Một trong những hạnh phúc lớn nhất của phụ nữ đó là được làm mẹ. Vì vậy thai kỳ là một giai đoạn hết sức nhạy cảm, bất cứ bất thường nào cũng khiến thai phụ hết sức lo lắng. Một trong các vấn đề ấy là hiện tượng thai ngược. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết hơn.
Tìm hiểu về thai ngược với y học cổ truyền
Thế nào là thai ngược?
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm ngôi thai: ngôi thai là tư thế của em bé so với cổ tử cung người mẹ, quan trọng nhất là vào các tuần cuối của thai kỳ. Có 3 kiểu ngôi thai chính, đó là ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Thai ngược bao gồm thai ngôi mông và ngôi ngang. Bắt đầu từ tuần thứ 29 - 30, thai nhi xoay để đầu quay xuống dưới nhằm thuận tiện cho việc di chuyển từ thế giới của mẹ ra thế giới bên ngoài, đến khoảng tuần thứ 33 là ngôi thai bắt đầu được cố định. Cũng có trường hợp đến tuần 36 thai nhi mới xoay đầu. Trước đây, việc thăm khám ngôi thai chỉ dựa trên kinh nghiệm của người thầy thuốc nhưng hiện nay việc thăm khám này trở nên dễ dàng và chuẩn xác hơn hình ảnh siêu âm có thể giúp chúng ta theo dõi tốt các chuyển động của thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ, từ đó đưa ra các biện pháp xử trí thích hợp trong những tình huống không mong muốn.
Thăng ma giúp nâng đứa trẻ lên, khiến nó quay đầu
Dạy dỗ “Những đứa trẻ cứng đầu”
Nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thai nhi không xoay đầu, nhưng chủ yếu là xoay quanh chữ “khí” (có thể hiểu đơn giản là một dạng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống). Vì người mẹ làm việc nặng nhọc, quá sức, vì thiếu sự điều độ trong sinh hoạt hằng ngày, vì cảm nhiễm các tác nhân gây bệnh trong quá trình mang thai làm khí của mẹ không đầy đủ, dẫn đến khí của trẻ cũng không đầy đủ, nên không đủ sức để xoay trở.
Ngày nay, y học hiện đại đã có cách “trị” thai ngược như phẫu thuật. Vậy y học cổ truyền, y học dân gian có biện pháp gì? Từ xưa, các cụ nhà ta đã có nhiều biện pháp để xoay thai từ trong bụng mẹ.
Ngưu tất giúp đẩy đứa trẻ xuống
Trước hết, sản phụ được dùng thuốc lúc chuẩn bị sinh sẽ làm đứa trẻ chuyển mình và xuôi ra tự nhiên. Trong quyển Phó Thanh Chủ Nam Nữ khoa do Định Ninh - Lê Đức Thiếp biên dịch có đề cập đến phương thuốc Chuyển thiên thang, thành phần gồm: nhân sâm (2 lạng), đương quy tẩm rượu (2 lạng), xuyên khung (1 lạng), ngưu tất (3 đồng), thăng ma (4 phân), phụ tử chế (1 phân). Trong bài thuốc này, nhân sâm dùng đó bổ khí; xuyên khung, đương quy dùng bổ huyết. Cái hay ở bài thuốc này là sự kết hợp của thăng ma, ngưu tất và phụ tử: thăng ma có tác dụng thăng đề khí hãm ở dưới - điều này giúp nâng đứa trẻ lên, khiến nó quay đầu; lại nói, khi đứa trẻ đã quay đầu mà ta không giúp sức đẩy xuống, tự thân nó khó xuống, lúc này phải kể đến tác dụng “đi xuống” của ngưu tất; cuối cùng là phụ tử, phụ tử có tính đại nhiệt, đi vào mười hai kinh mạch, giúp thông khí huyết toàn thân, làm đứa trẻ “ngoan ngoãn” chào đời. Chỉnh ngôi thai sớm từ tuần 30 bằng cứu ngải cũng là một biện pháp an toàn, vừa hiệu quả trong xoay ngôi thai, vừa mang đến nhiều lợi ích khác. Biện pháp này được xem là một công cụ hỗ trợ ở các nước phương Tây.
Trong Đông y, sản phụ sẽ được cứu ấm huyêt Chí âm (Ký hiệu quốc tế: BL67) bằng điếu ngải từ khoảng 10 - 15 phút hoặc cứu 3 - 5 mồi lửa. Huyệt Chí âm là huyệt thứ 67 thuộc Bàng quang kinh. Về tên gọi: Chí có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh; Âm có nghĩa là ở dưới, nối tiếp với kinh âm. Về ý nghĩa, tại huyệt này, dòng chảy của khí huyết ở kinh Túc Thái dương Bàng quang chấm dứt, sau đó đổ vào kinh Túc Thái âm Thận, nghĩa là dương tận và âm bắt đầu. Về công năng, Chí âm là Huyệt Tỉnh thuộc Kim của kinh dương. Có tác dụng sơ phong ở đỉnh sọ, trong thai sản, huyệt này giúp tuyên khí cơ ở hạ tiêu (vùng bụng dưới rốn), hạ điều thai sản. Đối với giải phẫu, huyệt ở góc ngoài ngón chân út, cách gốc móng chân bằng lá hẹ hoặc lấy ở trên đường tiếp giáp da gan chân - mu chân ở cạnh ngoài ngón út ngang với gốc móng chân út, ở ngoài gốc ngoài gốc móng chân út độ 0,2 tấc. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1. Trong y học hiện đại, ngoài việc vận động, tiết đoạn S1 còn liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh không tự chủ tại cơ quan sinh dục. Ngoài tác dụng điều trị của huyệt, còn có tác dụng từ ngải cứu, giúp ôn ấm, tăng cường sinh khí, thông kinh hoạt lạc.
Các biện pháp khác cũng được áp dụng như: các bài tập thể dục có lựa chọn, bơi lội, Yoga, cho trẻ nghe nhạc, ngoại xoay thai (hiện nay ít áp dụng do gây khó chịu cho thai phụ trong lúc thao tác)...
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ? Bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại gentis ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét