Phần lớn phụ nữ trong khi mang thai 3 tháng đầu gặp phải các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, nôn ói khi mang thai. Tuy nhiên, đây lại là triệu chứng bệnh không gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Vậy tại sao mang thai lại bị nghén? cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nhé !
Tại sao khi mang thai lại bị ngén
Một triệu chứng phổ biến khi mang thai là cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa... Các hiện tượng này xảy ra khi mang thai được gọi là ốm nghén. Thông thường, ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu mang thai nhưng cũng có không ít phụ nữ phải gánh chịu chứng bệnh này trong suốt thai kỳ. Mức độ của ốm nghén với mỗi bà bầu cũng khác nhau. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự biến động của nội tiết tố ß hCG trong cơ thể phụ nữ khi mang thai.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Dưới đây là một số nguyên nhân được cho là ảnh hưởng trực tiếp tới chứng bệnh ốm nghén ở phụ nữ có thai:
- Hormone nội tiết ß hCG (Human chorionic gonadotropin)
Hormone nội tiết ß hCG: là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở thai phụ. Khi mang thai, mức độ ß hCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến chứng bồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ ß hCG cao hay thấp là dấu hiệu báo tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.
- Khứu giác nhạy cảm
Khi mang thai khứu giác của người phụ nữ trở lên khó tính hơn và khi ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen tình dục ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu mang thai thì khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao phụ nữ có thai lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ. Siêu âm độ mờ da gáy là gì ?
- Thay đổi đường tiêu hóa
Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Vì vậy, mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản cũng tăng lên gây ra chứng chậm tiêu hóa và làm tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.
Ngoài ra, phụ nữ cũng sẽ dễ có khả năng bị ốm nghén hơn nếu như:
- Mang đa thai: Khi mang đa thai, lượng hCG, estrogen và các hormone khác trong cơ thể đều sẽ cao hơn. Bạn cũng có khả năng bị ngén nặng hơn bình thường, tuy nhiên điều này không đúng 100%, có một số phụ nữ mang song thai lại ít hoặc hoàn toàn không bị ốm nghén;
- Tiền sử: bị ốm nghén ở lần mang thai trước.
- Có tiền sử bị phản ứng phụ là nôn ói khi uống thuốc ngừa thai, có thể do cơ thể bạn phản ứng với estrogen;
- Bạn bị say tàu xe, say sóng.
- Gia đình đã có lịch sử bị nghén: Phụ nữ có nguy cơ bị nghén cao hơn nếu mẹ và chị em bị ốm nghén nặng khi mang thai
Cách khắc phục
- Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày
- Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
- Ăn uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.
- Uống nhiều nước
- Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn.
- Massage giúp cơ thể thư giãn.
- Ăn những thực phẩm khô như bánh mỳ, bánh quy...
Nghén là biểu hiện thường gặp của các bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra ốm nghén chưa được xác định rõ ràng nhưng sự biến đối của nội tiết tố beta hCG khi mang thai được nghiên cứu là có liên quan đến tình trạng ốm nghén. Nghén không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, tuy nhiên nếu trường hợp ốm nghén nặng, nôn ói nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi đến mức suy kiệt thì cần phải đến gặp bác sỹ, đề phòng nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng, mất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. các mẹ có thể tham khảo thêm các xét nghiệm trong thai kỳ nhất định phải thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét