Trong thời gian mang thai, bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc đặc biệt là nếu lần đầu làm mẹ. Một trong số nỗi lo của mẹ bầu có thể là cách theo dõi đái tháo đường thai kỳ hiệu quả và một số vấn đề khác liên quan đến bệnh này. cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !
Nếu mắc bệnh đái tháo đường và dự định sinh con, bạn nên cố gắng giữ mức đường huyết ổn định trước khi mang thai. Đường huyết cao có thể gây hại cho em bé trong những tuần đầu của thai kỳ, ngay cả trước khi bạn biết mình đang mang thai. Nếu bị đái tháo đường và đã có thai, bạn hãy đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để lập kế hoạch kiểm soát bệnh đái tháo đường, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Đái tháo đường ảnh hưởng lên em bé như thế nào?
Các cơ quan của em bé hình thành trong khoảng thời gian 8 tuần đầu của thai kỳ. Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 trong khoảng thời gian này mà đường huyết không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng lên quá trình hình thành các cơ quan của em bé, gây ra khiếm khuyết, dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp các nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc sinh non, suy hô hấp sơ sinh hoặc các vấn đề khác sau sinh.
2. Đái tháo đường ảnh hưởng lên người mẹ như thế nào trong quá trình mang thai?
Những thay đổi về sinh lý và nội tiết trong cơ thể người mẹ có ảnh hưởng lên chỉ số đường huyết. Do đó, bạn có thể cần thay đổi chế độ điều trị và điều chỉnh liều thuốc. Chưa kể mang thai làm cho một số thuốc viên hạ đường huyết không thể sử dụng nên đa phần phụ nữ bị đái tháo đường típ 2 trước đó đều chuyển sang dùng insulin.
3. Những vấn đề sức khỏe có thể xuất hiện trong quá trình mang thai ở phụ nữ bị đái tháo đường?
Mang thai có thể làm xấu hơn các biến chứng của bệnh đái tháo đường như bệnh lý mắt và thận, đặc biệt là khi đường huyết tăng quá cao. Do đó, việc theo dõi đái tháo đường thai kỳ vô cùng quan trọng cho các mẹ bầu.
Bạn cũng có nguy cơ bị tiền sản giật – tình trạng tăng huyết áp và tiểu đạm trong tam cá nguyệt thứ hai. Tiền sản giật, sản giật là một biến chứng nặng, có thể gây tử vong cho mẹ và bé. Một khi bị sản giật, chỉ có cách xử trí duy nhất là chấm dứt thai kỳ. Đo độ mờ da gáy khi nào chính xác !
4. Người mẹ bị đái tháo đường cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?
Nếu bị đái tháo đường, bạn cần giữ đường huyết ở mức ổn định càng gần mục tiêu bình thường càng tốt trong khoảng thời gian trước và sau khi mang thai. Đây là điều quan trọng nhất giúp cho mẹ và con đều khỏe. Theo dõi thai kỳ thường xuyên, kiểm tra đường huyết mỗi ngày, tuân thủ chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ là những điều bạn có thể làm để giữ mức đường huyết ổn định.
Ngoài ra, bạn cần bỏ các thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu, ăn nhiều đồ ngọt, lười vận động. Khi mang thai, bạn cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất nhưng phải nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn các loại thuốc bổ phù hợp với tình trạng của mình.
Vấn đề điều trị và theo dõi đái tháo đường thai kỳ cần có sự phối hợp tốt của bác sĩ chuyên khoa sản và chuyên khoa nội tiết, đôi khi cần thêm những tư vấn về chế độ ăn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Vì vậy, bạn hãy đi khám thai ở những trung tâm đa khoa. Ở đó có đầy đủ các dịch vụ chăm sóc và điều trị dành cho mẹ bầu bị đái tháo đường.
Một số xét nghiệm kiểm tra tổng quát cần làm trước khi người mẹ bị đái tháo đường dự định mang thai:
- Khám mắt
- Đo huyết áp, tầm soát bệnh lý tim mạch
- Tầm soát bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại biên
- Tầm soát bệnh lý tuyến giáp
5. Cách theo dõi đái tháo đường thai kỳ là gì?
Khi mang thai, bạn cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn trước đó. Bạn nên có một máy đo đường huyết tại nhà và biết cách sử dụng thành thạo để có thể tự sử dụng bất cứ lúc nào. Tùy từng trường hợp, thời gian thử đường huyết của mỗi người có thể khác nhau đôi chút nhưng thông thường bạn nên thử đường huyết trước các bữa ăn, sau các bữa ăn 1 – 2 giờ, trước khi đi ngủ và bất cứ khi nào bạn mệt hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết.
Nếu đường huyết đã ổn định và đạt mục tiêu điều trị thì tần suất thử đường có thể thưa hơn, ví dụ cách ngày hoặc cách mỗi hai ngày… Bạn nên chú ý là mức mục tiêu đường huyết khi mang thai thấp hơn mục tiêu lúc không có thai và cả những dấu hiệu của hạ đường huyết để kịp thời xử trí.
6. Kiểm tra nồng độ HbA1C để theo dõi đái tháo đường thai kỳ
Nồng độ HbA1C phản ánh đường huyết trung bình trong ba tháng gần nhất. Trị số HbA1C dùng để đánh giá mục tiêu điều trị quan trọng. Người đái tháo đường mà không mang thai thì mức HbA1C mục tiêu là dưới 7%. Khi có thai, mức HbA1C thấp hơn dưới 6%.
7. Những xét nghiệm nào cần làm cho em bé khi có mẹ bị đái tháo đường?
Mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe em bé dựa trên khám lâm sàng và siêu âm đo lường tốc độ tăng trưởng cũng như tìm những dị tật bất thường khác. Một số xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được làm khi cần thiết và tùy theo từng trường hợp cụ thể. Bạn nên yên tâm vì đội ngũ nhân viên y tế luôn cố gắng làm điều tốt nhất cho sức khỏe của em bé và bạn.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết cách theo dõi tình trạng đái tháo đường thai kỳ cho bản thân.
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét