Nếu ấp ủ dự định mang thai ở tuổi 35 hoặc muộn hơn nữa, bạn nên tìm hiểu các nguy cơ có thể mắc phải cũng như cách để cải thiện tình.
Nhiều phụ nữ trì dù đã kết hôn khá lâu nhưng vẫn trì hoãn việc mang thai cho đến khi bước qua độ tuổi 35 hoặc muộn thế nữa. Dẫu cho bạn hoàn toàn có thể sinh ra một em bé khỏe mạnh nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số lưu ý nhất định cho phụ nữ mang thai ở tuổi 35 để giúp mẹ tròn, con vuông. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !
Muốn mang thai sau tuổi 35 cần lưu ý gì ?
Vì sao phụ nữ ở tuổi 35 lại dễ gặp biến chứng sinh nở, sức khỏe?
Một nghiên cứu được công bố trên The Journal of Physiology làm sáng tỏ lý do tại sao phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng khi sinh. Các nhà nghiên cứu từ King College London (Vương quốc Anh) đã dùng chuột làm hình mẫu thí nghiệm và phát hiện ra, tuổi của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của tử cung.
Trong một nhóm chuột đại diện cho phụ nữ trên 35 tuổi, các đặc tính co cơ trong tử cung có hiện tượng bị suy yếu, ít nhạy cảm với oxytocin, số lượng ty thể giảm… tất cả điều này đều cho thấy cơ tử cung ít có khả năng co bóp đúng cách. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu tìm thấy những thay đổi trong tín hiệu của progesterone, gây ra sự chậm trễ trong chuyển dạ.
Cuối cùng, họ đã nhấn mạnh vào việc thời gian sinh nở cũng như quá trình chuyển dạ sẽ liên quan trực tiếp đến tuổi tác của người mẹ và điều này có thể gây ra các biến chứng khi sinh.
Nguy cơ của phụ nữ mang thai ở tuổi 35
Tuổi 35 chỉ đơn giản là độ tuổi khiến những rủi ro nhất định khi mang thai trở nên đáng chú ý và cần phải bàn đến nhiều hơn, chúng bao gồm:
1. Suy giảm khả năng sinh sản
Khi độ tuổi tăng cao, khả năng mang thai của bạn sẽ giảm do số lượng cũng như chất lượng của những quả trứng còn lại giảm xuống. Ngoài ra, nam giới cùng độ tuổi cũng sẽ đồng thời gặp phải hiện tượng trên bởi số lượng tinh trùng, khả năng vận động và lượng tinh dịch đều kém dần theo thời gian. Từ đó khiến bạn mất nhiều thời gian cũng như công sức hơn để có thể thụ thai.
2. Rủi ro về mặt di truyền
Một số rủi ro di truyền xuất hiện thường xuyên hơn trong thai kỳ đối với phụ nữ mang thai ở tuổi 35, chẳng hạn như thai nhi mắc hội chứng Down sẽ tăng cao theo số tuổi người mẹ.
3. Nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ
Loại bệnh này chỉ xảy ra khi bạn mang thai và khá phổ biến đối với phụ nữ đang ở độ tuổi 35. Do vậy, bạn nên kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống và vận động. Đôi khi, mẹ bầu sẽ cần dùng đến thuốc để hỗ trợ.
Nếu không được điều trị, đái tháo đường thai kỳ có thể khiến em bé phát triển lớn hơn đáng kể so với mức kích thước trung bình và làm người mẹ gặp phải các chấn thương trong quá trình vượt cạn.
Đái tháo đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ sinh non và các biến chứng khác cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời.
4. Cao huyết áp khi mang thai
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tình trạng cao huyết áp phát triển khá cao cũng như phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Do vậy, bác sĩ sẽ theo dõi vấn đề này hết sức cẩn thận, đi kèm với đó là việc thường xuyên kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
5. Sẩy thai hoặc sinh non
Nếu mang thai ở tuổi 35 hoặc muộn hơn nữa, bạn có nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thậm chí sẩy thai. Đây đều là các biến chứng sức khỏe thường thấy.
Cách chăm sóc phụ nữ mang thai ở tuổi 35
Quan tâm chú ý đến bản thân là cách để chăm sóc em bé trong bụng một cách tốt nhất, bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
1. Thăm khám định kỳ
Hãy trò chuyện với bác sĩ về sức khỏe tổng thể và tham khảo nên thay đổi lối sống như thế nào để có thể cải thiện cơ hội mang thai cũng như sinh ra em bé khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi về cách tăng tỷ lệ thụ thai và các lựa chọn nếu gặp khó khăn trong việc thụ thai. sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?
2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Khi mang thai, bạn sẽ cần nhiều các khoáng chất như axit folic, sắt, vitamin D và những chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ngoài ra, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm trái cây, thịt nạc, rau củ…
Việc bổ sung các loại vitamin dành cho phụ nữ mang thai trong một vài tháng trước khi thụ thai cũng sẽ giúp cơ thể có được điều kiện tốt nhất cho quá trình bầu bí về sau.
3. Tăng cân vừa đủ
Việc đạt được số cân nặng phù hợp có thể hỗ trợ sức khỏe của em bé và giúp bạn dễ dàng giảm cân sau khi sinh. Do vậy, phụ nữ mang thai ở tuổi 35 nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc mình nên tăng cân trong phạm vi nào để hạn chế các biến chứng về sau.
4. Vận động
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu, tăng mức năng lượng và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Thói quen này cũng sẽ hỗ trợ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con bằng cách tăng sức chịu đựng cũng như sức mạnh cơ bắp.
Do vậy, hãy tạo ra các thói quen vận động như đi bộ sau mỗi bữa ăn, tập yoga, đi xe đạp (tránh những quãng đường gồ ghề, nhiều vật cản…).
5. Tránh tiếp xúc với các hóa chất gây nguy hại đến sức khỏe
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với với các hóa chất độc hại. Những chất đó bao gồm: thuốc lá, thức uống có cồn, những sản phẩm tẩy rửa sàn nhà, sơn dầu, thuốc nhuộm quần áo, bình ắc qui… bởi chúng đều có nguy cơ gây nguy hại đến thai nhi.
6. Tìm hiểu về xét nghiệm tiền sản để phát hiện nhiễm sắc thể bất thường
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thực hiện xét xét nghiệm sàng lọc trước sinh chẳng hạn xét nghiệm phát hiện lượng ADN tự do (còn gọi là ADN không tế bào viết tắt là cfADN) nhằm tìm ra những bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi.
Một số vấn đề nhiễm sắc khi phụ nữ mang thai ở tuổi 35 mà bé có thể gặp phải bao gồm: Hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edwards…
Các xét nghiệm chẩn đoán như sinh thiết gai nhau và chọc ối cũng có thể cung cấp thông tin về nhiễm sắc thể của em bé hoặc nguy cơ nhiễm sắc thể bất thường một cách cụ thể. Tuy nhiên, những hình thức kiểm tra này cũng có nguy cơ mang đến rủi ro sảy thai. Do vậy, việc tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được đồng thời về yếu rủi ro và lợi ích là điều cần thiết.
Đọc thêm: Địa chỉ xét nghiệm sàng lọc trước sinh hà nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét