Việc mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể khiến không ít mẹ bầu bị sốc, lo lắng thái quá. Bởi tình trạng này cần phải được điều trị kịp thời vì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hại cho cả mẹ và bé.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ khiến mẹ bầu thường phải đối mặt với các bệnh đi kèm như: rối loạn tăng huyết áp, tăng đường huyết, thai chết lưu, sinh khó do kẹt vai, tăng bilirubin máu, hội chứng buồng trứng đa nang… Ngoài ra, thai nhi của những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể phải đối mặt với các vấn đề như: chấn thương khi sinh, hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, sinh non, vàng da sơ sinh… Thế nên, việc làm thế nào để giảm thiểu tác động của những căn bệnh đi kèm với đái tháo đường thai kỳ là vấn đề mà các mẹ bầu nên quan tâm. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau của sàng lọc trước sinh gentis để có thêm nhiều thông tin hữu ích, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Khám phá những bệnh đi kèm với đái tháo đường khi mang bầu
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?
Bệnh đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn bình thường. Theo Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng từ 2 – 10% các trường hợp mang thai tại quốc gia này (1).
Khi bị tiểu đường thai kỳ, điều quan trọng là mẹ bầu cần phải được điều trị kịp thời vì tình trạng sức khỏe này có thể kéo theo nhiều căn bệnh đi kèm nguy hiểm gây nguy hại cho cả mẹ và bé. (2)
Các bệnh đi kèm khi mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ
Việc mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, tăng huyết áp thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, chấn thương khi sinh hay sinh mổ lấy thai… Trong tương lai, mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị đái tháo đường type 2 kèm theo các biến chứng bệnh liên quan đến tim mạch. (2)
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao gặp các bệnh kèm theo như:
1. Tăng huyết áp
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ mắc các rối loạn tăng huyết áp khi mang thai như: tăng huyết áp thai kỳ, tăng huyết áp mạn tính, tiền sản giật và sản giật. Theo một nghiên cứu thì tỷ lệ mẹ bầu gặp các vấn đề cụ thể liên quan đến tăng huyết áp cụ thể như sau (2):
- Tăng huyết áp mạn tính: 2,5%
- Tăng huyết áp thai kỳ: 5,9%
- Tiền sản giật: 4,8%
Do đó, trong mỗi lần khám thai định kỳ, các bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp của mẹ bầu, kiểm tra cân nặng, kiểm tra protein niệu. Chỉ số huyết áp của mẹ bầu là cao nếu ≥ 140/90mmHg, đây là dấu hiệu cảnh báo hội chứng tiền sản giật, cần hết sức lưu ý.
2. Sinh non
Sinh non được coi là nguy cơ phổ biến ở các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, tỷ lệ xảy ra với khoảng 6,9% (2).
Mối liên hệ giữa đái tháo đường thai kỳ và sinh non được giải thích là do tiền sản giật, các tình trạng sức khỏe liên quan đến tăng huyết áp, chẳng hạn như hạn chế tăng trưởng trong tử cung, nhau bong non. (2)
3. Đa ối
Ở mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, do lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt mà từ tuần thai thứ 26 – 32, lượng dịch ối có thể nhiều bất thường. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ sinh non. (2)
4. Sinh khó do kẹt vai
Nguy cơ sinh khó do kẹt vai tăng lên ở những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ với khoảng 1,3% ca sinh. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ bị chấn thương khi sinh cho cả mẹ lẫn bé hoặc phải chuyển sang phương pháp sinh mổ. (2)
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do là sự tăng vận chuyển đường huyết từ mẹ vào bào thai khiến thai nhi tăng trưởng quá mức. Lượng đường huyết này đã kích thích tuyến tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển hơn so với tuổi. (2)
Trong trường hợp phải sinh mổ, cả mẹ và bé đề có thể phải đối mặt với các tai biến nguy hiểm như nhiễm trùng vết mổ, băng huyết, gia tăng nguy cơ mổ ở những lần sinh sau, trẻ sơ sinh bị suy hô hấp… (3)
5. Sẩy thai và thai chết lưu
Ở các mẹ bầu bị đái tháo đường khi mang thai, nguy cơ sảy thai tự nhiên tăng lên. Do đó, nếu bị sảy thai liên tiếp, mẹ bầu cần tiến hành kiểm tra đường huyết thường quy. (2)
Về nguy cơ thai chết lưu, các chuyên gia sức khỏe ghi nhận tỷ lệ này xảy ra trong khoảng 1,4/1.000 ca. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là việc không kiểm soát tốt đường huyết của mẹ bầu, can thiệp muộn khi thai nhi phát triển lớn hơn tuổi thai. (2)
6. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Việc kiểm soát không tốt chỉ số đường huyết làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Tình trạng nhiễm khuẩn này đôi khi không có triệu chứng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm toan ceton, sinh non… (2) ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
4. Hội chứng buồng trứng đa nang
Việc mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) làm tăng tỷ lệ tiền sản giật, tăng huyết áp ở mẹ bầu và hạ đường huyết sơ sinh. (4)
Hội chứng buồng trứng đa nang được đặc trưng bởi tình trạng rối loạn không rụng trứng mạn tính, kháng insulin và dư thừa nội tiết tố nam androgen. Hội chứng này làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ và có liên quan mật thiết đến các biến chứng thai kỳ như tăng huyết áp, tiền sản giật, thai phì đại, hạ đường huyết sơ sinh tăng gấp 3 lần (4). Do đó, các mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường thai kỳ mắc thêm hội chứng buồng trứng đa nang cần được theo dõi các biến chứng hai kỳ và sơ sinh khác một cách nghiêm ngặt. (4)
Trẻ sinh ra từ những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thường phải chịu những tác động nào?
Việc đường huyết của mẹ bầu tăng cao khi mang thai gây ảnh ảnh hưởng lớn đến thai nhi, bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ. Lúc này, cơ thể thai nhi sẽ dự trữ đường dư thừa dưới dạng mỡ và điều này khiến bé lớn nhanh (thai to hơn bình thường). Do đó, khi sinh ra, bé có thể dễ gặp các vấn đề sức khỏe như: (2)
- Chấn thương lúc sinh do thai nhi có phát triển hơn so với tuổi thai, vai to
- Hạ đường huyết sau sinh
- Vàng da sơ sinh
- Suy hô hấp tạm thời
Ngoài ra, trong tương lai, bé có nguy cơ đối mặt với tình trạng béo phì và đái tháo đường. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ cho bé yêu, mẹ bầu nên cố gắng kiểm soát mức đường huyết ổn định trong suốt thai kỳ.
Bí quyết giúp giảm nhẹ biến chứng từ các bệnh đi kèm với đái tháo đường thai kỳ
Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần điều trị càng sớm càng tốt để giữ cho bản thân và em bé khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai, sinh nở và sau sinh.
Để giảm nhẹ các biến chứng từ các bệnh kèm theo, mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên tuân thủ việc điều trị theo các tiêu chí sau:
1. Đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết
Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ phải được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. (3)
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị những mục tiêu này cho phụ nữ mang thai kiểm tra lượng đường trong máu: (6)
- Trước khi ăn: 95 mg/dL hoặc thấp hơn
- 1 giờ sau ăn: 140 mg/dL hoặc thấp hơn
- 2 giờ sau ăn: 120 mg/dL hoặc thấp hơn
- Không nên để đường huyết lúc đói thấp hơn 3.4mmol/dL (3)
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, để đảm bảo không mắc phải tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên duy trì đường huyết ở mức:
- Trước khi ăn: 79 mg/dL
- 1 giờ sau ăn: 122 mg/dL
- 2 giờ sau ăn 110 mg/dL.
2. Dinh dưỡng và vận động thể chất
Để đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết tốt nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, mẹ bầu nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về dinh dưỡng và vận động thể chất của bác sĩ điều trị. (6), (1) Theo đó:
➽ Dinh dưỡng
Tổng mức năng lượng mỗi ngày của mẹ bầu bị bệnh đái tháo đường thai kỳ được tính dựa trên cân nặng lý tưởng, với mức là 30 cal/kg cân nặng/ngày. (3)
Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để chắc chắn rằng chế độ dinh dưỡng của bạn là phù hợp và đầy đủ nhằm đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong thai kỳ như sau:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: tăng 0,45kg/tháng
- Tam cá nguyệt thứ hai và ba: tăng từ 0,2 – 0,35 kg/mỗi tuần. (3)
Tổng số năng lượng trong cả ngày nên chia đều cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ nhưng không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa carbohydrate vào bữa sáng (1) (3) (6). Ngoài ra, bạn có thể dùng sữa dành cho mẹ bầu bị đái tháo đường để thay thế cho các bữa ăn phụ nhằm tránh tác động đến đường huyết (hạ đường huyết ban đêm, sau khi vận động thể chất…).
Khi chọn sữa, bạn nên ưu tiên sản phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, được thiết kế khoa học với hệ bột đường tiên tiến và hỗn hợp chất béo có lợi cho tim mạch nhằm hỗ trợ kiểm soát đường huyết và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ.
Trên thị trường hiện có loại sữa dành cho mẹ bầu giúp cung cấp 35% hàm lượng axit folic cùng 56% hàm lượng sắt đáp ứng nhu cầu về axit folic và sắt tăng trong quá trình mang thai. Việc tăng cường những dưỡng chất này giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ.
➽ Vận động thể chất
Mẹ bầu hãy chủ động tập thể dục càng sớm càng tốt với thời lượng 30 phút mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Các hình thức tập luyện như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga… đều là những lựa chọn tốt. (1) (6)
3. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, insulin human là thuốc duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. (3)
Mẹ bầu bị đái tháo đường khi mang thai cần đo đường huyết 4 – 6 lần/ngày vào các mốc thời gian cụ thể, bao gồm: trước bữa ăn, 1 giờ sau ăn, 2 giờ sau ăn và trước khi đi ngủ. (2) (6)
Mẹ bầu bị đái tháo đường khi mang thai cần đo đường huyết 4 – 6 lần/ngày vào các mốc thời gian cụ thể, bao gồm: trước bữa ăn, 1 giờ sau ăn, 2 giờ sau ăn và trước khi đi ngủ. (2) (6)
Cần liên hệ với bác sĩ điều trị ngay khi nhận thấy chỉ số đường huyết có sự bất thường. (2) (6)
4. Chăm sóc trước khi sinh đầy đủ và đúng cách
Để giảm thiểu và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra, mẹ bầu hãy tuân thủ lịch khám thai, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm được chỉ định và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về các vấn đề liên quan. Điều này giúp phát hiện sớm, kịp thời những biến chứng để có những biện pháp can thiệp thích hợp, hiệu quả. (2) (6)
Đọc thêm: xét nghiệm double test là gì ? sàng lọc trước sinh là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét