Khi mang thai, bạn không thể tránh khỏi sự thay đổi vóc dáng. Bên cạnh đó, lượng hormone trong cơ thể thay đổi còn ảnh hưởng nhiều đến da của bạn. Tuy nhiên, các thay đổi này hầu như sẽ biến mất khi bạn sinh xong em bé. Hãy cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu những thay đổi của da khi mang thai sau đây nhé!
Chia sẻ 9 vấn đề về da khi mang bầu hay gặp nhất
1. Mụn – Một trong những thay đổi về da phổ biến khi mang thai
Bạn vẫn có nguy cơ bị mụn dù sở hữu một làn da trắng mịn. Nguyên nhân có thể là do lượng hormone thay đổi trong quá trình thai kỳ làm mụn bắt đầu xuất hiện.
Để hạn chế tình trạng này, bạn hãy rửa mặt mỗi ngày và tránh dùng tay nặn mụn để hạn chế để lại sẹo trên da. Hiện nay, bạn thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm điều trị mụn ở bất cứ nhà thuốc nào. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi chọn lựa, tốt nhất là phải trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng sản phẩm trị mụn khi đang mang bầu.
2. Rạn da
Khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ, bạn sẽ thấy những vệt rạn tím đỏ trên bụng, đùi, ngực, mông hoặc thậm chí trên tay. Những vết rạn này xuất hiện khi da bị kéo căng và lượng hormone trong cơ thể thay đổi. Có đến 90% phụ nữ xuất hiện các vết rạn ở tháng thứ ba của thai kì. Trong trường hợp có người thân từng bị rạn da, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn.
Bạn có thể dùng kem bôi da giúp giảm ngứa nhưng thuốc không thể ngăn ngừa rạn da. Bạn đừng nên lo lắng quá nhiều vì nhhững vết rạn này sẽ mờ dần đi theo thời gian. xét nghiệm triple test là gì ?
3. Nám da khi mang thai
Khoảng 70% phụ nữ bị nám da khi mang thai ở trên má, mũi và trán. Bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều vì ánh nắng sẽ làm các vết nám trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn nhớ sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đội mũ khi ra ngoài. Trong vài trường hợp, bạn sẽ bị nám da vĩnh viễn, còn lại thì các vết nám sẽ mờ dần sau khi bạn sinh xong. xét nghiệm double test khi nào chính xác nhất ?
4. Nổi mẩn đỏ
Nguyên nhân nổi mẩn đỏ khi mang thai vẫn chưa được làm rõ. Mẹ bầu thường bị mẩn đỏ ở những vùng da có nếp gấp như nách, cổ hoặc vùng bẹn. Những mẩn mụn này thường vô hại nên bạn không cần tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, nếu chúng làm bạn khó chịu, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để làm giảm các vết mẩn này.
5. Tăng sắc tố da khi mang thai
Đó là hiện thượng một số vùng trên cơ thể bạn như là tàn nhang, sẹo hay da xung quanh núm vú bị tối màu hơn bình thường. Trên bụng bạn cũng có thể xuất hiện một đường sổ dọc chạy từ rốn đến hết bụng được gọi là “nigra linea”. Bạn nên tránh ánh nắng mặt trời và trao đổi với bác sĩ nếu có da xuất hiện dấu hiệu lạ hoặc các dấu hiệu đó thay đổi hình dạng.
6. Ngứa sẩn mề đay
Sẩn ngứa và mề đay khi mang thai là hiện tượng bạn bị nổi các mẩn ngứa nhỏ ở bụng. Mề đay có thể lan sang đùi, ngực, mông hoặc thành các mảng lớn trên da. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng này rất phổ biến trong thai kỳ.
Mề đay không có thuốc đặc trị nhưng bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin, kem steroid hoặc gel để giảm ngứa. Mề đay sẽ tự biến mất sau khi bạn sinh con.
7. Bệnh vảy nến
Mang thai không gây ra bệnh vảy nến, nhưng nếu bạn từng bị vảy nến thì bệnh có thể nặng hơn. Đối với một số phụ nữ, tình trạng vảy nến lại giảm khi bắt đầu mang thai. Nếu muốn điều trị vảy nến, bạn nên đến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
8. Nổi chàm ở da khi mang thai
Nhiều phụ nữ bị nổi mẩn đỏ, cứng và gây ngứa trong lần đầu tiên mang thai. Nếu bạn đã bị chàm da, tình trạng này có thể trở nặng vào tháng thứ 9 của thai kì. Cách đơn giản nhất để đối phó với chàm là tránh tác động lên vùng da này, bao gồm xà phòng, lông vật nuôi. Bạn nên tránh ăn một số loại thực phẩm và để tinh thần căng thẳng. Bạn có thể dùng thuốc bôi chứa steroid, nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
9. Suy tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện
Phụ nữ mang thai có nhiều tiết tố nữ estrogen và máu hơn bình thường khiến cho tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Các mảng tĩnh mạch nhỏ, được gọi là tĩnh mạch mạng nhện, có thể nổi lên trên da mặt, cổ và cánh tay của các mẹ bầu. Tình trạng này không gây hại cho mẹ bầu và sẽ mờ dần sau khi sinh nở, vì vậy bạn không nên quá lo lắng.
Áp lực từ tử cung có thể làm cho các mạch máu phình lên và có thể gây ra cảm giác đau, được gọi là giãn tĩnh mạch. Vì vậy bạn nên đi dạo, giơ chân lên cao và sử dụng vớ y khoa để giúp giảm thiểu tình trạng trên.
Ngoài ra, để có được làn da khoẻ đẹp, bạn nên uống nhiều nước, thoa kem chống nắng mỗi ngày, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem dưỡng da để tránh tình trạng rạn da.
Các bài viết của gentis chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét