng mang thai.
Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Đây là bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất ở phụ nữ có thể ảnh hưởng đến chức năn sinh sản của phụ nữ cũng như đe dọa đến tính mạng. Vì thế, bạn cần phải được kiểm tra sớm các vấn đề ở cổ tử cung để được điều trị kịp thời. tham khảo : xét nghiệm hpv bao nhiêu tiền ?
Kiểm tra chức năng gan
Nếu mẹ mắc bệnh gan, con có khả năng mắc rất cao. Chính vì vậy, việc xét nghiệm gan trước khi mang thai cần thiết trong việc tầm soát các bệnh về gan cho trẻ như viêm gan B. Thông thường bạn sẽ được kiểm tra tĩnh mạch và xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng gan. Điều này bạn có thể thực hiện sớm trước 3 tháng mang thai.
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tiến hành xét nghiệm trước khi mang thai
Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm trước khi mang thai cho bạn, nếu phát hiện cả hai vợ chồng đều mang gen của cùng một loại bệnh, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp để sinh con an toàn.
Có hai lựa chọn cho bạn khi tiến hành các xét nghiệm trước khi mang thai đó là xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm mở rộng.
Thông thường các cặp vợ chồng chỉ được xét nghiệm sàng lọc một hoặc hai kiểu đột biến thường gặp nhất nếu họ được cho là có nguy cơ mang gen gây bệnh, do yếu tố gia đình hay tổ tiên có mắc đột biến di truyền. Như vậy, hạn chế của phương pháp này là không xét nghiệm sàng lọc được hết vì nhiều người trong chúng ta có nguồn gốc đa chủng tộc, là con nuôi, hay không thể đoán chắc về chủng tộc của tổ tiên mình, nên việc nghi ngờ này không rõ ràng.
Khi làm xét nghiệm, hai vợ chồng bạn sẽ được lấy mẫu máu và nước bọt. Sau khi xét nghiệm, nếu kết quả cho thấy bạn mang gen bệnh thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn và cân nhắc khi quyết định mang thai. Đây là một bước xét nghiệm khôn ngoan khi chuẩn bị mang thai để ngăn ngừa phần lớn nguy cơ cho thế hệ sau.
Phải làm gì khi xét nghiệm trước khi mang thai phát hiện gen bệnh?
Nếu phát hiện gen gây bệnh nhờ các xét nghiệm trước khi mang thai, bạn có thể thử phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của một người hiến tặng khỏe mạnh. Một lựa chọn khác là thụ tinh trong ống nghiệm, trong đó các chuyên viên sẽ tiến hành các xét nghiệm đặc biệt trên phôi trước khi cấy vào tử cung người mẹ. Xét nghiệm này có tên gọi là “chẩn đoán di truyền tiền cấy ghép” . Một số đôi vợ chồng cũng sẽ quyết định nhận con nuôi hoặc không sinh con.
Điều đáng tiếc là rất nhiều phụ nữ chỉ khám sàng lọc sau khi đã mang thai. Nếu bạn đã có thai và muốn xét nghiệm sàng lọc di truyền, cần tiến hành xét nghiệm này càng sớm càng tốt. Như thế, bạn sẽ có thêm thời gian trao đổi với bác sĩ về khả năng em bé có thể mắc phải một trong những bệnh nguy hiểm và quyết định xem bạn có cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác, chẳng hạn sinh thiết gai nhau hay xét nghiệm dịch màng ối hay không.
Cần hiểu rằng sinh thiết gai nhau và xét nghiệm dịch màng ối sẽ không cho bạn biết chính xác em bé có thể mang loại bệnh di truyền này hay không. Bạn phải làm xét nghiệm sàng lọc thể mang trước tiên để xem bạn và chồng bạn có loại đột biến nào, từ đó yêu cầu trung tâm xét nghiệm chú trọng xác định loại đột biến ấy.
Khám sức khỏe và tiêm ngừa trước khi có thai hết bao nhiêu tiền?
Khám sức khỏe sinh sản khoảng 700.000 đồng, cộng thêm các loại vắc xin ngừa viêm gan B (nếu chưa có miễn dịch), thủy đậu, rubella… thì tổng chi phí chưa tới 2 triệu đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét