Trong thời gian mang thai những thói quen không tốt của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Thói quen ngủ trễ hay mất ngủ của bà bầu cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thai nhi cũng như của bà bầu. Sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào khi bà bầu ngủ muộn, thiếu ngủ. Hãy cùng chúng tôi nipt gentis tìm hiểu qua bài dưới đây nhé.
Bào thai sẽ chịu ảnh hưởng thế nào khi mẹ thức khuya
Thiếu ngủ khiến bà bầu không tỉnh táo, dễ rơi vào trạng thái ngủ gật khi lái xe, dễ bị kiệt sức hoặc vấp ngã khi đi lại, nếu thế, em bé sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Thức khuya khiến não bộ thai phụ mệt mỏi, não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất. Do đó, các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài. Một số triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu… có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ .
Những thai phụ ngủ ít hơn 6 tiếng trong những tháng cuối của thai kỳ có khả năng khó sinh, phải sinh mổ và quá trình sinh nở cũng diễn ra lâu hơn so với những phụ nữ được ngủ nhiều hơn 7 tiếng mỗi ngày.
Những tác hại đến thai nhi khi thai phụ thức quá khuya
Con sinh ra bị thiếu máu: Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng. Mẹ có thể đi làm ngay các xét nghiệm máu khi mang thai để bác sỹ chuẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.
Con sinh ra bị chậm phát triển: Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Nếu tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển, nhẹ cân…
Con sinh ra hay quấy khóc: Khi thai phụ thức đêm thì nhịp đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi nên cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu. Rất có thể tính cách con như vậy chính là do ảnh hưởng từ thói quen ngủ muộn của mẹ
Những thói quen tốt giúp thai phụ ngủ ngon
- Thai phụ nên tử bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Thai phụ nên ngủ trước 23 giờ đêm, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 30 phút- 1 giờ nghỉ trưa.
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biết cá, các loại đậu và vitamin B sẽ cung cấp năng lượng, bảo vệ các mô thần kinh, giảm căng thẳng…giúp thai phụ có được giấc ngủ ngon. Thai phụ tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.
- Dậy sớm đi bộ thư giãn hoặc đi dạo hít thở không khí trong lành, giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu xóa tan mệt mỏi và có được một giấc ngủ ngon.
- Duy trì thời gian biểu hàng ngày và cố gắng tuân thủ thời gian một cách nghiêm túc sẽ giúp mẹ bầu có nhịp đồng hồ sinh học ổn định.
- Ngoài ra, khác với mang thai 3 tháng đầu ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè nặng lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây hiện tượng phù nề. Thời gian đi ngủ hoặc nằm duỗi thẳng chân tay sẽ giúp giải tỏa áp lực, giảm bớt tình trạng phù nề.
Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn. Mẹ bầu đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét